Trương Ngực

Trương Ngực
Tượng Trương Ngực tại đền Vũ Hầu - Thành Đô
Tên thật Trương Ngực (張嶷)
Tự Bá Kỳ (伯岐)
Thông tin chung
Thế lực Thục Hán
Chức vụ Tướng lĩnh
Thái thú
Sinh 194
Nam Sung, Ba quận
(nay là Nam Sung, Tứ Xuyên)
Mất 254
Địch Đạo, Lương Châu
(nay là Lâm Thao, Định Tây, Cam Túc)
Con cái Trương Anh
Trương Hộ Hùng

Ghi chú khác

Trương Ngực (tiếng Trung: 張嶷; bính âm: Zhang Ni; ? - 254), còn phiên âm nhầm thành Trương Nghi[1], tự Bá Kỳ (伯岐), là đại tướng nhà Quý Hán trong thời kỳ Tam Quốc, góp công lớn trong việc ổn định biên giới phía nam của Quý Hán.

Thời trẻ

Trương Ngực là người huyện An Hán, quận Ba Tây, xuất thân cơ hàn,[2] cùng Cung Lộc, Diêu Trụ tình nghĩa thân hậu. Ngực lấy tuổi nhược quán làm huyện công tào. Năm 214, gặp lúc Lưu Bị vào Xuyên, cường đạo thừa cơ đánh cướp, huyện trưởng đem cả nhà bỏ chạy, Ngực cõng phu nhân của huyện trưởng, không ngại đao thương kiếm kích, mở một đường máu. Nhờ thế mà Ngực nổi danh trong quận, được mộ binh làm châu lệnh.[3]

Năm 227, thừa tướng Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt. Bọn sơn tặc Trương Mộ (張尉) quấy phá vùng Hán Trung, Quảng Hán, Miên Trúc, Trương Ngực lấy chức vụ Đô úy dẫn quân thảo phạt, dùng kế chém Trương Mộ cùng đồng đảng hơn 50 người, trong 10 ngày hoàn thành bình định. Về sau, Trương Ngực bị bệnh, trong nhà lại không có tiền của, bèn đánh xe đến gặp Thái thú Hà Chi (có thanh danh tốt) xin nhờ. Hà Chi bèn đem cả gia tài ra cứu giúp, mất vài năm mới đem bệnh chữa khỏi, xong lại tiến cử Ngực làm Nha môn tướng.[3]

Năm 236, Đê vương Phù Kiện muốn hàng Hán, Đại tướng quân Tưởng Uyển cử tướng quân Trương Úy đi đón, quá hẹn nhiều ngày mà không thấy. Tưởng Uyển vì vậy mà lo âu, Trương Ngực, khi đó giữ chức Thái thú quận Vũ Đô[2], bèn khuyên rằng: Phù Kiện chân thành quy hàng, chắc chắn không có biến cố, nhưng em trai của Phù Kiện là kẻ giảo hoạt, Di Địch không có khả năng cùng nhau quy phụ, chỉ sợ là nửa đường bỏ đi, mới dẫn tới hành trình bị trì hoàn. Mấy ngày sau, Phù Kiện dẫn 400 hộ đến quy phụ Quý Hán, được an trí tại huyện Quảng Đô, em của Kiện lại dẫn 400 hộ quy phụ Tào Ngụy.[3][4]

Trấn an Nam Trung

Đất Nam Trung từ sau khi Thừa tướng Gia Cát Lượng bình định nhiều lần nổi loạn, Thái thú quận Việt Tây là Cung Lộc, Tiêu Hoàng (焦璜), Thái thú quận Vân Nam là Lã Khải đều bị hại chết. Triều đình muốn trấn an Nam Trung, bèn phong Trương Ngực làm Thái thú quận Việt Tây. Ngực đến nhiệm sở, ân uy cùng thi, được người Nam Trung tín nhiệm. Trương Ngực biết được bạn tốt Cung Lộc ngày xưa bị di soái Lý Cầu Thừa (李求承) giết hại, bèn treo thưởng bắt sống, liệt kê tội trạng, tự mình hành hình xử trảm.[3]

Trong quận có bộ lạc Cầm Mã do Ngụy Lang (魏狼) làm thủ lĩnh chống đối, Ngực đem quân trấn áp, bắt được Ngụy Lang, lại thả về để chiêu an. Ngụy Lang dẫn bộ lạc hơn 3.000 hộ quy thuận, Trương Ngực lại tấu triều đình phong Ngụy Lang làm Ấp hầu. Triều đình biết tin, phong Ngực tước Quan nội hầu. Huyện Tô Kỳ lại có thủ lĩnh Đông Phùng (冬逢) cùng em trai Ngỗi Cừ (隗渠) nhiều lần phản phục. Trương Ngực tru sát Đông Phùng, Ngỗi Cừ bỏ trốn đến phía tây, cho hai người đến trá hàng, thực chất để thăm dò quân tình. Ngực phát hiện ra việc này, liền trọng thưởng gián điệp, biến hai người này thành gián điệp của mình, quay về giết chết Ngỗi Cừ, yên ổn phía tây.[3]

Sau ba năm nhậm chức, Trương Ngực dời quận trị về nơi cũ, cho xây tường thành, người di không kể nam nữ đều tận tâm tận lực góp sức. Ba huyện Định Khoáng, Đài Đăng, Ti Thủy sản xuất nhiều vàng, sắt, muối nằm ở gần quận trị, nhưng lại bị di soái chiếm làm của riêng. Trương Ngực dẫn quân trấn áp, chém thủ lĩnh Định Khoáng là Lang Sầm (狼岑), lại mở tiệc chiêu an các tộc, từ ấy vật tư trong quận trở nên sung túc.[3]

Quận Hán Gia có bộ lạc Mao Ngưu, thủ lĩnh bộ lạc là Lang Lộ (狼路) có cô là vợ của Đông Phùng. Lang Lộ muốn trả thù, sai chú là Lang Ly (狼離) đến quan sát. Trương Ngực biết được, sai người đem rượu ban cho bọn người Lang Ly, lại đem vợ của Đông Phùng (vốn trước đó đã được Trương Ngực xá tội) thả về. Từ đó bộ lạc Mao Ngưu quy phụ. Trong vùng có đường lớn nghìn dặm nối đến Thành Đô, vốn chạy qua đất của Mao Ngưu nên trăm năm nay bỏ hoang không ai dám đi. Trương Ngực liền cho người đem quà phẩm đến ngỏ ý với Lang Lộ. Lộ nghe theo, đem cả gia quyến đến xin quy phụ với Ngực, đường từ đó được mở lại như trước. Lang Lộ lại cho thuộc hạ đến tiến cống triều đình Quý Hán, Hậu Chủ theo lời tấu xin của Ngực phong Lộ làm Mao Ngưu Bì vương. Hậu chủ cũng phong Ngực làm Phủ Nhung tướng quân, kiêm Thái thú Việt Tây. Sau 15 năm tiền nhiệm, Trương Ngực xin về Thành Đô, được phong làm Đãng khấu tướng quân.[3]

Dự phán cái chết

Phí Y tính tình quá khoan hòa cởi mở, dễ bị người khác tiếp cận mà mưu hại, vì vậy Trương Ngực lấy chuyện Sầm Bành bị thích khách ám sát để nhắc nhở Phí Y cảnh giác. Quả nhiên sau đó Phí Y bị tướng Ngụy trá hàng là Quách Tuần giết hại.[5]

Gia Cát Khác (cháu gọi Gia Cát Lượng bằng chú) làm quyền thần Đông Ngô, vì lập công lớn khi đẩy lui quân Ngụy nên có ý kiêu ngạo, muốn dẫn đại quân sang đánh tiếp. Trương Ngực viết thư khuyên Khác hoãn việc quân để trông coi Ngô chủ mới lập còn nhỏ tuổi, tập trung chỉnh đốn nội bộ, khuyến nông dưỡng sức. Khác không nghe, cuối cùng bị Trương Đặc đánh bại ở Hợp Phì. Không lâu sau Gia Cát Khác bị Tôn Tuấn bắt giết và tru di tam tộc.[3]

Tham gia Bắc phạt

Năm 254, nhân tướng Ngụy là Lý Giản hàng Thục, Trương Ngực theo Khương Duy tiến quân Địch Đạo. Trương Ngực lúc này đã bị bệnh nặng, phải dùng gậy để đứng. Nhiều người muốn Trương Ngực lưu thủ hậu phương, nhưng Ngực kiên quyết theo quân, thà chết trận sa trường. Trong lúc giao tranh, Trương Ngực bị Từ Chất giết chết trong lúc đánh lạc hướng quân địch đang truy đuổi Khương Duy.[3]

Gia đình

Con cái:

  • Trương Anh (張瑛), con trai trưởng, sau khi Trương Ngực chết được triều đình phong tước Tây hương hầu.[3]
  • Trương Hộ Hùng (張䕶雄), con trai thứ, sau khi Trương Ngực chết, tập tước Quan nội hầu của cha.[3]

Cháu:

  • Trương Dịch (張奕), cháu nội của Trương Ngực, tự Hi Tổ (希祖), làm quan cho nhà Tấn đến chức Thứ sử Lương Châu,[3] Thứ sử Kinh Châu, Nam Man hiệu úy, Trường Thủy hiệu úy.[6] Năm 303, Thứ sử Kinh Châu Lưu Hoằng đóng quân ở huyện Lương để đánh dẹp Trương Xương. Phạm Dương vương Tư Mã Hao phái Trường Thủy hiệu úy Trương Dịch đến ngăn trở. Trương Dịch bị Lưu Hoằng đánh bại, xử trảm.[7]

Trong văn hóa

Trong tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Ngực là một vị tướng cuối thời Thục Hán. Ông tham gia rất nhiều chiến dịch của Gia Cát Lượng và thể hiện sự đam mê cháy bỏng đối với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Gia Cát Lượng. Chính vì thế, đôi khi ông có sự tự tin thái quá vào năng lực thực sự bản thân và tự đặt mình vào nguy hiểm chết người, suýt chút nữa là chết trong tay Vương Song trước khi được Liêu HóaVương Bình cứu thoát và bị sa vào cạm bẫy rồi bị bắt bởi Chúc Dung phu nhân trong chiến dịch nam chinh. Ngay trước khi Gia Cát Lương qua đời, ông đã chỉ định Trương Ngực, cùng với Liêu Hóa, Mã ĐạiTrương Dực là những trung thần cần phải giữ lại.

Trong suốt chiến dịch Bắc phạt của Khương Duy, ông luôn khuyên Khương Duy nên tập trung cho những vấn đề trong nước hơn là tấn công Tào Ngụy. Ông mất mạng trong hồi 111 trong lúc giải cứu Khương Duy khỏi tay Trần Thái.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Chữ có hai cách đọc là Ngực (âm Ni) và Nghi (âm Yi). Tên người là Ni.
  2. ^ a b Nghiêm Khả Quân, Toàn Tam quốc văn, quyển 62, Thục (6).
  3. ^ a b c d e f g h i j k l Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Thục thư, quyển 13, Hoàng Lý Lã Mã Vương Trương truyện.
  4. ^ Thường Cừ, Hoa Dương quốc chí, quyển 7, Lưu Hậu chủ chí.
  5. ^ Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Thục thư, quyển 14, Tưởng Uyển Phí Y Khương Duy truyện.
  6. ^ Thường Cừ, Hoa Dương quốc chí, quyển 11, Hậu hiền chí.
  7. ^ Tư Mã Quang, Tư trị thông giám, Tấn kỷ, Quyển 85.
  • x
  • t
  • s
Nhân vật thời Hán mạtTam Quốc
Nhà
cai trị
Đông Hán
Tào Ngụy
Thục Hán
Đông Ngô
Tây Tấn
Khác
Hậu phi
phu nhân
Đông Hán
Đổng thái hậu • Hà thái hậu • Đổng quý nhân • Phục hoàng hậu • Tào hoàng hậu
Tào Ngụy
Đinh phu nhân • Biện phu nhân • Hoàn phu nhân • Chân hoàng hậu • Quách hoàng hậu • Ngu phi • Mao hoàng hậu • Quách hoàng hậu • Chân hoàng hậu • Trương hoàng hậu • Vương hoàng hậu • Biện hoàng hậu • Biện hoàng hậu
Thục Hán
Đông Ngô
Ngô phu nhân • Đại Kiều • Bộ phu nhân • Vương phu nhân • Vương phu nhân • Phan hoàng hậu • Toàn hoàng hậu • Hà thái hậu • Trương phu nhân • Chu hoàng hậu  • Đằng hoàng hậu
Khác
Triệu Nga • Thái Diễm • Hoàng Nguyệt Anh • Tiểu Kiều • Từ phu nhân • Tân Hiến Anh • Vương Dị • Tôn Lỗ Ban • Tôn Lỗ Dục • Lục Úc Sinh • Nguyễn phu nhân • Trương Xuân Hoa • Hạ Hầu Huy • Dương Huy Du • Vương Nguyên Cơ
Quan lại
Tào Ngụy
Ẩn Phồn • Bà Khâm • Bàng Dục • Bào Huân • Bỉnh Nguyên • Bùi Tiềm • Cao Đường Long • Cao Nhu • Chu Thước • Chung Do • Chung Dục • Diêm Ôn • Du Sở • Dương Bái • Dương Phụ • Dương Tu • Dương Tuấn • Đặng Dương • Đặng Hi • Đinh Dị • Đinh Mật • Đinh Nghi • Đinh Phỉ • Đô Thị Ngưu Lợi • Đỗ Kỳ • Đỗ Tập • Đỗ Thứ • Đổng Chiêu • Đổng Ngộ • Giả Hủ • Hạ Hầu Hòa • Hạ Hầu Huệ • Hạ Hầu Huyền • Hạ Hầu Uy • Hà Yến • Hàm Đan Thuần • Hàn Kỵ • Hàn Phạm • Hàn Tung • Hạo Chu • Hí Chí Tài • Hình Ngung • Hình Trinh • Hoa Hâm • Hòa Hiệp • Hoàn Điển • Hoàn Giai • Hoàn Phạm • Hoàn Uy • Hồ Chất • Hứa Chi • Hứa Doãn • Hứa Du • Kê Hỉ • Kê Khang • Khoái Việt • Lệnh Hồ Ngu • Lệnh Hồ Thiệu • Lộ Túy • Lư Dục • Lưu Dị • Lưu Diệp • Lưu Đào • Lưu Nghị • Lưu Phóng • Lưu Phức • Lưu Thiệu • Lưu Tiên • Lưu Tĩnh • Lưu Trinh • Lương Mậu • Lương Tập • Lý Nghĩa • Lý Phong • Lý Thắng • Mã Tuân • Mãn Vĩ • Mạnh Khang • Mạnh Kiến • Mao Giới • Mộc Tịnh • Ngu Tùng • Nguyễn Tịch • Nguyễn Vũ • Ngư Hoạn • Ôn Khôi • Phó Cán • Phó Hỗ • Phó Huyền • Phó Tốn • Quách Gia • Quốc Uyên • Sơn Đào • Tào Bưu • Tào Cứ • Tào Hùng • Tào Hi • Tào Lễ • Tào Vũ • Tảo Chi • Tân Tì • Tân Sưởng • Tất Kham • Thạch Thao • Thôi Diệm • Thôi Lâm • Thôi Tán • Thương Từ • Thường Lâm • Tiết Đễ • Tô Lâm • Tôn Tư • Tôn Ung • Trần Đăng • Trần Kiều • Trần Lâm • Trần Quần • Trình Dục • Trình Vũ • Trịnh Hồn • Trịnh Mậu • Trịnh Tiểu Đồng • Trịnh Xung • Trọng Trường Thống • Trương Cung • Trương Ký • Trương Phạm • Trương Tập • Trương Thừa • Tuân Du • Tuân Duyệt • Tuân Dực • Tuân Nghĩ • Tuân Úc • Tuân Vĩ • Tư Mã Chi • Tư Mã Lãng • Tư Mã Phu • Tư Mã Sư • Tư Mã Ý • Từ Cán • Từ Mạc • Từ Tuyên • Tưởng Ban • Tưởng Tế • Ứng Cừ • Ứng Sướng • Ứng Thiệu • Vệ Ký • Vệ Trăn • Vi Đản • Vi Khang • Viên Hoán • Viên Khản • Vũ Chu • Vương Hùng • Vương Lãng • Vương Nghiệp • Vương Quán • Vương Quảng • Vương Tất • Vương Tu • Vương Túc • Vương Tư • Vương Tượng • Vương Xán
Thục Hán
Ân Quán • Âm Hóa • Bàng Lâm • Bàng Thống • Bành Dạng • Bùi Tuấn • Diêu Trụ • Doãn Mặc • Dương Hồng • Dương Hí • Dương Nghi • Dương Ngung • Đặng Lương • Đỗ Quỳnh • Đỗ Vi • Đổng Doãn • Đổng Hòa • Đổng Khôi • Đổng Quyết • Gia Cát Kiều • Gia Cát Lượng • Gia Cát Quân • Giản Ung • Hà Chi • Hà Tông • Hoàng Hạo • Hồ Tiềm • Hứa Tĩnh • Hứa Từ • Hướng Lãng • Khước Chính • Lã Khải • Lã Nghệ • Lai Mẫn • Lại Cung • Liêu Lập • Lưu Ba • Lưu Cán • Lưu Diệm • Lưu Độ • Lý Mạc • Lý Mật • Lý Thiệu • Lý Triều • Lý Nghiêm • Lý Phong • Lý Phúc • Lý Soạn • Mã Lương • Mạnh Quang • My Trúc • Phàn Kiến • Pháp Chính • Phí Thi • Phí Y • Quách Du Chi • Tần Mật • Tập Trinh • Thường Úc • Tiều Chu • Tôn Càn • Tông Dự • Trần Chấn • Trần Chi • Trần Thọ • Trình Kỳ • Trương Biểu • Trương Duệ • Trương Thiệu • Trương Tồn • Từ Thứ • Tưởng Hiển • Tưởng Uyển • Xạ Kiên • Xạ Viên • Y Tịch • Vương Liên • Vương Mưu • Vương Phủ • Vương Sĩ
Đông Ngô
Ân Lễ  • Bộ Chất • Bộc Dương Hưng • Cố Đàm • Cố Đễ • Cố Thiệu • Cố Ung • Cố Vinh • Chu Trị • Chung Ly Mục • Diêu Tín • Dương Đạo • Dương Trúc • Đằng Dận • Đằng Mục • Đằng Tu • Đinh Mật • Đổng Triều • Gia Cát Cẩn • Gia Cát Khác • Hà Định • Hạ Thiệu • Hà Thực • Hác Phổ • Hoa Dung • Hoa Hạch • Hoàn Di • Hoằng Cầu • Hồ Tống • Hồ Xung • Hứa Cống • Khám Trạch • Kỵ Diễm • Kỷ Trắc • Lã Ý • Lạc Thống • Lâu Huyền • Lỗ Túc • Lục Cơ • Lục Hỉ • Lục Khải • Lục Mạo • Lục Tích • Lục Vân • Lục Y • Lưu Cơ • Lưu Đôn • Mạnh Nhân • Nghiêm Tuấn • Ngô Xán • Ngô Phạm • Ngu Phiên • Ngu Dĩ • Ngu Thụ • Phan Tuấn • Phạm Chẩn • Phạm Thận • Phùng Hi • Sầm Hôn • Tạ Cảnh • Tạ Thừa • Thạch Vĩ • Thái Sử Hưởng • Thẩm Hành • Thị Nghi • Tiết Doanh • Tiết Hủ • Tiết Tống • Toàn Ký • Toàn Thượng • Tôn Bá • Tôn Dực • Tôn Đăng • Tôn Hòa • Tôn Khuông • Tôn Kỳ • Tôn Lâm • Tôn Lự • Tôn Phấn • Tôn Thiệu • Tôn Tuấn • Tôn Tư • Tôn Ý • Trần Hóa • Triệu Đạt • Trình Bỉnh • Trương Chấn • Trương Chiêu • Trương Đễ • Trương Hoành • Trương Hưu • Trương Nghiễm • Trương Ôn • Trương Thừa • Từ Tường • Ung Khải • Vạn Úc • Vi Chiêu • Vương Phồn
Tây Tấn
Bùi Khải • Bùi Tú • Đỗ Chẩn • Đỗ Liệt • Giả Sung • Hà Phàn • Hà Tăng • Hà Trinh • Hầu Sử Quang • Hoàng Phủ Yến • Hồ Uy • Hướng Hùng • Lư Khâm • Lưu Nghị • Lưu Thực • Ngụy Thư • Phan An • Phùng Dư • Thọ Lương • Thoán Cốc • Thường Kỵ • Tô Du • Trương Hoa • Tuân Húc • Tư Mã Du • Ứng Trinh • Vệ Quán • Văn Lập • Vương Lãm • Vương Nghiệp • Vương Nhung • Vương Thẩm • Vương Tường
Khác
Lư Thực • Trương Nhượng • Triệu Trung • Tào Tung • Trương Ôn • Hàn Phức • Hoàng Uyển • Ngũ Quỳnh • Trần Cung • Thư Thụ • Điền Phong • Thẩm Phối • Bàng Kỷ • Quách Đồ • Tân Bình • Điền Trù • Đào Khiêm • Tuân Thầm • Trịnh Thái • Hà Ngung • Phó Tiếp • Cái Huân • Trần Kỷ • Trần Khuê • Trương Dương • Triệu Kỳ • Dương Bưu • Mã Mật Đê • Vương Doãn • Sĩ Tôn Thụy • Khổng Dung • Khổng Trụ • Tang Hồng • Ngụy Phúng • Lý Tiến • Lý Nho • Trương Mạc • Trương Siêu • Quản Ninh • Viên Di • Vương Liệt • Thái Ung • Gia Cát Huyền • Lưu Kỳ • Khoái Lương • Hàn Huyền • Đổng Phù • Triệu Vĩ • Vương Thương • Trương Tùng
Tướng
lĩnh
Tào Ngụy
Ân Thự • Bàng Đức • Bàng Hội • Cao Lãm • Châu Thái • Chu Cái • Chu Linh • Chung Hội • Diêm Hành • Diêm Nhu • Doãn Lễ • Doãn Phụng • Dương Hân • Dương Kỵ • Đặng Ngải • Đặng Trung • Điền Dự • Điền Tục • Điển Vi • Đới Lăng • Giả Quỳ • Giả Tín • Gia Cát Đản • Hạ Hầu Đôn • Hạ Hầu Hiến • Hạ Hầu Mậu • Hạ Hầu Nho • Hạ Hầu Thượng • Hạ Hầu Uyên • Hạ Hầu Vinh • Hác Chiêu • Hàn Hạo • Hàn Tống • Hầu Âm • Hầu Thành • Hoàng Hoa • Hồ Liệt • Hồ Phấn • Hồ Tuân • Hứa Chử • Hứa Nghi • Khiên Chiêu • Lã Khoáng • Lã Kiền • Lã Thường • Lã Tường • Lâu Khuê • Lộ Chiêu • Lỗ Chi • Lưu Đại • Lưu Huân • Lý Điển • Lý Phụ • Lý Thông • Mãn Sủng • Ngô Chất • Ngô Đôn • Ngưu Kim • Ngụy Bình • Ngụy Tục • Nhạc Lâm • Nhạc Tiến • Nhâm Tuấn • Phí Diệu • Quách Hoài • Quán Khâu Kiệm • Sư Toản • Sử Hoán • Tang Bá • Tào Chân • Tào Chương • Tào Hồng • Tào Hưu • Tào Nhân • Tào Sảng • Tào Thái • Tào Thuần • Tào Triệu • Tần Lãng • Tất Quỹ • Thái Dương • Thành Công Anh • Thân Nghi • Tiên Vu Phụ • Tiêu Xúc • Tô Tắc • Tôn Lễ • Tôn Quán • Tống Hiến • Trần Thái • Triệu Ngang • Triệu Nghiễm • Triệu Tiển • Trương Cáp • Trương Đặc • Trương Hổ • Trương Liêu • Trương Tú • Tư Mã Vọng • Từ Hoảng • Văn Hổ • Văn Khâm • Văn Sính • Văn Thục • Vu Cấm • Vương Bí • Vương Kinh • Vương Lăng • Vương Song • Vương Sưởng • Vương Trung • Xương Hi
Thục Hán
Bàng Hi • Cao Tường • Câu Phù • Diêm Vũ • Đặng Chi • Gia Cát Chiêm • Gia Cát Thượng • Hạ Hầu Bá • Hạ Hầu Lan • Hoàng Trung • Hoàng Quyền • Hoắc Dặc • Hoắc Tuấn • Hồ Tế • Hướng Sủng • Khương Duy • La Hiến • Liêu Hóa • Liễu Ẩn • Lôi Đồng • Lôi Tự • Lưu Bàn • Lưu Mẫn • Lưu Phong • Lưu Tuần • Lưu Ung • Lý Khôi • Mã Đại • Mã Siêu • Mã Tắc • Mã Trung • Mạnh Đạt • Mạnh Hoạch • Nghiêm Nhan • Ngô Ban • Ngô Lan • Ngô Ý • Ngụy Diên • Phí Quán • Phó Dung • Phó Thiêm • Phụ Khuông • Phùng Tập • Quan Bình • Quan Hưng • Quan Vũ • Sa Ma Kha • Tập Trân • Thân Đam • Trác Ưng • Trần Đáo • Trần Thức • Triệu Lũy • Triệu Vân • Trương Dực • Trương Nam • Trương Ngực • Trương Phi • Tưởng Bân • Tưởng Thư • Viên Lâm • Vương Bình • Vương Hàm • Vương Tự
Đông Ngô
Bộ Cơ • Bộ Hiệp • Bộ Xiển • Cam Ninh • Chu Cứ • Chu Dận • Chu Du • Chu Dị • Chu Hoàn • Chu Nhiên • Chu Phường • Chu Tài • Chu Thái • Chu Thiệu • Chu Xử • Chung Ly Tuân • Cố Dung • Cố Thừa • Cốc Lợi • Đào Hoàng • Đào Tuấn • Đinh Phong • Đinh Phụng • Đổng Tập • Đường Tư • Gia Cát Dung • Gia Cát Tịnh • Hạ Đạt • Hạ Tề • Hàn Đương • Hoàng Cái • Kỷ Chiêm • Lã Cứ • Lã Đại • Lã Khải • Lã Mông • Lã Phạm • Lăng Tháo • Lăng Thống • Lỗ Thục • Lục Cảnh • Lục Dận • Lục Kháng • Lục Tốn • Lục Yến • Lưu A • Lưu Bình • Lưu Lược • Lưu Tán • Lưu Toản • Lý Dị • Lý Úc • Mã Mậu • Mã Trung • My Phương • Ngô Cảnh • Ngô Ngạn • Ngu Tiện • Ngu Trung • Nhuế Huyền • Phan Chương • Phan Lâm • Phạm Cương • Quách Mã • Sĩ Nhân • Tạ Tinh • Thái Sử Từ • Thẩm Oánh • Thi Tích • Tiên Vu Đan • Toàn Dịch • Toàn Đoan • Toàn Tông • Toàn Tự • Tô Phi • Tổ Lang • Tổ Mậu • Tôn Ân • Tôn Bí • Tôn Cảo • Tôn Chấn • Tôn Di • Tôn Dị • Tôn Du • Tôn Hâm • Tôn Khải • Tôn Lãng • Tôn Lân • Tôn Hà • Tôn Hiệu • Tôn Hoàn • Tôn Hoán • Tôn Phụ • Tôn Thiều • Tôn Tịnh • Tôn Tuấn • Tôn Tùng • Tống Khiêm • Trần Biểu • Trần Tu • Trần Vũ • Trình Phổ • Trịnh Trụ • Trương Bố • Trương Đạt • Tu Doãn • Tu Tắc • Từ Côn • Từ Thịnh • Tưởng Khâm • Vu Thuyên • Vương Đôn
Tây Tấn
Chu Tuấn • Dương Hỗ • Dương Tắc • Dương Tông • Dương Triệu • Đỗ Dự • Đổng Nguyên • Đường Bân • Gia Cát Tự • Hồ Uyên • Khiên Hoằng • Lý Tùng • Mã Long • Mao Cảnh • Mạnh Cán • Thạch Bao • Thoán Năng • Trần Khiên • Tôn Tú • Tuân Khải • Tư Mã Dung • Tư Mã Lượng • Tư Mã Phụ • Tư Mã Trụ • Tư Mã Tuấn • Vương Hồn • Vương Tố • Vương Tuấn
Khác
Trương Bảo • Trương Lương • Trương Yên • Mã Nguyên Nghĩa • Hoàng Phủ Tung • Chu Tuấn • Hà Tiến • Đinh Nguyên • Từ Cầu • Hoa Hùng • Chủng Tập • Chủng Thiệu • Bào Tín • Kỷ Linh • Kiều Nhuy • Lôi Bạc • Trần Lan • Văn Xú • Nhan Lương • Khúc Nghĩa • Lý Thôi • Quách Dĩ • Trương Tế • Phàn Trù • Đoàn Ổi • Từ Vinh • Hồ Chẩn • Dương Định • Tào Báo • Lưu Tích • Giả Long • Trương Nhiệm • Lưu Khôi • Dương Ngang • Dương Nhiệm • Biên Chương • Bắc Cung Ngọc • Lý Văn Hầu • Thuần Vu Quỳnh • Viên Hi • Cao Cán • Cao Thuận • Thành Liêm • Tào Tính • Hác Manh • Trương Tiện • Liễu Nghị • Trách Dung • Hầu Tuyển • Trình Ngân • Trương Hoành • Thành Nghi • Lý Kham • Mã Ngoạn • Dương Thu • Lương Hưng • Lý Mông • Vương Phương • Đổng Thừa • Dương Phụng • Hàn Tiêm • Lã Giới • Vương Uy • Hoàng Tổ
Khác
Bàng Đức Công • Chu Bất Nghi • Chu Kiến Bình • Chu Quần • Chu Tuyên • Đỗ Quỳ • Đổng Phụng • Điêu Thuyền • Hạ Hầu Xứng • Hoa Đà • Hoàng Phủ Mật • Hoàng Thừa Ngạn • Hồ Chiêu • Mã Hưu • Mã Thiết • Lã Hưng • Lưu Huy • Mã Quân • Nễ Hành • Quản Lộ • Tả Từ • Tào Bất Hưng • Tào Thực • Tào Xung • Thành Tế • Tuân Sảng • Tuân Xán • Tống Trọng Tử • Tôn Thiệu • Triệu Nguyệt • Trịnh Huyền • Nhâm An • Trương Bao • Trương Tiến • Trương Trọng Cảnh • Tư Mã Huy • Vương Bật
Liên quan