Nebiriau II

Nebiriau II
Nebiryerawet, Nebiryraw
Bức tượng của Harpocrates từ thời kỳ Ptolemaios, được cho là mang tên ngai của Nebiriau II
Bức tượng của Harpocrates từ thời kỳ Ptolemaios, được cho là mang tên ngai của Nebiriau II
Pharaon
Vương triềukhoảng năm 1600 TCN (vương triều thứ 16)
Tiên vươngNebiryraw I
Kế vịSemenre
Tên ngai (Praenomen)
Neferkare(?)
Nfr-k3-Rˁ
Tốt đẹp khi là ka của Ra
R8nfr<
N5nfrkA
>
Tên riêng
Nebiryraw<re>
<Rˁ>Nb-jrj-(r)-3w(t)
<Ra là> người nắm giữ tất cả[1]
G39N5
N5nbir
Z4
F40Y1
Z2
HASH
ChaNebiryraw I?

Nebiriau II (cũng là Nebiryraw II, Nebiryerawet II) là một pharaon của Ai Cập cổ đại thuộc vương triều thứ 16 nằm tại Thebes, trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai.

Danh tính

Một số nhà Ai Cập học thường cho rằng ông là con trai của vị tiên vương Nebiryraw I, do sự hiếm gặp của tên gọi Nebiriau trong các nguồn lịch sử Ai Cập.[2] Không giống như người được coi là cha của ông đã trị vì Thượng Ai Cập trong 26 năm, ông là một vị vua ít được biết đến và hoàn toàn không được chứng thực bởi các nguồn khảo cổ đương thời.[3]

Chỉ có hai chứng thực duy nhất không cùng thời cho Nebiriau II đó là tên riêng của ông được đề cập tới trên cuộn giấy cói Turin vào thời đại Ramesses (vị trí 13.5, tên ngai của ông đã bị mất), và một bức tượng bằng đồng của vị thần Harpocrates (Cairo 38189). Bốn mặt của phần đế của bức tượng này được khắc với các tên gọi trong đồ hình; chúng là "Binpu", "Ahmose", "Vị thần rộng lượng Sewadjenre, đã băng hà" và "Vị thần rộng lượng Neferkare, đã băng hà".[4] Hai tên gọi đầu dường như là hai vị hoàng tử thuộc vương triều thứ 17 mà sẽ thay thế vương triều thứ 16 một thời gian ngắn sau đó; Sewadjenre là tên ngai của Nebiriau I và cuối cùng, người ta tin rằng mặt khác Neferkare là tên ngai chưa được chứng thực của Nebiriau II. Hiện vật này còn khác thường ở chỗ sự thờ cúng thần Harpocrates – và do đó là cả bản thân bức tượng – có niên đại là vào thời kỳ Ptolemaios tức là khoảng 1500 năm sau thời đại của những người được nhắc tên đến trên bức tượng này sống.[4]

Nebiriau II đã được kế vị bởi một vị vua cũng ít được biết đến khác là Semenre, ông ta chỉ được chứng thực bởi duy nhất một chiếc rìu – khắc với tên ngai của ông ta – và tiếp sau đó là Seuserenre Bebiankh, người được ghi lại là đã trị vì 12 năm theo cuộn giấy cói Turin.

Chú thích

  1. ^ von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der Ägyptischen Königsnamen. Mainz. ISBN 3 8053 2591 6., pp. 126-127
  2. ^ Kim Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period c.1800-1550 B.C, Museum Tusculanum Press, (1997), p.155
  3. ^ Ryholt, p.201
  4. ^ a b Donald B. Redford (1986). Pharaonic king-lists, annals and day-books: a contribution to the study of the Egyptian sense of history. Mississauga: Benben Publications, ISBN 0920168078, p. 55
Tiền nhiệm
Nebiryraw I
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 16
Kế nhiệm
Semenre
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios