Naqada III

Naqada III
Naqada III trên bản đồ Đông Bắc Phi
Naqada
Naqada
Naqada III (Đông Bắc Phi)
Xem bản đồ Đông Bắc Phi
Naqada III trên bản đồ Ai Cập
Naqada
Naqada
Naqada III (Ai Cập)
Xem bản đồ Ai Cập
Phạm vi địa lýAi Cập
Thời kỳEarly Bronze I
Thời giankhoảng 3,300 TCN – khoảng 2,900 TCN[1]
Các di chỉ lớnNaqada
Văn hóa trướcNaqada II
Văn hóa tiếpThời kỳ Sơ triều đại của Ai Cập
Bảng màu Narmer, được cho là đánh dấu sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập; cần chú ý đến hình ảnh nữ thần Bat ở trên cùng, cũng như người hầu tạo thành hình ảnh đan xen trung tâm.

Naqada III là giai đoạn cuối nền văn minh Naqada trong thời Ai Cập tiền sử, có niên đại khoảng 3,300 - 3,000 năm trước Công nguyên.[2] Đó là thời kỳ hình thành nhà nước trở nên rõ ràng hơn bắt đầu từ Naqada II, với các vị vua được đặt tên đứng đầu các chính thể hùng mạnh. Naqada III, còn được gọi là Vương triều 00 hay Tiền triều đại [2] để phản ánh sự hiện diện của các vị vua đứng đầu các quốc gia có ảnh hưởng, dù thực tế là các vị vua có liên quan không thuộc một phần của giai đoạn này. Tên của các vị vua bấy giờ được ghi dưới dạng "serekh" trên nhiều bề mặt đá và lăng mộ.

Lịch sử

Thời kỳ Sơ triều đại của Ai Cập cổ đại thể hiện rõ trong một quá trình thống nhất chính trị liên tục, và dẫn tới sự hình thành của một quốc gia duy nhất để bắt đầu Thời kỳ Sơ triều đại của Ai Cập. Hơn nữa, chính trong thời gian này, tiếng Ai Cập lần đầu tiên được viết dưới dạng chữ tượng hình. Ngoài ra còn có nhiều bằng chứng khảo cổ về các khu định cư của người Ai Cập, ở miền Nam Canaan trong Thời Nguyên thủy, được coi là thuộc địa hoặc trung chuyển buôn bán.

Sự hình thành quốc gia bắt đầu trong thời gian này, và có lẽ còn sớm hơn. Nhiều thành phố khác nhau hình thành dọc sông Nile. Nhiều thế kỷ chinh phục sau đó đã biến Thượng Ai Cập thành ba quốc gia lớn: Thinis, Naqada và Nekhen. Naqada nằm giữa Thinis và Nekhen là quốc gia đầu tiên sụp đổ. Sau đó, Thinis chinh phục Hạ Ai Cập. Mối quan hệ giữa Nekhen và Thinis không ổn định, nhưng hai quốc gia này có thể hợp nhất một cách hoà bình, với gia đình hoàng gia Thinite cai trị toàn bộ Ai Cập. Các vị vua của Thinite được chôn tại Abydos trong khu Umm el-Qa'ab.

Hầu hết các nhà Ai Cập học coi Narmer vừa là vị vua cuối cùng của thời kỳ này cũng như vị vua đầu tiên của Vương triều thứ nhất. Ông có thể được một số vị vua Thượng Ai Cập kế vị, như Crocodile, Iry-Hor, Ka và có khi cả Scorpion, một cái tên bắt nguồn từ nữ thần Serket, người bảo vệ đặc biệt của các vị thần, chữa bệnh, phép thuật và bọ cạp.

Naqada III mở rộng khắp Ai Cập, gồm một số điều đáng chú ý:

  • Những chữ tượng hình đầu tiên
  • Các câu chuyện được kể trên bảng màu mỹ phẩm đầu tiên
  • Sử dụng serekhs thường xuyên lần đầu tiên
  • Những lăng mộ hoàng gia đầu tiên
  • Hình thành việc tưới tiêu [3]

Và một chú ý thứ hai:

  • Phát minh ra và biết điều khiển cánh buồm (khác với phát minh tương tự trước đó ở vịnh Ba Tư 2,000 năm trước)

Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, tháng 2 năm 2020, các nhà khảo cổ học phát hiện 83 ngôi mộ có niên đại 3,000 năm trước Công nguyên, gọi là thời kỳ Naqada III. Nhiều bình gốm nhỏ vowia hình dáng khác nhau và một số vỏ sò, dụng cụ trang điểm, bình kẻ mắt, đồ trang sức cũng được tìm thấy chôn cùng người chết.

Bảng màu mỹ phẩm

Nhiều bảng màu trang trí đáng chú ý có niên đại Naqada III, chẳng hạn như Hunters Palette.

  • Hunters Palette, khoảng 3100 TCN
    Hunters Palette, khoảng 3100 TCN
  • "Four Dogs Palette" (3300-3100 TCN)
    "Four Dogs Palette" (3300-3100 TCN)
  • Mảnh vỡ của một bảng màu mỹ phẩm, minh hoạ một người đàn ông đang thực hiện nghi lễ, khoảng 3200–3100 TCN
    Mảnh vỡ của một bảng màu mỹ phẩm, minh hoạ một người đàn ông đang thực hiện nghi lễ, khoảng 3200–3100 TCN
  • Bảng màu hình con vịt
    Bảng màu hình con vịt
  • Bull Palette, 3100 TCN
    Bull Palette, 3100 TCN
  • The Battlefield Palette, thể hiện sự khuất phục nhân dân của nền văn hoá Buto-Maadi, bởi những người cai trị Ai Cập thời Naqada III, khoảng 3100 TCN.[4]
    The Battlefield Palette, thể hiện sự khuất phục nhân dân của nền văn hoá Buto-Maadi, bởi những người cai trị Ai Cập thời Naqada III, khoảng 3100 TCN.[4]
  • Một mảnh vỡ của bảng màu mỹ phẩm, 3200-2800 TCN.
    Một mảnh vỡ của bảng màu mỹ phẩm, 3200-2800 TCN.

Các hiện vật khác

  • Baboon Divinity có khắc tên của Pharaoh Narmer trên đế,
    Baboon Divinity có khắc tên của Pharaoh Narmer trên đế,
  • Đầu Bọ Cạp, Bảo tàng Ashmolean.
    Đầu Bọ Cạp, Bảo tàng Ashmolean.
  • Mảnh vương trượng của một cặp vợ chồng hoàng gia trong vương triều. Staatliche Sammlung für Ägyptische Kunst, Munich
    Mảnh vương trượng của một cặp vợ chồng hoàng gia trong vương triều. Staatliche Sammlung für Ägyptische Kunst, Munich
  • Lược chải tóc được trang trí với hình động vật hoang dã, 3200-3100 TCN, Naqada III
    Lược chải tóc được trang trí với hình động vật hoang dã, 3200-3100 TCN, Naqada III
  • Naqada III vessel
    Naqada III vessel
  • Một hũ hình trụ Naqada III điển hình
    Một hũ hình trụ Naqada III điển hình

Tham khảo

  1. ^ Hendrickx, Stan. “The relative chronology of the Naqada culture: Problems and possibilities [in:] Spencer, A.J. (ed.), Aspects of Early Egypt. London: British Museum Press, 1996: 36-69” (bằng tiếng Anh): 64. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ a b Shaw 2000, tr. 479.
  3. ^ Shaw 2000, tr. 71.
  4. ^ Brovarski, Edward. “REFLECTIONS ON THE BATTLEFIELD AND LIBYAN BOOTY PALETTES” (bằng tiếng Anh): 89. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Đọc thêm

  • Anđelković, Branislav (2002). “Southern Canaan as an Egyptian Protodynastic Colony”. Cahiers Caribéens d'Égyptologie. 3/4 (Dix ans de hiéroglyphes au campus): 75–92.
  • Bard, Katherine A. (2000). “The Emergence of the Egyptian State”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford and New York: Oxford University Press. tr. 61–88. ISBN 0-19-815034-2.
  • Midant-Reynes, Béatrix (2000). The Prehistory of Egypt: From the First Egyptians to the First Pharaohs. Oxford and Malden: Blackwell. ISBN 0-631-20169-6.
  • Shaw, Ian biên tập (2000). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. ISBN 0-19-815034-2.
  • Wilkinson, Toby Alexander Howard (2001). Early Dynastic Egypt (ấn bản 2). London: Routledge. ISBN 0-415-18633-1.
  • Wright, Mary (1985). “Contacts Between Egypt and Syro-Palestine During the Protodynastic Period”. Biblical Archaeologist. 48 (4): 240–53. doi:10.2307/3209960. JSTOR 3209960.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios