Peftjauawybast

Peftjauawybast
Peftjaubast
Bức tượng bằng vàng của Heryshaf với tên của Peftjauawybast, đến từ Herakleopolis.
Bức tượng bằng vàng của Heryshaf với tên của Peftjauawybast, đến từ Herakleopolis.
Vua của Herakleopolis Magna
Vương triềukhoảng năm 754 - khoảng 720 TCN[1]
Tiên vươngTakelot III [1]
Kế vịPediese (không trực tiếp)
Tên ngai (Praenomen)
Neferkare
Nfr-k3-Rˁ

Hoàn hảo khi là ka của Ra
M23L2
N5nfrkA
Tên riêng
Peftjauawybast
Hơi thờ của Ngài (của sự sống) nằm trong tay của Bastet
G39N5
p
f
TAwa
a
W2
Hôn phốiIrbastudjanefu, Tasheritenese
Con cáicon gái Pediamennebnesttawy, và một người con gái khác

Peftjauawybast[2][3] or Peftjaubast là một vị vua Ai Cập cổ đại của Herakleopolis Magna dưới thời vương triều thứ 25.

Tiểu sử

Ông dường như đã được bổ nhiệm làm tổng đốc của thành phố này dưới thời kỳ đồng nhiếp chính của pharaoh Osorkon III và con trai của ông ta Takelot III, vào năm 754 TCN. Sau khi Osorkon III qua đời được một thời gian, Peftjauawybast đã tự xưng làm vua, sử dụng tước hiệu hoàng gia và bắt đầu đề ngày tháng trên các công trình tưởng niệm kể từ "lễ đăng quang" của ông, mà có lẽ đã diễn ra vào khoảng năm 749 TCN. Có khả năng rằng Takelot III đã thừa nhận động thái này để đổi lại là lòng trung thành trên danh nghĩa của ông. Peftjauawybast còn cưới công chúa Irbastudjanefu, một người con gái của Rudamun, em trai và cũng là người kế vị của Takelot III, do đó gắn kết ông với vương triều thứ 23.[3]

Có hai tấm bia dâng tặng của vị vua này đã được biết đến,[4] cả hai đều có niên đại vào năm thứ 10 (năm trị vì cao nhất được biết đến của vị vua này, mặc dù vậy sự hiện diện của ông trên tấm Bia đá Chiến Thắng của Piye cho phép các nhà nghiên cứu mở rộng độ dài triều đại của ông hơn nữa), khoảng năm 740 TCN. Các tấm bia đá này đề cập tới một người vợ khác, hoàng hậu Tasheritenese, và hai người con gái, một trong số họ, Pediamennebnesttawy,[5] là một Nữ ca sỹ của Amun. Peftjauawybast còn được chứng thực trên một bức tượng bằng vàng của vị thần Heryshaf, được tìm thấy ở Herakleopolis,[3] và còn được miêu tả trên một bức tượng quỳ bằng đồng ngày nay nằm tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (inv.no. 1977.16).[2]

Vào thời điểm Piye tiến hành chiến dịch chinh phục (729 TCN), miền TrungHạ Ai Cập đang bị tranh giành giữa hai thế lực: Piye và đồng minh/chư hầu của ông ta, và liên minh dưới sự lãnh đạo của vị pharaoh vương triều thứ 24 Tefnakht. Bởi vì Peftjauawybast trung thành với vị vua của Kush,[6] quân đội của Tefnakht đã vây hãm Herakleopolis. Tuy vậy, Piye đã tiến quân tới Hạ Ai Cập và sau khi chiếm được Hermopolis ông ta đã tới giúp vị chư hầu của mình, người đã hân hoan chào đón ông ta.[7]

Chi tiết tấm Bia đá chiến thắng: Peftjauawybast là vị vua đang quỳ phía xa bên phải.

Peftjauawybast xuất hiện trên tấm bia đá chiến thắng của Piye được khai quật tại Jebel Barkal, trên tấm bia này ông được miêu tả là một trong bốn "vị vua" quy phục bởi vị vua chiến thắng người Kush; những người còn lại là Osorkon IV của Tanis, Iuput II của Leontopolis và Nimlot của Hermopolis.[8]

Không rõ ai là người đã kế vị ông, bởi vì chúng ta không có ghi chép nào cho tới khi Pediese được bổ nhiệm làm tổng đốc của Herakleopolis vào giai đoạn đầu vương triều thứ 26, vài thập kỷ sau đó.[9]

Chú thích

  1. ^ a b Kitchen, op. cit., table 16B
  2. ^ a b Kneeling statuette of King Peftjauawybast. Museum of Fine Arts, Boston.
  3. ^ a b c Kitchen, op. cit., § 318-9
  4. ^ Cairo CG 45348; TN 11/9/21/4.
  5. ^ Kitchen, op. cit., Table 10
  6. ^ Kitchen, op. cit., § 198
  7. ^ Kitchen, op. cit., § 325
  8. ^ Alan B. Lloyd (ed), A companion of Ancient Egypt, vol. 1, Wiley-Blackwell 2010, p. 135.
  9. ^ Kitchen, op. cit., § 108

Thư mục học

  • Kenneth Kitchen, The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), 1996, Aris & Phillips Limited, Warminster, ISBN 0-85668-298-5.
  • Robert Morkot and Peter James, Peftjauawybast, King of Nen-Nesut: Genealogy, Art History, and the Chronology of Late Libyan Egypt, in: Antiguo Oriente 7 (2009), 13-55.
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios