Shenshek

Shenshek
Con dấu bọ hung của Shenshek. Bảo tàng Ai Cập (TD-6160[50])
Con dấu bọ hung của Shenshek. Bảo tàng Ai Cập (TD-6160[50])
Pharaon
Tiên vươngKhông rõ
Kế vịKhông rõ
Tên riêng
Shenshek
Šnšk
Người giải thoát ?[1]
G39N5N37
n
N37
k

Shenshek là một vị vua của một vài vùng thuộc Ai Cập trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ hai, vào khoảng thế kỷ thứ XVII TCN, và có lẽ thuộc về vương triều thứ 14.[2][3] Do đó ông sẽ trị vì toàn bộ khu vực phía Đông đồng bằng châu thổ sông Nile từ Avaris và có thể là cả phía Tây đồng bằng châu thổ. Vị trí và danh tính của ông hiện chưa rõ ràng.

Chứng thực

Shenshek chỉ được biết đến từ một con dấu bọ hung duy nhất mà được nhà Ai Cập học Manfred Bietak phát hiện tại Avaris, ngày nay là Tell el-Dab'a. Con dấu bọ hung này ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai Cập, số thứ tự TD-6160[50].[4][5]

Danh tính

Nguồn lịch sử chính cho việc đồng nhất và vị trí trong biên niên sử của các vị vua vương triều thứ 14 là cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào Thời đại Ramesses. Việc đồng nhất Shenshek với một trong số những tên gọi nằm trong bản danh sách này là một điều khó khăn bởi cuộn giấy cói Turin chỉ ghi lại tên prenomen trong khi Shenshek là một tên nomen. Mặc dù các nhà Ai Cập học Darrell Baker và Kim Ryholt nghĩ rằng có thể Shenshek đã thực sự được ghi lại trên bản danh sách này, việc đồng nhất nó vẫn còn là phỏng đoán cho tới khi nào tìm thấy một hiện vật mang cả tên nomen và prenomen của Shenshek.

Sau khi phát hiện con dấu này, Bietak đề xuất rằng Shenshek là một biến thể của tên vị vua Maaibre Sheshi, vị trí trong biên niên sử của ông ta có phần không chắc chắn và có thể cũng thuộc vương triều thứ 14.[3] Giả thuyết này bị Baker và Ryholt bác bỏ.[3] Căn cứ vào một sự sắp xếp thứ tự của các con dấu thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai, Ryholt đề xuất rằng Shenshek đã trị vì sau thời của Nehesy và trước thời Yaqub-Har.[2]

Chú thích

  1. ^ Thomas Schneider: Ausländer in Ägypten während des Mittleren Reiches und der Hyksoszeit, Vol. 1: Die ausländischen Konige, ÄAT 42, Wiesbaden: Harrassowitz Verlag, 1998, ISBN 978-3447040495, see p. 140–141
  2. ^ a b K.S.B. Ryholt: The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, excerpts available online here.
  3. ^ a b c Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 424
  4. ^ Manfred Bietak: Egypt and Canaan during the Middle Bronze Age, BASOR 281 (1991), p.52 & fig 18, available online
  5. ^ I. Hein (editor): Pharaonen und fremde Dynastien im Dunkel, Museen der Stadt Wien, 1994, p. 145
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios