Shoshenq III

Shoshenq III
Phù điêu trên tường mộ NRT V. Shoshenq III (giữa) đứng trên thuyền cùng với thần Atum
Phù điêu trên tường mộ NRT V. Shoshenq III (giữa) đứng trên thuyền cùng với thần Atum
Pharaon
Vương triềuk. 837 – 798 TCN (Vương triều thứ 22)
Tiên vươngOsorkon II
Kế vịShoshenq IV
Tên ngai (Praenomen)
Usermaatre Setepenre
Quyền lực Ma'at của Ra, được Ra chọn
M23
t
L2
t
<
raF12C10stp
n
>
Tên riêng
Shoshenq [Meri]amum
Shoshenq, Amun yêu quý
G39N5
imn
n
M8
M8
n
q
Tên Horus
Kanakht Mestiure
Hôn phốiTentamenopet, Tadibast, Djedbastiusankh
Con cáiAnkhesen-Shoshenq
Bakennefi A
Pashedbast B
Pimay
Takelot C
Chôn cấtNRT V, Tanis
Ngôi mộ NRT V

Usermaatre Setepenre Shoshenq III là một pharaon cai trị thuộc Vương triều thứ 22 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Niên đại trị vì của ông được cho là 39 năm (837 – 798 TCN). Không có bằng chứng cơ sở nào xác định ông là con trai của người tiền nhiệm Osorkon II.

Trị vì

Từ năm thứ 8 của Shoshenq III, Ai Cập một lần nữa bị chia cắt, với sự có mặt của vua Pedubast I tại Thebes. Từ đó trở đi, các vị vua của Vương triều thứ 22 chỉ kiểm soát vùng Hạ Ai Cập. Đa số các nhà Ai Cập học ngày nay đều đồng thuận rằng, năm thứ 25 của Takelot II tương đương với năm thứ 22 của Shoshenq III[1].

Vào năm trị vì thứ 28, Shoshenq III đã cho chôn xác một con bò đực Apis tại nghĩa trang Saqqara, việc này được ghi chép lại bởi Đại tư tế Ptah Pediese[2][3]. Pediese vốn là một thành viên hoàng gia, là cháu nội của vua Osorkon II. Nhà vua cũng đã tổ chức lễ Heb Sed kỷ niệm 30 năm tại ngôi của mình.

Tại kinh đô Tanis, Shoshenq III đã xây một tháp môn bằng đá granite tại đền thờ thần Amun. Ngoài ra ông cũng cho xây dựng thêm nhiều nhà nguyện khác tại các vùng lân cận[4]. Ông cũng cho xây lăng mộ NRT V của mình ngay tại nghĩa trang hoàng gia Tanis, và đã lấy đá của một trình thuộc Vương triều thứ 13 làm quan tài cho mình[5]. Bên cạnh đó là cỗ quan tài của vua kế nhiệm Shoshenq IV[5].

Gia đình

Shoshenq III có 3 bà vợ: chính cung Tentamenopet, TadibastDjedbastiusankh[6]. Ông có ít nhất 5 người con nhưng không có ai trong số này kế vị ngai vàng. Vì thế có thể suy đoán rằng, những người con của nhà vua đều mất trước ông:

  • Công chúa Ankhesen-shoshenq, mẹ là Tentamenopet[4]. Con trai của công chúa lấy một con gái của tư tế Pediese[7].
  • Thái tử Bakennefi A, người được dự định kế vị Shoshenq nhưng mất sớm, mẹ là Tadibast[4].
  • Hoàng tử Takelot C, mẹ là Djedbastiusankh, được phong tướng[4].
  • Hoàng tử Pashedbast B, không rõ mẹ, mất sớm[4][8].
  • Hoàng tử Pimay, không rõ mẹ, tước phong "Đại thủ lĩnh của Meshwesh". Ông từng bị nhầm lẫn với vua Pami, người cai trị ngắn ngủi sau Shoshenq IV[9].
  • Đại tư tế tên Padebenhenbast (?), không rõ có phải là con của ông hay không[4][8].

Lăng mộ

  • Cỗ quan tài đá trong ngôi mộ của Shoshenq III
    Cỗ quan tài đá trong ngôi mộ của Shoshenq III
  • Phù điêu ở phía nam ngôi mộ
    Phù điêu ở phía nam ngôi mộ

Chú thích

  1. ^ David Aston, Takeloth II: A King of the 'Theban Twenty-Third Dynasty' ?, tr.139-153
  2. ^ “Rulers and Pharaohs of Ancient Egypt: Shoshenq III”.
  3. ^ J. H. Breasted, Ancient Records of Egypt, quyển 4, tr.778 ISBN 978-0252069765
  4. ^ a b c d e f Aidan Dodson (2012), Afterglow of Empire: Egypt from the Fall of the New Kingdom to the Saite Renaissance, The American University in Cairo Press, tr.115 ISBN 978-9774165313
  5. ^ a b “Tanis necropolis”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “Queens of Ancient Egypt: Third Intermediate Period”.
  7. ^ I. E. S. Edwards, C. J. Gadd, N. G. L. Hammond (1971), The Cambridge Ancient History, "Egypt: From the XXII to the XXIV dynasty" - tr.564 ISBN 978-0521070515
  8. ^ a b Shoshenq III, ib205.tripod.com
  9. ^ “Pimay”.
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios