Sobekemsaf II

Sekhemre Shedtawy Sobekemsaf
Pharaon
Vương triều1576 TCN - 1573 TCN (Vương triều thứ 17)
Tiên vươngSobekemsaf I
Kế vịSekhemre-Wepmaat Intef
Tên ngai (Praenomen)
Sekhemre Shedtawy
Mạnh mẽ như Ra, vị cứu tinh của hai vùng đất
M23L2
N5S42F30
N17
N17
Tên riêng
Sobekemsaf
Sobek bảo vệ ông ta
G39N5
I4mV16
f
Hôn phốiNubkhaes
Con cáiSekhemre-Wepmaat Intef và Nubkheperre Intef
ChaSobekemsaf I

Sobekemsaf II (đầy đủ hơn là Sekhemre Shedtawy Sobekemsaf) là một vị vua thuộc Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Vương triều thứ 17. Ông cai trị Ai Cập vào những năm 1570 TCN, khi một phần Ai Cập bị người Hyksos chiếm giữ.

Gia đình

Sobekemsaf II là con trai của Sobekemsaf I. Hoàng hậu Nubemhat, vợ chính của Sobekemsaf I, bà biết đến qua tấm bia của hoàng tử Ameni[1] (con của hoàng hậu Haankhes với một pharaon không rõ, có thể là Sekhemre-Heruhirmaat Intef, sau lấy Sobekemheb) với một tên hiệu duy nhất "Người vợ hoàng gia vĩ đại", và chỉ được đề cập là mẹ của công chúa Sobekemheb[2]. Vì thế bà có lẽ không phải là mẹ đẻ của Sobekemsaf II.

Sobekemsaf có 2 người con trai, về sau đều kế vị ông trở thành vua, là Sekhemre-Wepmaat Intef và Nubkheperre Intef, dựa vào văn bản trên rầm cửa của một ngôi đền ở Gebel-Antef, xây dựng bởi Nubkheperre[3]. Sử sách không nhắc đến mẹ của cả hai. Theo 2 cuộn giấy Papyrus Abbott và Leopold II-Amherst Papyrus, người vợ chính thức của Sobekemsaf là hoàng hậu Nubkhaes. Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa bà và các người con của Sobekemsaf II.

Vào triều đại thứ 13, cũng có một hoàng hậu tên Nubkhaes. Điều này từng khiến người ta lầm tưởng Sobekemsaf II là vua của thời này. Một tấm bia đá của một hoàng hậu tên Nubkhaes hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, tuy nhiên người chồng của bà lại không được đề cập[4].

Lăng mộ

Ngôi mộ của ông nằm tại Dra Abu el-Naga. Một số hiện vật còn sót lại là một tấm bia hình chóp của Sobekemsaf II[5], một bức tượng nhỏ bằng đá bazan của ông (đã bị mất phần đầu)[6], nhiều kỷ vật hình con bọ hung. Ngoài ra còn có 2 cột tháp thuộc về Sobekemsaf II, một cái đã mất, cái còn lại được trưng bày tại Bảo tàng Cairo.

Vụ trộm mộ của Sobekemsaf II

Vụ cướp mộ của Sobekemsaf II được ghi lại trong cuốn Papyrus Abbott và Leopold II-Amherst Papyrus, vào năm thứ 16 của Ramesses IX. Những lời thú tội cùng với những bản án xét đối với những kẻ đào trộm mộ được mô tả chi tiết trong cuộn Leopold II-Amherst Papyrus, vào ngày 22 tháng 7 theo lịch Ai Cập, năm 16 Ramesses IX.

Theo đó, một người thợ xây của ngôi đền Amun-Ra tên là Amenpnufer, cùng với 6 đồng phạm, đã đột nhập ngôi mộ của Sobekemsaf II vào năm thứ 13 Ramesses IX[7]. Hắn khai rằng đã lấy tất cả "160 deben vàng" (tương đương 14,5 kg) từ 2 xác ướp (của Sobekemsaf và hoàng hậu)[8]. Ngoài ra còn nhiều đồ trang sức quý giá và những vật phẩm tùy táng làm bằng bạc và đồng. Sau khi lấy hết vàng ngọc khảm trên những cỗ quan tài, Amenpnufer đã châm lửa đốt chúng. Hắn cùng các đồng bọn đã chịu mức án cao nhất - tử hình theo lệnh của Ramesses IX[9].

Hình ảnh

  • Bức tượng của Sobekemsaf II
    Bức tượng của Sobekemsaf II
  • Tấm bia bằng đá vôi của Sobekemsaf II
    Tấm bia bằng đá vôi của Sobekemsaf II

Chú thích

  1. ^ Wolfram Grajetzki: Ancient Egyptian Queens, London 2005, tr. 42 ISBN 0-9547218-9-6
  2. ^ Dodson, Aidan and Hilton, Dyan. The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson. 2004, tr.119 ISBN 0-500-05128-3
  3. ^ Kim Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, CNI Publications, Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, tr.270
  4. ^ Wolfram Grajetzki: Ancient Egyptian Queens, London 2005, tr. 38 ISBN 0-9547218-9-6
  5. ^ Flinders Petrie, A History of Egypt, vol. III (1902), tr.127
  6. ^ Flinders Petrie, A History of Egypt, vol. I, tr. 223
  7. ^ Leonard Cottrell, The Lost Pharaohs, Pan Books, 8th printing: 1977
  8. ^ Peter Clayton, Chronicle of the Pharaohs, Thames & Hudson Ltd, 1994, tr.171
  9. ^ Anton Gill, Ancient Egyptians: The Kingdom of the Pharaohs brought to Life, Harper Collins Entertainment, 2003. tr.176-77
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios