Sobekhotep III

Sobekhotep III
Sobekhotep III thờ cúng thần Satet. Lỗ trống ở trung tâm được tạo ra khi bức phù điêu này được sử dụng như là một đá mài. Ngày nay đang được trưng bày tại bảo tàng Brooklyn.
Sobekhotep III thờ cúng thần Satet. Lỗ trống ở trung tâm được tạo ra khi bức phù điêu này được sử dụng như là một đá mài. Ngày nay đang được trưng bày tại bảo tàng Brooklyn.
Pharaon
Vương triều3 tới 4 năm, khoảng năm 1740 TCN hoặc 1700 TCN (Vương triều thứ 13)
Tiên vươngSeth Meribre
Kế vịNeferhotep I
Tên ngai (Praenomen)
Sekhemre Sewadjtaui
Sḫm-Rˁ sw3ḏ-t3wj
Một con người hùng mạnh, người cho phép hai vùng đất thịnh vượng
M23L2
rasxmswADN19
Tên riêng
Sobekhotep
Sbk ḥtp
Sobek hài lòng
G39N5
sbkHtp
t p
Tên Horus
Khuitaui
ḫwj-t3wj
Ngài là người bảo vệ hai vùng đất
G5
D44
N19
Tên Nebty
(hai quý bà)
Khaiemsekhemef
ḫˁj-m-sḫm=f
Ngài hiện ra trong sức mạnh của nó
G16
xa
a
sxmm&f
Tên Horus Vàng
Hetep-her-maat
ḥtp-ḥr-m3ˁt
Maat hài lòng
G8
G8mDAt
Hr Z1
mAat
Hôn phốiSenebhenas, Neni
Con cáiIuhetibu Fendy, Dedetanqet
ChaMentuhotep
MẹIuhetibu

Sekhemre Sewadjtawy Sobekhotep (tức Sobekhotep III) là một pharaoh Ai Cập thuộc Vương triều thứ 13. Ông cai trị trong khoảng 4 năm, bắt đầu triều đại từ khoảng thập niên 1740 TCN hoặc 1700 TCN. Ông là một trong những pharaoh đặt tên theo thần cá sấu Sobek.

Gia đình

Con dấu bọ hung của Sobekhotep III có mang tên người cha của ông là Mentuhotep.[1]

Gia đình của vị vua này được biết đến từ một số nguồn. Một di tích từ đảo Sehel cho thấy Sobekhotep cùng với người cha Mentuhotep, mẹ của ông là Iuhetibu (Yauheyebu), em trai của ông là Seneb và Khakau, và một người em gái có tên là Reniseneb. Reniseneb là con gái của Iuhetibu với người chồng thứ hai là Dedusobek.[2]

Sobekhotep III có hai người vợ, Senebhenas và Neni. Một tấm bia từ Koptos (Qift),[3] ngày nay nằm tại Louvre (C 8), đề cập tới những người con gái của Nenni: Iuhetibu (Fendy) và Dedetanqet. Iuhetibu Fendy đã viết tên của bà trong một đồ hình.[2] Đây là lần thứ hai trong lịch sử Ai Cập, một người con gái của đức vua được nhận vinh dự này.

Senebhenas được miêu tả cùng với Sobekhotep trên một bệ thờ tại đảo Sehel và một tấm bia tại Wadi el-Hol.[3] Tấm bia này miêu tả Sobekhotep III phía trước vị thần Monthu. Ông nhận được một ankh và một quyền trượng was từ vị thần. Sobekhotep được theo sau bởi người cha của ông Montuhotep, người mẹ Iuhetibu của ông, và người vợ Senebhenas của ông.[2]

Trị vì

Sobekhotep III được biết đến thông qua một số lượng lớn các hiện vật[4][5] bất chấp thực tế rằng bản danh sách vua Turin chỉ ghi lại một triều đại kéo dài 4 năm và 2 tới 4 tháng dành cho ông[6]. Ông đã bổ sung thêm những bản khắc cho ngôi đền Menthu tại Madamud[7] và xây dựng một nhà nguyện tại El Kab.[8] Trên đảo Sehel[9] một bệ thờ đã được tìm thấy cùng với tên của ông.

Một số con dấu hình bọ hung đã được tìm thấy mà đến từ Người chịu trách nhiệm những chiếc bàn của đức vua Sobekhotep được sinh ra bởi Người chịu trách nhiệm những chiếc bàn của đức vua Mentuhotep.[10] Có khả năng rằng những con dấu này thuộc về Sobekhotep III trước khi ông trở thành vua.

Sobekhotep III là vị vua đầu tiên nằm trong danh sách những vua thuộc Vương triều thứ 13 mà có nhiều bằng chứng cho sự tồn tại của mình. Những vị vua này có rất nhiều kỷ vật và công trình còn lưu lại, đánh dấu cho sự cai trị của họ. Điều này ngụ ý rằng dường như Ai Cập đã tương đối ổn định trong giai đoạn này.

Hình ảnh

  • Kỷ vật của Chính cung Senebhenas
    Kỷ vật của Chính cung Senebhenas
  • Iuhetibu Fendy và Dedetanuq tế thần Min
    Iuhetibu Fendy và Dedetanuq tế thần Min

Chú thích

  1. ^ Flinders Petrie: A history of Egypt from the earliest times to the 16th dynasty (1897), available copyright free here
  2. ^ a b c M. F. Laming Macadam, A Royal Family of the Thirteenth Dynasty, The Journal of Egyptian Archaeology, Vol. 37 (Dec., 1951), pp. 20-28
  3. ^ a b Dodson, Aidan and Hilton, Dyan. The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson. 2004. ISBN 0-500-05128-3
  4. ^ A scarab of Sobekhotep III, at the Metropolitan Museum of Art
  5. ^ Another scarab of Sobekhotep III, at the Metropolitan Museum of Art
  6. ^ Following Ryholt: ''The Political Situation, p. 71. However, the four is partly destroyed; year 3 is also possible
  7. ^ F. Bisson de la Roque, J. J. Clère, Fouilles de Médamoud (1927), Cairo 1928, p. 44; Porter & Moss V (1937), p. 146-49
  8. ^ Ryholt, The Political Situation, p. 344
  9. ^ M.F.L. Macadams: Gleanings from the Bankes MSSIn: Journal of Egyptian Archaeology 32 (1946), 60, pl. VIII; H.A. Wild: A Bas-Relief of SekhemRe-Sewadjtowe Sebkhotpe In: Journal of Egyptian Archaeology 37 (1951), p. 12-16
  10. ^ G.T. Martin, Egyptian Administrative and Private Name Seals Oxford 1971, n. 575-588

Đọc thêm

  • K.S.B. Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c. 1800-1550 BC, (Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997), 343-44, File 13/26.

Liên kết ngoài

  • Sobekhotep III
Tiền nhiệm
Seth Meribre
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập
Kế nhiệm
Neferhotep I
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios