Từ Hoảng

Từ Hoảng
Chân dung Từ Hoảng trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn nghĩa thời nhà Thanh
Tên thật Từ Hoảng (徐晃)
Tự Công Minh (公明)
Hiệu Dương Bình hầu (陽平侯)
Thông tin chung
Thế lực Tào Ngụy
Chức vụ Hữu Tướng Quân (右將軍)
Sinh 169
Hà Đông, Dương Quận (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây)
Mất 228
Thụy hiệu Tráng Hầu (壯侯)
Con cái Từ Cái

Từ Hoảng (chữ Hán: 徐晃; bính âm: Xu Huang; (169-228), tự Công Minh (公明), là danh tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trong đời binh nghiệp, Từ Hoảng thể hiện tài năng quân sự, lập được nhiều chiến công, nổi bật nhất là việc phá được vòng vây của Quan Vũ trong Trận Tương Dương-Phàn Thành. Ông được sử gia Trần Thọ, tác giả của Tam quốc chí, xếp vào hàng Ngũ tử lương tướng của Tào Ngụy, cùng với Nhạc Tiến, Trương Cáp, Trương LiêuVu Cấm; và được đời sau đánh giá là một trong những võ tướng giỏi nhất của Tào Tháo.

Cuộc đời và sự nghiệp

Thời trẻ

Từ Hoảng sinh ở Hà Đông, huyện Dương (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây) vào cuối thời Đông Hán. Lúc trẻ ông làm quận lại (một chức quan nhỏ) ở địa phương, sau đó gia nhập quân của Dương Phụng. Hoảng đánh giặc Khăn Vàng có công, được cho làm Kỵ Đô Úy (chỉ huy kỵ binh).

Dưới trướng Dương Phụng

Năm 192, sau khi Đổng Trác chết, Lý Thôi-Quách Dĩ làm loạn ở Trường An. Từ Hoảng khuyên Dương Phụng hộ tống Hán Hiến Đế về Lạc Dương (lúc đó gần như đã bị phá hủy hoàn toàn), Phụng nghe theo.

Hiến Đế qua sông Hoàng Hà tới An Ấp, phong Hoảng làm Đô Đình hầu (都亭侯). Lúc đến Lạc Dương, trong đám quan lại đi theo có Hàn Tiêm, Đổng Thừa hàng ngày gây sự, tranh đấu với nhau. Từ Hoảng khuyên Dương Phụng mời Tào Tháo vào kinh giúp hộ giá, Phụng lại nghe theo.

Đầu năm 196, Tào Tháo cũng dẫn quân đến Lạc Dương, đón Hán Hiến đế về Hứa Xương. Từ Hoảng khuyên Dương Phụng hàng Tào, ban đầu Dương Phụng nghe theo nhưng sau đổi ý, muốn dẫn quân đuổi theo Tháo để mang Hán Hiến Đế về nhưng không kịp. Hoảng vẫn theo Dương Phụng.

Tháng 11 năm 196, Tào Tháo dẫn binh đánh Dương Phụng ở huyện Lương. Phụng bị Tháo đánh bại, bỏ chạy đi theo Viên Thuật. Từ Hoảng hàng Tào.

Dưới trướng Tào Tháo

Giúp Tào bình định Hà Bắc

Tào Tháo sai Từ Hoảng dẫn binh đi đánh dẹp giặc ở các huyện Quyển và Nguyên Vũ. Hoảng phá được giặc trở về, được phong làm Bì Tướng quân (裨將軍).

Năm 198, Từ Hoảng theo Tào Tháo đi đánh Lã Bố ở Từ châu. Hoảng đánh bại, thu hàng được hai bộ tướng của Lã Bố là Triệu Thuần (趙庶) và Lý Cấu (李鄒). Ông lại cùng Sử Hoán đánh giết được tướng cũ của Trương Dương là Tuy Cố (眭固) ở Hà Nội.

Năm 200, lực lượng của Tào Tháo và Viên Thiệu đối đầu ở Quan Độ, Từ Hoảng đi theo tham chiến. Quân Tào liên tiếp đánh bại Lưu Bị (lúc này đang theo Viên Thiệu), rồi Nhan Lương ở Bạch Mã, Văn Xú ở Diên Tân. Hoảng có công, được phong làm Thiên tướng quân (偏將軍).

Sau khi đi giúp Tào Hồng đánh cường tặc Chúc Tí (祝臂) ở Thủy Ân, ông lại được phái đi tấn công lương thảo của Viên Thiệu ở Cố Thị cùng Sử Hoán. Tào Tháo xét công Hoảng rất lớn, phong Đô Đình hầu (都亭侯).

Năm 202, Viên Thiệu bại binh, ốm chết, Tào Tháo tiếp tục tiến đánh các con của Thiệu, vây Nghiệp quận, phá Hàm Đan.

Chiếm Dịch Dương, khuyên Tào Tháo

Năm 203, huyện lệnh Dịch Dương là Hàn Phạm giả vờ đầu hàng, chuẩn bị phòng ngự đầy đủ rồi chống cự với quân Tào. Từ Hoảng được phái đến phá thành, nhưng ông không đánh mà viết thư buộc vào tên, bắn vào trong thành. Hàn Phạm đọc thư xong, mở cửa ra hàng Từ Hoảng.

Tào Tháo vốn có chính sách hễ thành nào chống cự thì sau khi phá xong sẽ giết sạch, nhưng Từ Hoảng phân tích lợi hại, xin Tháo tha cho dân thành Dịch Dương để các thành trì khác theo đó mà cũng ra hàng. Tào Tháo khen lời ấy.

Từ Hoảng lại được biệt phái đến Mao Thành, đặt phục binh đánh úp lấy được 3 đồn địch, rồi theo Tháo đi phá Viên Đàm ở Nam Bì, dẹp loạn ở Bình Nguyên, đuổi đánh Viên Hi, Viên Thượng.

Năm 206, Hoảng tham gia chinh phạt quân Ô Hoàn (chứa chấp Viên Thượng, Viên Hi) ở trận núi Bạch Lang (白狼山). Quân Tào thắng lớn, Đạp Đốn tử trận. Tào Tháo xét công, ban cho ông làm Hoàng Dã Tướng quân (橫野將軍).

Tham chiến ở Kinh châu

Năm 208, Tào Tháo tiến binh lấy Kinh Châu, Từ Hoảng đi theo. Tháo lấy được Kinh Châu rồi, lại muốn dùng thủy quân Kinh Châu để đánh chiếm Đông Ngô.

Tôn Quyền liên minh với Lưu Bị, cử Chu Du làm Đại Đô đốc thống lĩnh liên quân. Du dùng kế hỏa công của Hoàng Cái, đánh quân Tào đại bại trong trận Xích Bích. Tào Tháo rút chạy, để Từ Hoảng ở lại giúp Tào Nhân giữ Giang Lăng.

Hoảng giữ Phàn Thành, đánh dẹp địch ở các huyện Trung Lư, Lâm Tự, Nghi Thành, rồi lại đem quân đi giúp Mãn Sủng đánh Quan Vũ ở Hán Tân, giúp Tào Nhân chống Chu DuGiang Lăng.

Tế mộ tiền nhân

Năm 210, Từ Hoảng dẫn quân đánh dẹp phản loạn ở Thái Nguyên, vây chiếm thành Đại Lăng, giết đầu lĩnh của giặc là Thương Diệu (商曜).

Năm 211, Hàn Toại, Mã Siêu làm phản ở Tây Lương, Tào Tháo sai Từ Hoảng đến đóng binh ở Phần Âm để phủ dụ xứ Hà Đông. Đây là quê hương của Từ Hoảng, nên Tháo ban cho ông thịt bò và rượu để dâng lên mộ tiền nhân.

Hiến kế vượt sông, giúp bình Tây Lương

Tào Tháo dẫn đại quân đến Đồng Quan, sợ không sang sông Vị Hà được, gọi Từ Hoảng đến hỏi. Hoảng xin được đi lên thượng nguồn phía Bắc, vượt sông Hoàng Hà ở bến Bồ Phản, cắt đường lui của địch ở ải Đồng Quan. Tháo khen hay.

Từ Hoảng cùng Chu Linh dẫn 4000 quân qua bến Bồ Phản, cắm trại chưa xong thì bị Lương Hưng đem 5000 quân đến đánh. Hoảng đánh lui quân Tây Lương, đại quân Tào Tháo nhờ đó qua sông an toàn.

Năm 211, trận Đồng Quan kết thúc với thắng lợi của quân Tào, Mã Siêu đại bại bỏ chạy đi trốn sâu trong đất của các tộc người thiểu số. Tào Tháo sai Từ Hoảng đi giúp Hạ Hầu Uyên bình định rợ Đê ở Du Mi và Khiên Chư, rồi cùng hội quân ở An Định.

Tào Tháo về Nghiệp quận, lại sai Hoảng và Uyên đi bình định dư đảng Toại-Siêu ở huyện Phu và huyện Hạ Dương. Quân Tào giết được Lương Hưng, thu hàng hơn ba nghìn hộ.

Tiếp đó, Từ Hoảng được biệt phái đi đến đánh dẹp người Đê ở vùng núi Độc và núi Cừu Di, được thăng là Bình Khấu Tướng quân (平寇將軍). Hoảng lại đi giải vây cho Trương Thuận (張順), đánh lấy hơn 30 đồn binh của bọn giặc Trần Phúc (陳福).

Tham chiến ở Hán Trung

Năm 215, Tào Tháo bình định Hán Trung, chiêu hàng Trương Lỗ, để Từ Hoảng và Hạ Hầu Uyên ở lại giữ ải Dương Bình phòng Lưu Bị. Bị sai Trần Thức lập hơn mười doanh trại chặn Mã Minh Các, cắt đứt đường vận lương và liên lạc của Hạ Hầu Uyên. Từ Hoảng đem binh đánh phá, quân Thục thua to, rơi xuống sơn cốc chết rất nhiều. Tào Tháo nghe tin mừng, ban cho Hoảng được cầm giả tiết.

Năm 217, Lưu Bị tiến đánh Hán Trung, quân Trương Phi đánh được Trương Cáp, nhưng sau đó lại bị quân Tào Hồng, Tào Hưu chặn lại. Giao tranh kéo dài đến năm 219. Năm đó, Lưu Bị vây đánh Hạ Hầu Uyên ở núi Định Quân, Hoàng Trung dẫn quân phá doanh trại Tào, Uyên tử trận. Trương Cáp tạm thay Uyên, tiếp tục chống cự.

Tào Tháo lo lắng, sai Tào Chân dẫn quân đi cứu, Từ Hoảng đánh bại tướng Thục là Cao Tường ở Dương Bình, phục hồi một phần sĩ khí quân Tào.[1] Đại quân Tào Tháo đến sau, cầm cự với Lưu Bị, nhưng vận chuyển lương thảo khó khăn, nản lòng rồi rút về, Hán Trung bị mất vào tay Lưu Bị.

Trong trận này, do quân Tào thiếu lương, nhiều tướng sĩ vì đói ăn, bỏ chạy sang hàng quân Thục, trong số đó có Vương Bình. Nhưng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhằm hạ uy phe Tào Ngụy, nhà văn La Quán Trung đã hư cấu nên tình tiết nhân vật Từ Hoảng muốn bắt chước mẹo của người xưa, "phó tướng" là Vương Bình can ngăn không nghe. Nhân vật Từ Hoảng thua trận về lại đổ tội muốn giết nhân vật Vương Bình, khiến Bình bỏ sang hàng Thục.

Giải vây Phàn Thành

Chiến tích quan trọng nhất trong binh nghiệp của Từ Hoảng là trận chiến với quân Quan Vũ ở Phàn Thành (nay thuộc Tương Phàn, Hồ Bắc).

Năm 219, Quan Vũ từ Giang Lăng xuất binh bao vây Tương Dương và Phàn Thành. Cánh quân tiếp viện đầu tiên do Vu CấmBàng Đức chỉ huy bị lũ lụt sông Hán Thủy tiêu diệt, Tào Nhân ở Phàn Thành và Lã Thường ở Tương Dương bị vây cấp đã lâu, thành sắp vỡ. Ban đầu Tào Tháo rúng động, định dời Đô, sau nghe lời Tư Mã ÝTưởng Tế mới thôi, và phái Từ Hoảng dẫn cánh quân tiếp viện thứ hai đi cứu Tương-Phàn.

Mưu đoạt Yển thành

Do quân tinh nhuệ theo Vu Cấm đã chết chìm hết, quân của Từ Hoảng lần này phần lớn là tân binh, không được tập luyện bài bản. Từ Hoảng vừa đến Dương Lăng Pha đóng quân, Tào Tháo đã phái Từ Thương và Lã Kiền đến, dặn dò rằng: "Phải đợi binh mã đến đủ, rồi cùng tiến".

Từ Hoảng đem binh đến Yển thành, giả vờ đào hào xung quanh để cắt đứt đường tiếp tế lương thảo. Quân Thục bị lừa, tự đốt đồn bỏ chạy, Hoảng chiếm được Yển thành, bước đầu trong việc phá vòng vây của địch.

Đối mặt trước trận

Lúc này quân doanh 2 bên đã đối diện nhau, Quan Vũ đành dẫn binh ra giáp mặt Từ Hoảng. Cả hai đều là người quận Hà Đông, từ nhỏ đã quen biết nhau và quan hệ khá tốt.

Thục ký viết: Vũ cùng Hoảng khi xưa rất quí trọng nhau, lúc ấy trông xa nói chuyện, chỉ nói chuyện thường ngày, không nhắc việc quân. Chốc lát, Hoảng quay đầu ngựa truyền lệnh: "Ai lấy được đầu Vân Trường, thưởng ngàn cân vàng!" Vũ lo sợ cuống cuồng,[2] hỏi Hoảng rằng: "Đại huynh sao lại nói như vậy?" Hoảng đáp: "Ấy chỉ bởi việc nước mà thôi."

Từ Hoảng tiến binh, quân Thục vây vùng Tam Trượng. Còn chưa giao chiến, thì Tào Tháo sai Ân Thự và Chu Cái dẫn 1 vạn quân đến tiếp viện cho Từ Hoảng. Sau khi quân tiếp viện đến, Từ Hoảng lập tức phát binh tấn công trực tiếp vào trại Quan Vũ.

Quan Vũ vốn cho quân đóng trại ở Vi Đầu, lại lập thêm đồn ở Tứ Trủng. Từ Hoảng giương đông kích tây, phao tin đánh trại Vi Đầu của Vũ, nhưng kỳ thực lại đánh đồn Tứ Trủng. Quan Vũ mắc mưu, dồn quân phòng thủ trại Vi Đầu, nên đồn Tứ Trủng bị đánh sắp vỡ. Vũ phải đích thân dẫn 5000 quân ra đánh, bị Từ Hoảng đánh lui. Hoảng đuổi theo phá tan đội hình quân Thục. Binh sĩ của Vũ bị đẩy xuống sông Hán Thủy chết rất nhiều, Phàn Thành được giải vây.

Lúc này thủy quân của Quan Vũ vẫn chiếm cứ Miến Thủy, Tương Dương vẫn tiếp tục bị bao vây. Quân của Từ Hoảng tuy phá được vòng vây ở Phàn Thành nhưng không có thủy quân, nên không thể ứng cứu cho Tương Dương. Nhưng khi nghe tin Giang Lăng thất thủ do bị quân Đông Ngô đánh lén, Quan Vũ phải bỏ vòng vây, lập tức dẫn binh quay về nam.

Tào Tháo được tin thắng trận, khen rằng:

"Giặc đào hào kín mít, rải chông chà, mười phần trầm trọng, tướng quân hết sức đánh, thu được toàn thắng, lại phá vòng vây của địch, chém được nhiều đầu giặc..." "Ta dụng binh hơn 30 năm, cũng có nghe đến cái khéo dùng binh của người xưa, mà chưa thấy có ai xông thẳng vào vòng vây của địch như vậy... Vả lại vòng vây ở Phàn Thành-Tương Dương, còn hơn vòng vây ở thành Cử-Tức Mặc. Công lao của tướng quân còn hơn cả Tôn Vũ, Nhương Thư."

Sau khi Quan Vũ rút quân, chỉnh đốn quân mã, rồi quay về Ma Pha. Đích thân Tào Tháo ra ngoài thành 7 dặm để nghênh đón Từ Hoảng, bày tiệc rượu mở đại hội.

Bấy giờ chư quân đều tụ tập ở đó, Tào Tháo đi lần lượt các doanh trại, quân sĩ của các tướng khác vì muốn xem mặt Ngụy vương nên đều mất hàng ngũ, nhưng quân của Từ Hoảng vẫn hàng nào đội ấy, răm rắp một lượt. Tào Tháo thấy vậy khen rằng: "Từ tướng quân quả thật có dáng như Chu Á Phu ngày trước!"

Phụng sự Tào Phi, Tào Duệ

Năm 220, Tào Tháo chết, Tào Phi nối ngôi Ngụy vương, Từ Hoảng tiếp tục được tin dùng. Ông được phong làm Hữu tướng quân (右將軍) và Lục Hương hầu (逯鄉侯).

Tào Phi phế Hán lập Ngụy, lên ngôi Hoàng đế, Từ Hoảng lại được phong tước hiệu Dương hầu (楊侯).

Phi cử Từ Hoảng cùng Hạ Hầu Thượng đánh lấy được Thượng Dung của Lưu Bị, rồi lại cử Hoảng đi trấn thủ Dương Bình, đổi phong tước Dương Bình hầu (陽平侯).

Năm 226, Tào Phi chết, Tào Duệ lên ngôi nối dõi, phái Từ Hoảng đến giữ Tương Dương chống Gia Cát Cẩn của quân Ngô. Hoảng được tặng thưởng thực ấp thêm 200 hộ, tổng là 3100 hộ.

Qua đời và hậu duệ

Năm 227, Từ Hoảng bệnh nặng, trước khi mất để lại di mệnh cho con cháu làm tang lễ đơn giản, chỉ được dùng thường phục để an táng. Ngụy Minh Đế ban cho ông thụy hiệu là Tráng hầu (壯侯). Con của ông là Từ Cái (徐蓋) được tập tước cha, rồi đến con của Cái là Từ Phách (徐霸). Ngụy Minh Đế chia ấp riêng cho gia đình ông, phong hai người cháu của ông làm Liệt hầu.

Nhận định

Tác giả Tam quốc chí, sử gia Trần Thọ viết về Từ Hoảng:

Hoảng có tính tiết kiệm, giản dị mà cẩn thận, khi dẫn quân đi thường cho người dò xét ở đằng xa; nếu trước đánh không thắng, thì sau lại gắng đánh tiếp, truy đuổi quân địch đến khi giành thắng lợi. Quân sĩ vì thế chẳng được nhàn hạ; Hoảng thường than rằng: "Cổ nhân thường lo chẳng gặp được đấng minh quân, nay ta may mắn gặp được, phải lấy việc lập công để báo đáp, đâu vì danh dự cá nhân!" Hoảng trọn đời chẳng chịu kết giao bè phái.

Hình tượng trong văn học

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Từ Hoảng xuất hiện lần đầu ở chương 13. Cũng giống như trong lịch sử, Từ Hoảng làm tướng dưới quyền Dương Phụng và đang hộ tống Hán Hiến Đế về Lạc Dương sau khi Đổng Trác chết. Khi Tào Tháo đến Lạc Dương, Dương Phụng sai Từ Hoảng chặn đường. Tháo thấy Từ Hoảng uy phong lẫm liệt, có lòng khen thầm, nên sai võ tướng dũng mãnh nhất của mình là Hứa Chử giao chiến với nhân vật Từ Hoảng.

Hai bên đánh nhau hơn năm mươi hiệp vẫn không phân thắng bại. Tào Tháo thấy Từ Hoảng anh hùng, có lòng yêu mến nên cho rút quân về. Sau đó, Tào Tháo sai quân sư Mãn Sủng, một người cùng làng với Từ Hoảng, sang thuyết phục Từ Hoảng về hàng Tháo. Đêm đó, Mãn Sủng cải trang thành tên lính và lẻn vào trại địch. Sau khi bị thuyết phục, Từ Hoảng quyết định sang hàng Tào Tháo. Mãn Sủng khuyên Từ Hoảng giết Dương Phụng, nhưng vì là người nghĩa sĩ quân tử nên ông đã không làm việc đó.

Cái chết hư cấu

Trong trận đánh ở Tân Thành, nhân vật Từ Hoảng đến dưới thành kêu gọi nhân vật Mạnh Đạt ra hàng, bị bắn tên vào giữa trán. Các lính cứu Từ Hoảng về đến trại, được thầy thuốc rút tên và cố gắng chữa, nhưng vì vết thương nặng quá nên nhân vật này chết ở trong quân, thọ 59 tuổi.

Việc nhà văn La Quán Trung hư cấu ra cái chết cho nhân vật Từ Hoảng trong truyện có thể là do quan điểm "Thục là vua, Ngụy là giặc", kèm theo việc Từ Hoảng đánh bại Quan Vũ (những người hại Quan Vũ đều bị nhà văn cho chết bất đắc kỳ tử), hoặc cũng có thể do tác giả muốn các danh tướng được "chết oai hùng trên chiến trận" chứ không chết già.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Trần Thọ, Tam quốc chí, Ngụy thư 9 – Tào Chân truyện: Khi ấy, Hạ Hầu Uyên mất ở Dương Bình, Thái Tổ (Tào Tháo) lo lắng, lấy Chân làm Chinh Thục hộ quân, đốc bọn Từ Hoảng phá biệt tướng của Lưu Bị là Cao Tường ở Dương Bình
  2. ^ Trần Thọ, Tam quốc chí, Thục ThưQuan Vũ truyện
  • Trần Thọ, Tam quốc chí, Ngụy thư, Trương Nhạc Vu Trương Từ truyện - Từ Hoảng truyện
  • x
  • t
  • s
Nhân vật thời Hán mạtTam Quốc
Nhà
cai trị
Đông Hán
Tào Ngụy
Thục Hán
Đông Ngô
Tây Tấn
Khác
Hậu phi
phu nhân
Đông Hán
Đổng thái hậu • Hà thái hậu • Đổng quý nhân • Phục hoàng hậu • Tào hoàng hậu
Tào Ngụy
Đinh phu nhân • Biện phu nhân • Hoàn phu nhân • Chân hoàng hậu • Quách hoàng hậu • Ngu phi • Mao hoàng hậu • Quách hoàng hậu • Chân hoàng hậu • Trương hoàng hậu • Vương hoàng hậu • Biện hoàng hậu • Biện hoàng hậu
Thục Hán
Đông Ngô
Ngô phu nhân • Đại Kiều • Bộ phu nhân • Vương phu nhân • Vương phu nhân • Phan hoàng hậu • Toàn hoàng hậu • Hà thái hậu • Trương phu nhân • Chu hoàng hậu  • Đằng hoàng hậu
Khác
Triệu Nga • Thái Diễm • Hoàng Nguyệt Anh • Tiểu Kiều • Từ phu nhân • Tân Hiến Anh • Vương Dị • Tôn Lỗ Ban • Tôn Lỗ Dục • Lục Úc Sinh • Nguyễn phu nhân • Trương Xuân Hoa • Hạ Hầu Huy • Dương Huy Du • Vương Nguyên Cơ
Quan lại
Tào Ngụy
Ẩn Phồn • Bà Khâm • Bàng Dục • Bào Huân • Bỉnh Nguyên • Bùi Tiềm • Cao Đường Long • Cao Nhu • Chu Thước • Chung Do • Chung Dục • Diêm Ôn • Du Sở • Dương Bái • Dương Phụ • Dương Tu • Dương Tuấn • Đặng Dương • Đặng Hi • Đinh Dị • Đinh Mật • Đinh Nghi • Đinh Phỉ • Đô Thị Ngưu Lợi • Đỗ Kỳ • Đỗ Tập • Đỗ Thứ • Đổng Chiêu • Đổng Ngộ • Giả Hủ • Hạ Hầu Hòa • Hạ Hầu Huệ • Hạ Hầu Huyền • Hạ Hầu Uy • Hà Yến • Hàm Đan Thuần • Hàn Kỵ • Hàn Phạm • Hàn Tung • Hạo Chu • Hí Chí Tài • Hình Ngung • Hình Trinh • Hoa Hâm • Hòa Hiệp • Hoàn Điển • Hoàn Giai • Hoàn Phạm • Hoàn Uy • Hồ Chất • Hứa Chi • Hứa Doãn • Hứa Du • Kê Hỉ • Kê Khang • Khoái Việt • Lệnh Hồ Ngu • Lệnh Hồ Thiệu • Lộ Túy • Lư Dục • Lưu Dị • Lưu Diệp • Lưu Đào • Lưu Nghị • Lưu Phóng • Lưu Phức • Lưu Thiệu • Lưu Tiên • Lưu Tĩnh • Lưu Trinh • Lương Mậu • Lương Tập • Lý Nghĩa • Lý Phong • Lý Thắng • Mã Tuân • Mãn Vĩ • Mạnh Khang • Mạnh Kiến • Mao Giới • Mộc Tịnh • Ngu Tùng • Nguyễn Tịch • Nguyễn Vũ • Ngư Hoạn • Ôn Khôi • Phó Cán • Phó Hỗ • Phó Huyền • Phó Tốn • Quách Gia • Quốc Uyên • Sơn Đào • Tào Bưu • Tào Cứ • Tào Hùng • Tào Hi • Tào Lễ • Tào Vũ • Tảo Chi • Tân Tì • Tân Sưởng • Tất Kham • Thạch Thao • Thôi Diệm • Thôi Lâm • Thôi Tán • Thương Từ • Thường Lâm • Tiết Đễ • Tô Lâm • Tôn Tư • Tôn Ung • Trần Đăng • Trần Kiều • Trần Lâm • Trần Quần • Trình Dục • Trình Vũ • Trịnh Hồn • Trịnh Mậu • Trịnh Tiểu Đồng • Trịnh Xung • Trọng Trường Thống • Trương Cung • Trương Ký • Trương Phạm • Trương Tập • Trương Thừa • Tuân Du • Tuân Duyệt • Tuân Dực • Tuân Nghĩ • Tuân Úc • Tuân Vĩ • Tư Mã Chi • Tư Mã Lãng • Tư Mã Phu • Tư Mã Sư • Tư Mã Ý • Từ Cán • Từ Mạc • Từ Tuyên • Tưởng Ban • Tưởng Tế • Ứng Cừ • Ứng Sướng • Ứng Thiệu • Vệ Ký • Vệ Trăn • Vi Đản • Vi Khang • Viên Hoán • Viên Khản • Vũ Chu • Vương Hùng • Vương Lãng • Vương Nghiệp • Vương Quán • Vương Quảng • Vương Tất • Vương Tu • Vương Túc • Vương Tư • Vương Tượng • Vương Xán
Thục Hán
Ân Quán • Âm Hóa • Bàng Lâm • Bàng Thống • Bành Dạng • Bùi Tuấn • Diêu Trụ • Doãn Mặc • Dương Hồng • Dương Hí • Dương Nghi • Dương Ngung • Đặng Lương • Đỗ Quỳnh • Đỗ Vi • Đổng Doãn • Đổng Hòa • Đổng Khôi • Đổng Quyết • Gia Cát Kiều • Gia Cát Lượng • Gia Cát Quân • Giản Ung • Hà Chi • Hà Tông • Hoàng Hạo • Hồ Tiềm • Hứa Tĩnh • Hứa Từ • Hướng Lãng • Khước Chính • Lã Khải • Lã Nghệ • Lai Mẫn • Lại Cung • Liêu Lập • Lưu Ba • Lưu Cán • Lưu Diệm • Lưu Độ • Lý Mạc • Lý Mật • Lý Thiệu • Lý Triều • Lý Nghiêm • Lý Phong • Lý Phúc • Lý Soạn • Mã Lương • Mạnh Quang • My Trúc • Phàn Kiến • Pháp Chính • Phí Thi • Phí Y • Quách Du Chi • Tần Mật • Tập Trinh • Thường Úc • Tiều Chu • Tôn Càn • Tông Dự • Trần Chấn • Trần Chi • Trần Thọ • Trình Kỳ • Trương Biểu • Trương Duệ • Trương Thiệu • Trương Tồn • Từ Thứ • Tưởng Hiển • Tưởng Uyển • Xạ Kiên • Xạ Viên • Y Tịch • Vương Liên • Vương Mưu • Vương Phủ • Vương Sĩ
Đông Ngô
Ân Lễ  • Bộ Chất • Bộc Dương Hưng • Cố Đàm • Cố Đễ • Cố Thiệu • Cố Ung • Cố Vinh • Chu Trị • Chung Ly Mục • Diêu Tín • Dương Đạo • Dương Trúc • Đằng Dận • Đằng Mục • Đằng Tu • Đinh Mật • Đổng Triều • Gia Cát Cẩn • Gia Cát Khác • Hà Định • Hạ Thiệu • Hà Thực • Hác Phổ • Hoa Dung • Hoa Hạch • Hoàn Di • Hoằng Cầu • Hồ Tống • Hồ Xung • Hứa Cống • Khám Trạch • Kỵ Diễm • Kỷ Trắc • Lã Ý • Lạc Thống • Lâu Huyền • Lỗ Túc • Lục Cơ • Lục Hỉ • Lục Khải • Lục Mạo • Lục Tích • Lục Vân • Lục Y • Lưu Cơ • Lưu Đôn • Mạnh Nhân • Nghiêm Tuấn • Ngô Xán • Ngô Phạm • Ngu Phiên • Ngu Dĩ • Ngu Thụ • Phan Tuấn • Phạm Chẩn • Phạm Thận • Phùng Hi • Sầm Hôn • Tạ Cảnh • Tạ Thừa • Thạch Vĩ • Thái Sử Hưởng • Thẩm Hành • Thị Nghi • Tiết Doanh • Tiết Hủ • Tiết Tống • Toàn Ký • Toàn Thượng • Tôn Bá • Tôn Dực • Tôn Đăng • Tôn Hòa • Tôn Khuông • Tôn Kỳ • Tôn Lâm • Tôn Lự • Tôn Phấn • Tôn Thiệu • Tôn Tuấn • Tôn Tư • Tôn Ý • Trần Hóa • Triệu Đạt • Trình Bỉnh • Trương Chấn • Trương Chiêu • Trương Đễ • Trương Hoành • Trương Hưu • Trương Nghiễm • Trương Ôn • Trương Thừa • Từ Tường • Ung Khải • Vạn Úc • Vi Chiêu • Vương Phồn
Tây Tấn
Bùi Khải • Bùi Tú • Đỗ Chẩn • Đỗ Liệt • Giả Sung • Hà Phàn • Hà Tăng • Hà Trinh • Hầu Sử Quang • Hoàng Phủ Yến • Hồ Uy • Hướng Hùng • Lư Khâm • Lưu Nghị • Lưu Thực • Ngụy Thư • Phan An • Phùng Dư • Thọ Lương • Thoán Cốc • Thường Kỵ • Tô Du • Trương Hoa • Tuân Húc • Tư Mã Du • Ứng Trinh • Vệ Quán • Văn Lập • Vương Lãm • Vương Nghiệp • Vương Nhung • Vương Thẩm • Vương Tường
Khác
Lư Thực • Trương Nhượng • Triệu Trung • Tào Tung • Trương Ôn • Hàn Phức • Hoàng Uyển • Ngũ Quỳnh • Trần Cung • Thư Thụ • Điền Phong • Thẩm Phối • Bàng Kỷ • Quách Đồ • Tân Bình • Điền Trù • Đào Khiêm • Tuân Thầm • Trịnh Thái • Hà Ngung • Phó Tiếp • Cái Huân • Trần Kỷ • Trần Khuê • Trương Dương • Triệu Kỳ • Dương Bưu • Mã Mật Đê • Vương Doãn • Sĩ Tôn Thụy • Khổng Dung • Khổng Trụ • Tang Hồng • Ngụy Phúng • Lý Tiến • Lý Nho • Trương Mạc • Trương Siêu • Quản Ninh • Viên Di • Vương Liệt • Thái Ung • Gia Cát Huyền • Lưu Kỳ • Khoái Lương • Hàn Huyền • Đổng Phù • Triệu Vĩ • Vương Thương • Trương Tùng
Tướng
lĩnh
Tào Ngụy
Ân Thự • Bàng Đức • Bàng Hội • Cao Lãm • Châu Thái • Chu Cái • Chu Linh • Chung Hội • Diêm Hành • Diêm Nhu • Doãn Lễ • Doãn Phụng • Dương Hân • Dương Kỵ • Đặng Ngải • Đặng Trung • Điền Dự • Điền Tục • Điển Vi • Đới Lăng • Giả Quỳ • Giả Tín • Gia Cát Đản • Hạ Hầu Đôn • Hạ Hầu Hiến • Hạ Hầu Mậu • Hạ Hầu Nho • Hạ Hầu Thượng • Hạ Hầu Uyên • Hạ Hầu Vinh • Hác Chiêu • Hàn Hạo • Hàn Tống • Hầu Âm • Hầu Thành • Hoàng Hoa • Hồ Liệt • Hồ Phấn • Hồ Tuân • Hứa Chử • Hứa Nghi • Khiên Chiêu • Lã Khoáng • Lã Kiền • Lã Thường • Lã Tường • Lâu Khuê • Lộ Chiêu • Lỗ Chi • Lưu Đại • Lưu Huân • Lý Điển • Lý Phụ • Lý Thông • Mãn Sủng • Ngô Chất • Ngô Đôn • Ngưu Kim • Ngụy Bình • Ngụy Tục • Nhạc Lâm • Nhạc Tiến • Nhâm Tuấn • Phí Diệu • Quách Hoài • Quán Khâu Kiệm • Sư Toản • Sử Hoán • Tang Bá • Tào Chân • Tào Chương • Tào Hồng • Tào Hưu • Tào Nhân • Tào Sảng • Tào Thái • Tào Thuần • Tào Triệu • Tần Lãng • Tất Quỹ • Thái Dương • Thành Công Anh • Thân Nghi • Tiên Vu Phụ • Tiêu Xúc • Tô Tắc • Tôn Lễ • Tôn Quán • Tống Hiến • Trần Thái • Triệu Ngang • Triệu Nghiễm • Triệu Tiển • Trương Cáp • Trương Đặc • Trương Hổ • Trương Liêu • Trương Tú • Tư Mã Vọng • Từ Hoảng • Văn Hổ • Văn Khâm • Văn Sính • Văn Thục • Vu Cấm • Vương Bí • Vương Kinh • Vương Lăng • Vương Song • Vương Sưởng • Vương Trung • Xương Hi
Thục Hán
Bàng Hi • Cao Tường • Câu Phù • Diêm Vũ • Đặng Chi • Gia Cát Chiêm • Gia Cát Thượng • Hạ Hầu Bá • Hạ Hầu Lan • Hoàng Trung • Hoàng Quyền • Hoắc Dặc • Hoắc Tuấn • Hồ Tế • Hướng Sủng • Khương Duy • La Hiến • Liêu Hóa • Liễu Ẩn • Lôi Đồng • Lôi Tự • Lưu Bàn • Lưu Mẫn • Lưu Phong • Lưu Tuần • Lưu Ung • Lý Khôi • Mã Đại • Mã Siêu • Mã Tắc • Mã Trung • Mạnh Đạt • Mạnh Hoạch • Nghiêm Nhan • Ngô Ban • Ngô Lan • Ngô Ý • Ngụy Diên • Phí Quán • Phó Dung • Phó Thiêm • Phụ Khuông • Phùng Tập • Quan Bình • Quan Hưng • Quan Vũ • Sa Ma Kha • Tập Trân • Thân Đam • Trác Ưng • Trần Đáo • Trần Thức • Triệu Lũy • Triệu Vân • Trương Dực • Trương Nam • Trương Ngực • Trương Phi • Tưởng Bân • Tưởng Thư • Viên Lâm • Vương Bình • Vương Hàm • Vương Tự
Đông Ngô
Bộ Cơ • Bộ Hiệp • Bộ Xiển • Cam Ninh • Chu Cứ • Chu Dận • Chu Du • Chu Dị • Chu Hoàn • Chu Nhiên • Chu Phường • Chu Tài • Chu Thái • Chu Thiệu • Chu Xử • Chung Ly Tuân • Cố Dung • Cố Thừa • Cốc Lợi • Đào Hoàng • Đào Tuấn • Đinh Phong • Đinh Phụng • Đổng Tập • Đường Tư • Gia Cát Dung • Gia Cát Tịnh • Hạ Đạt • Hạ Tề • Hàn Đương • Hoàng Cái • Kỷ Chiêm • Lã Cứ • Lã Đại • Lã Khải • Lã Mông • Lã Phạm • Lăng Tháo • Lăng Thống • Lỗ Thục • Lục Cảnh • Lục Dận • Lục Kháng • Lục Tốn • Lục Yến • Lưu A • Lưu Bình • Lưu Lược • Lưu Tán • Lưu Toản • Lý Dị • Lý Úc • Mã Mậu • Mã Trung • My Phương • Ngô Cảnh • Ngô Ngạn • Ngu Tiện • Ngu Trung • Nhuế Huyền • Phan Chương • Phan Lâm • Phạm Cương • Quách Mã • Sĩ Nhân • Tạ Tinh • Thái Sử Từ • Thẩm Oánh • Thi Tích • Tiên Vu Đan • Toàn Dịch • Toàn Đoan • Toàn Tông • Toàn Tự • Tô Phi • Tổ Lang • Tổ Mậu • Tôn Ân • Tôn Bí • Tôn Cảo • Tôn Chấn • Tôn Di • Tôn Dị • Tôn Du • Tôn Hâm • Tôn Khải • Tôn Lãng • Tôn Lân • Tôn Hà • Tôn Hiệu • Tôn Hoàn • Tôn Hoán • Tôn Phụ • Tôn Thiều • Tôn Tịnh • Tôn Tuấn • Tôn Tùng • Tống Khiêm • Trần Biểu • Trần Tu • Trần Vũ • Trình Phổ • Trịnh Trụ • Trương Bố • Trương Đạt • Tu Doãn • Tu Tắc • Từ Côn • Từ Thịnh • Tưởng Khâm • Vu Thuyên • Vương Đôn
Tây Tấn
Chu Tuấn • Dương Hỗ • Dương Tắc • Dương Tông • Dương Triệu • Đỗ Dự • Đổng Nguyên • Đường Bân • Gia Cát Tự • Hồ Uyên • Khiên Hoằng • Lý Tùng • Mã Long • Mao Cảnh • Mạnh Cán • Thạch Bao • Thoán Năng • Trần Khiên • Tôn Tú • Tuân Khải • Tư Mã Dung • Tư Mã Lượng • Tư Mã Phụ • Tư Mã Trụ • Tư Mã Tuấn • Vương Hồn • Vương Tố • Vương Tuấn
Khác
Trương Bảo • Trương Lương • Trương Yên • Mã Nguyên Nghĩa • Hoàng Phủ Tung • Chu Tuấn • Hà Tiến • Đinh Nguyên • Từ Cầu • Hoa Hùng • Chủng Tập • Chủng Thiệu • Bào Tín • Kỷ Linh • Kiều Nhuy • Lôi Bạc • Trần Lan • Văn Xú • Nhan Lương • Khúc Nghĩa • Lý Thôi • Quách Dĩ • Trương Tế • Phàn Trù • Đoàn Ổi • Từ Vinh • Hồ Chẩn • Dương Định • Tào Báo • Lưu Tích • Giả Long • Trương Nhiệm • Lưu Khôi • Dương Ngang • Dương Nhiệm • Biên Chương • Bắc Cung Ngọc • Lý Văn Hầu • Thuần Vu Quỳnh • Viên Hi • Cao Cán • Cao Thuận • Thành Liêm • Tào Tính • Hác Manh • Trương Tiện • Liễu Nghị • Trách Dung • Hầu Tuyển • Trình Ngân • Trương Hoành • Thành Nghi • Lý Kham • Mã Ngoạn • Dương Thu • Lương Hưng • Lý Mông • Vương Phương • Đổng Thừa • Dương Phụng • Hàn Tiêm • Lã Giới • Vương Uy • Hoàng Tổ
Khác
Bàng Đức Công • Chu Bất Nghi • Chu Kiến Bình • Chu Quần • Chu Tuyên • Đỗ Quỳ • Đổng Phụng • Điêu Thuyền • Hạ Hầu Xứng • Hoa Đà • Hoàng Phủ Mật • Hoàng Thừa Ngạn • Hồ Chiêu • Mã Hưu • Mã Thiết • Lã Hưng • Lưu Huy • Mã Quân • Nễ Hành • Quản Lộ • Tả Từ • Tào Bất Hưng • Tào Thực • Tào Xung • Thành Tế • Tuân Sảng • Tuân Xán • Tống Trọng Tử • Tôn Thiệu • Triệu Nguyệt • Trịnh Huyền • Nhâm An • Trương Bao • Trương Tiến • Trương Trọng Cảnh • Tư Mã Huy • Vương Bật
Liên quan