Thutmosis II

Thutmosis II
phù điêu mô tả Thutmosis II, tại khu phức hợp Đền Karnak
phù điêu mô tả Thutmosis II, tại khu phức hợp Đền Karnak
Pharaon
Vương triều1493 TCN - 1479 TCN
(đang bàn cãi) (Vương triều thứ 18)
Tiên vươngThutmosis I
Kế vịHatshepsut
Tên Horus
Ka Nekhet User Pekhet
Con bò đực mạnh khỏe, sức mạnh to lớn
G5
E1
D40
wsrsF9
F9
Tên Nebty
(hai quý bà)
Neter Nesyt
Vương quyền thiêng liêng
G16
R8M23iit
Y1
Tên Horus Vàng
Sekhem Kheperu
Sức mạnh hình thái
G8
G5
S42L1G43Y1
Z2
Hôn phốiHatshepsut, Iset
Con cáiThutmosis III, Neferure
ChaThutmosis I
MẹMutnofret
Chôn cấtKV42 (không chắc)

Thutmosis II (hay Thutmose II hoặc Tuthmosis II, có nghĩa là "thần Thoth sinh ra"), là vị pharaon thứ tư thuộc Vương triều thứ 18 của Ai Cập. Ông đã cho xây một vài công trình nhỏ và đã tiến hành hai chiến dịch nhỏ, nhưng lại làm rất ít những việc khác trong thời gian trị vì và đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi người vợ của ông, Hatshepsut. Thời gian cai trị của ông được cho là từ 1493 đến 1479 TCN. Thi hài ông được tìm thấy ở nơi chôn giấu bí mật tại Deir el-Bahri, phía trên ngôi đền của Hatshepsut và hiện nay đang ở Viện bảo tàng Ai Cập tại Cairo.

Gia đình

Thutmose II là con trai của vua Thutmose I với một người vợ bé, Mutnofret. Do đó ông đã buộc phải kết hôn với người chị khác mẹ, Hatshepsut, để đảm bảo vương quyền của mình. Dưới vương triều của mình, ông đã đàn áp thành công cuộc nổi dậy tại NubiaLevant, ngoài ra còn đánh bại một nhóm du mục người Bedouin, nhưng những chiến dịch này lại được thực hiện bởi các tướng lĩnh của nhà vua, chứ không phải do bản thân Thutmose II. Điều này thường được hiểu là bằng chứng cho thấy Thutmose II vẫn còn nhỏ tuổi khi lên ngôi. Thutmose II đã có một người con gái với Hatshepsut, Neferure, ngoài ra ông còn một người con khác là Thutmose III, với một người vợ bé tên là Iset trước khi ông qua đời.

Một số nhà khảo cổ tin rằng Hatshepsut là người nắm quyền lực thực sự phía sau ngai vàng trong thời gian cai trị của Thutmose II vì những chính sách trong nước và nước ngoài tương tự như những gì bà đã theo đuổi dưới vương triều của bà và bởi vì tuyên bố của bà rằng bà là người kế vị được cha mình lựa chọn.

Chiến dịch

Sau khi Thutmose lên ngôi, vùng đất Kush đã nổi dậy, như một thói quen mỗi khi diễn ra quá trình chuyển giao vương quyền ở Ai Cập. Vương quốc Nubia trước đó đã hoàn toàn bị chinh phục bởi Thutmose I[1]

Xác ướp

Ảnh chụp đầu xác ướp Thutmosis II

Xác ướp Thutmose II đã được phát hiện tại Deir el-Bahri vào năm 1881. Xác ướp đã được Gaston Maspero mở ra vào ngày 1 tháng 7 năm 1886. Xác ướp của Thutmosis II có nhiều nét tương đồng với xác ướp được cho là của Thutmosis I, cha ông. Xác ướp của Thutmose II đã bị hư hại dưới bàn tay của những kẻ cướp mộ cổ xưa, với cánh tay trái bị gãy ở khớp vai, cẳng tay tách ra ở khớp khuỷu tay và cánh tay phải bị chặt ra dưới khuỷu tay. Thành bụng trước và phần lớn ngực của anh ta đã bị đập nát bằng rìu của những tên trộm mộ muốn kiếm những lá bùa quý quấn sau những lớp vải bọc xác ướp. Ngoài ra, chân phải của ông đã bị chặt đứt khỏi cơ thể.

Tham khảo

  1. ^ Steindorff, George; and Seele, Keith. When Egypt Ruled the East. p.35. University of Chicago, 1942
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Ai Cập học hoặc Ai Cập cổ đại này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • Cổng thông tin Ai Cập cổ đại
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios