Merhotepre Ini

Merhotepre Ini
Ana, Ani, Inai, In(j)
Nắp vại của Merhotepre Ini, tại LACMA
Nắp vại của Merhotepre Ini, tại LACMA
Pharaon
Vương triều2 năm 3 hoặc 4 tháng 9 ngày, 1677 TCN – 1675 TCN (Vương triều thứ 13)
Tiên vươngMerneferre Ay
Kế vịSankhenre Sewadjtu
Tên ngai (Praenomen)
Merhotepre
Mr-ḥtp-Rˁ
Người yêu dấu hài lòng của Ra
M23
t
L2
t
<
ra
U7
Htp
t p
>
Tên riêng
Ini
Jnj[1]
G39N5
iA2nA1
Chacó thể là Merneferre Ay[2]
Mẹcó thể là hoàng hậu Ini

Merhotepre Ini (còn được biết đến là Ini I) là người kế vị của Merneferre Ay, có thể là con trai của ông ta, và là vị vua thứ 33 thuộc Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập.[3] Ông được ấn định là có một triều đại ngắn ngủi kéo dài 2 năm, 3 hoặc 4 tháng và 9 ngày theo cuộn giấy cói Turin và sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 17 TCN.[2]

Chứng thực

Merhotepre Ini được chứng thực nhờ vào một con dấu bọ hung không rõ nguồn gốc (ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie) và một nắp vại có khắc chữ (ngày nay nằm tại LACMA, M.80.203.225).[3] Tên ngai "Merhotepre" cũng còn được tìm thấy trên một con dấu bọ hung đến từ Medinet el-Fayum, trên bản danh sách vua Karnak và trên một tấm bia đá từ Abydos (Cairo CG 20044), mặc dù vậy những hiện vật trên thay vào đó có thể đề cập tới Merhotepre Sobekhotep. Cuối cùng, Merhotepre Ini được chứng thực trong cuộn giấy cói Turin với tư cách là người kế vị của Merneferre Ay.

Vị trí trong biên niên sử

Vị trí chính xác trong biên niên sử của Merhotepre Ini thuộc vương triều thứ 13 lại không được biết chắc chắn do sự thiếu chắc chắn ảnh hưởng tới các vị vua đầu tiên của vương triều này. Ông được xếp là vị vua thứ 33 của vương triều này bởi Darrell Baker, là vị vua thứ 34 của Kim Ryholt và ở vị trí 28a trong nghiên cứu bởi Jürgen von Beckerath, một kết quả mà Baker gọi là "u ám".[2][3][4]

Gia đình

Bản vẽ con dấu bọ hung thuộc về Merhotepre Ini của F. Petrie, ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie.

Mặc dù Merhotepre chỉ có được một triều đại rất ngắn ngủi, ông lại được chứng thực trong các ghi chép lịch sử thông qua Tấm bia pháp lý. Văn kiện này, có niên đại vào năm thứ nhất của vị vua Thebes sau này là Nebiryraw I, có chứa một đặc quyền phả hệ mà tuyên bố rằng Ayameru—người con trai của tể tướng Aya với người con gái của đức vua Reditenes—được bổ nhiệm làm tổng đốc của El-Kab vào năm thứ nhất của Merhotepre Ini.[5] Lý do cho sự bổ nhiệm này là do cái chết bất ngờ mà không có người nối dõi của vị tổng đốc El-Kab Aya-trẻ, người con trai cả của tể tướng Aya và anh trai của Ayameru. Đặc quyền này xác định một Kebsi nào đó là con trai của vị tổng đốc, và sau này là tể tướng Ayameru.[6] Tấm bia pháp lý Cairo ghi lại việc bán lại trụ sở của tổng đốc El-Kab cho một người tên là Sobeknakht. Vị Sobeknakht I này là cha của vị tổng đốc nổi tiếng Sobeknakht II, ông ta là người đã xây dựng một trong số những ngôi mộ được trang trí vô cùng lộng lẫy tại El-Kab vào Thời kỳ Chuyển tiếp Thứ Hai. Dựa vào tấm bia đá này, Kim Ryholt đề xuất rằng Merhotepre Ini là con trai của tiên vương Merneferre Ay với người vợ của ông là hoàng hậu Ini và với Reditenes là một người em gái của Merhotepre Ini. Chức vụ tể tướng là một vị trí cha truyền con nối vào thời điểm đó và một sự thay đổi gia tộc phụ trách chức vụ này sẽ là một động thái chính trị quan trọng. Đặc biệt hơn, Reditenes có thể là một người em gái của Merhotepre Ini, việc bổ nhiệm Aya (người em rể của ông) vào chức vụ tể tướng sẽ trao vị trí này vào tay gia tộc của ông ta.

Chú thích

  1. ^ Flinders Petrie: A history of Egypt from the earliest times to the 16th dynasty, p. 220, 1897, available online
  2. ^ a b c Kim Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period c.1800-1550 B.C." Museum Tuscalanum Press, 1997. p.192 (ISBN 87-7289-421-0)
  3. ^ a b c Darell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300 - 1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 212 and p. 138
  4. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der agyptische Konigsnamen, Muncher. Agyptologische Studien 49, Mainz.
  5. ^ Chris Bennett, A Genealogical Chronology of the Seventeenth Dynasty, JARCE 39 (2002), pp.124-125
  6. ^ Bennett, p.124
Tiền nhiệm
Merneferre Ay
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 13
Kế nhiệm
Sankhenre Sewadjtu
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios