Tống Vi tử

Tống Vi tử
宋微子
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tống
Tiền nhiệmKhông có (quân chủ khai quốc)
Kế nhiệmTống Vi Trọng
Thông tin chung
Mất
Trung Quốc
Hậu duệ
Hậu duệ
Không có
Tên thật
Tử Khải (子開)
Chính quyềnNhà Thương, nước Tống
Thân phụĐế Ất nhà Thương

Tống Vi tử (chữ Hán: 宋微子), tính Tử (子), thị Tống (宋), tên là Khải (啟), còn được gọi là Vi tử (微子), Tống Vi tử Khải (宋微子啟), Vi tử Khải (微子啟), là vị vua đầu tiên của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử

Tử Khải vốn là con lớn của Đế Ất nhà Thương. Ông có một người em là Thụ (Đế Tân), nhưng mẹ ông xuất thân không sang nên Tân được vua cha chọn làm người kế vị. Chính sự thời Đế Ất đã suy, đến khi Thụ lên ngôi càng suy hơn. Thụ chỉ hưởng lạc, ham tửu sắc. Vi tử nhiều lần can gián nhưng Thụ không nghe. Do Thụ tàn ác nên dù được ban thuỵ là Đế Tân nhưng nhà Chu còn đặt thêm thuỵ là Trụ.

Khoảng giữa thế kỷ 11 TCN, con Tây bá Cơ Xương – một chư hầu của nhà Ân – là Cơ Phát tập hợp chư hầu nổi dậy diệt nhà Thương, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. Chu Vũ Vương phong đất cho các em, người trong họ và công thần làm chư hầu.

Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên phong cho Vũ Canh – một người con khác của Trụ - tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội[1] phong cho em trai là Hoắc Thúc Xử (霍叔處); phía đông Triều Ca là đất Vệ[2] phong cho là Quản Thúc Tiên, phía tây Triều Ca là đất Dung[3] phong cho Sái Thúc Độ. Tử Khải được Chu Vũ Vương phong tại đất Triều Tiên.

Trên danh nghĩa, ba người em của Chu Vũ vương có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế, Chu Vũ Vương dùng họ để giám sát, kiềm chế ông, vì vậy sử gọi họ là "Tam giám".

Kết cục

Chu Vũ Vương lên ngôi chỉ ít năm sau thì qua đời. Thái tử Tụng còn nhỏ lên nối ngôi, tức là Chu Thành Vương. Chu Công Đán được Chu Vũ Vương uỷ thác phụ chính cho cháu.

Vũ Canh ở đất Ân nhân cơ hội nhà Chu mới dựng nên định khôi phục nhà Ân. Do sự thuyết phục của Vũ Canh, cả ba người em của Chu Vũ vương là Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ đều đồng tình chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương. Chu Công mang quân đi đông chinh. Sau 3 năm, Chu Công Đán đánh bại được quân của Vũ Canh. Vũ Canh và Quản Thúc Tiên bị Chu Công giết chết; Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ bị bắt đi đày.

Chu Công Đán bèn cải phong cho Vi tử Khải từ đất Triều Tiên xa xôi về đất Ân cũ, gọi là nước Tống, để giữ hương hỏa nhà Ân. Ông trở thành vị vua đầu tiên nước Tống – chư hầu nhà Chu từ năm 1113 TCN.

Sau này không rõ Vi tử Khải mất năm nào. Em ông là Tử Diễn lên nối ngôi, tức là Tống Vi trọng.

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Khu vực Bội, huyện Thang Âm, Hà Nam, Trung Quốc
  2. ^ Huyện Kỳ, Hà Nam, Trung Quốc
  3. ^ Tây nam Tân Hương, Hà Nam, Trung Quốc
  • x
  • t
  • s
Chư hầu lớn thời Chu (khoảng 600 vua)
Nước Tấn (40 vua)
Nước Sở (44 vua)
Hùng Tảo  • Hùng Lệ  • Hùng Cuồng  • Hùng Dịch  • Hùng Ngải  • Hùng Hắc Đán  • Hùng Thắng  • Hùng Dương  • Hùng Cừ  • Hùng Chí  • Hùng Duyên  • Hùng Dũng  • Hùng Nghiêm  • Hùng Sương • Hùng Tuân • Hùng Ngạc • Nhược Ngao  • Tiêu Ngao • Phần Mạo • Vũ vương • Văn vương • Đổ Ngao • Thành vương  • Mục vương  • Trang vương • Cung vương  • Khang vương  • Giáp Ngao  • Linh vương  • Bình vương  • Chiêu vương  • Huệ vương  • Giản vương  • Thanh vương  • Điệu vương  • Túc vương  • Tuyên vương  • Uy vương  • Hoài vương  • Khoảnh Tương vương  • Khảo Liệt vương  • U vương  • Ai vương  • Phụ Sô  • Xương Bình quân
Khương Tề (31 vua)
Thái công  • Đinh công  • Ất công  • Quý công  • Ai công  • Hồ công  • Hiến công  • Vũ công  • Lệ công  • Văn công  • Thành công  • Trang công  • Hy công  • Tương công  • Vô Tri • Hoàn công • Vô Khuy  • Hiếu công  • Chiêu công  •  • Ý công • Huệ công • Khoảnh công • Linh công  • Trang công • Cảnh công  • An Nhũ Tử  • Điệu công  • Giản công  • Bình công  • Tuyên công  • Khang công
Nước Tần (34 vua)
Nước Yên (43 vua)
Nước Vệ (44 vua)
Khang Thúc  • Khang bá  • Khảo bá  • Tự bá  • Ốt bá  • Tĩnh bá  • Trinh bá  • Khoảnh hầu  • Ly hầu  • Cung bá  • Vũ công  • Trang công  • Hoàn công  • Châu Dụ • Tuyên công  • Huệ công • Kiềm Mâu  • Huệ công (lần 2)  • Ý công • Đái công • Văn công • Thành công • Thúc Vũ  • Thành công (lần 2)  •  • Thành công (lần 3)  • Mục công • Định công  • Hiến công  • Thương công  • Hiến công (lần 2)  • Tương công  • Linh công  • Xuất công  • Hậu Trang công  • Ban Sư  • Khởi  • Xuất công (lần 2)  • Điệu công  • Kính công  • Chiêu công  • Hoài công  • Thận công  • Thanh công  • Thành hầu • Bình hầu  • Tự quân  • Hoài quân  • Nguyên quân  • Giác
Nước Trịnh (23 vua)
Hoàn công  • Vũ công  • Trang công  • Chiêu công  • Lệ công  • Chiêu công (lần 2)  • Tử Vỉ  • Tử Anh  • Lệ công (lần 2)  • Văn công  • Mục công  • Linh công  • Tương công  • Điệu công • Thành công • Li công • Giản công  • Định công • Hiến công • Thanh công • Ai công • Cung công • U công  • Nhu công • Khang công
Nước Tống (32 vua)
Vi Tử Khải  • Vi Trọng  •  • Đinh công  • Mẫn công  • Dương công  • Lệ công  • Li công  • Huệ công  • Đái công  • Vũ công  • Tuyên công  • Mục công  • Thương công • Trang Công • Mẫn công • Tiền Phế công  • Hoàn công • Tương công • Thành công • Chiêu công • Văn công • Cung công  • Bình công  • Nguyên công  • Cảnh công • Tử Khải • Chiêu công • Điệu công • Hưu công • Hoàn công • Dịch Thành quân • Khang vương
Nước Trần (27 vua)
Nước Lỗ (35 vua)
Bá Cầm  • Khảo công  • Dương công  • U công  • Ngụy công  • Lệ công  • Hiến công  • Chân công  • Vũ công  • Ý công  • Phế công  • Hiếu công  • Huệ công  • Ẩn công • Hoàn công • Trang công • Mẫn công  • Hi công • Văn công • Tuyên công • Thành công • Tương công •  • Chiêu Công  • Định công  • Ai công • Điệu công • Nguyên công • Mục công • Cung công • Khang công • Cảnh công  • Bình công  • Văn công • Khoảnh công
Nước Ngô (25 vua)
Nước Sái (24 vua)
Nước Tào (26 vua)
Nước Kỷ (21 vua)
Nước Hàn (11 vua)
Cảnh hầu  • Liệt hầu  • Văn hầu  • Ai hầu  • Ý hầu  • Ly hầu  • Tuyên Huệ vương  • Tương vương  • Ly vương  • Hoàn Huệ vương  • Phế vương
Nước Triệu (11 vua)
Nước Ngụy (8 vua)
Điền Tề (8 vua)
Thái công  • Phế công  • Hoàn công  • Uy vương  • Tuyên vương  • Mẫn vương  • Tương vương  • Kiến
Một số chư hầu khác
Nước Đằng (trên 30 vua, chỉ xác định được 18 vua)
Thác Thúc  • Mỗ  • Mỗ  • Tuyên công  • Hiếu công  • Chiêu công  • Văn công  • Thành công  • Điệu công  • Khoảnh công  • Ẩn công  • Khảo công  • Định công  • Nguyên công • Trọng • Mộc  • Hổ  • Kỳ  • Hạo
Nước Hứa (trên 25 vua, chỉ xác định được 19 vua)
Văn Thúc  • Đức công  • Phong  • Hiếu công  • Tĩnh công  • Khang công  • Vũ công  • Văn công  • Trang công  • Hoàn công  • Mục công  • Hy công  • Chiêu công  • Linh công • Điệu công • Tư • Nguyên công  • Kết • Trang
Nước Hình (19 vua không xác định được niên đại)
Bằng Thúc  • Yêm  • Văn bá  • Trầm  • An  • Kỳ  • Ngã  • Mẫn công  • Đái công  • Hiến công  • Liêu  • Sơn  • Kháng  • Phong Cộng • Cung công • Tỉnh công  • An công  • Xương công  • Nguyên công
Nước Chu/Trâu (chỉ xác định được 20 vua)
Hiệp  • Phi  • Thành  • Xa Phụ  • Tương Tân  • Ty Phụ  • Vũ công  • Thúc Thuật  • Hạ Phụ  • An công  • Hiến công  • Văn công • Định công • Tuyên công • Điệu công  • Trang công  • Ẩn công  • Hoàn công  • Hà  • Lâu Khảo công • Mục công  • Các đời sau không rõ
Nước Tây Quắc (xác định được 16 đời vua)
Quắc Thúc • Quách Thúc  • Thành công  • Quý Dịch Phủ  • Quỹ công  • U Thúc  • Đức Thúc  • Sư Thừa  • Trường Phủ  • Tuyên công  • Văn công  • Thạch Phụ  • Hàn • Kị Phủ • Lâm Phủ • Xú
Nước Cử (trên 30 đời vua, chỉ xác định được 11 vua)
Tư Dư Kỳ • Tư Phi công • Kỷ công • Lệ công • Cừ Khâu công • Lê Bỉ công • Cử Triển • Trứ Khâu công • Giao công • Cộng công • Giao công (lần 2) • Ngao công


  • x
  • t
  • s
Các đời vua nước Tống

  • Chư hầu lớn thời Chu
  • Tấn
  • Sở
  • Khương Tề
  • Tần
  • Yên
  • Vệ
  • Trịnh
  • Tống
  • Trần
  • Lỗ
  • Ngô
  • Sái
  • Tào
  • Kỷ
  • Hứa
  • Đằng
  • Hình
  • Trâu
  • Cử
  • Tây Quắc
  • Hàn
  • Triệu
  • Ngụy
  • Điền Tề
  • Việt
  • Tây Chu
  • Đông Chu
  • x
  • t
  • s
Tác giả: Hứa Trọng Lâm • Lục Tây Tinh • Vương Thế Trinh
Nhân vật
Hư cấu
Lịch sử
Các vị thần
Phim truyền hình
  • Phong thần bảng (1990)
  • Senkaiden Hōshin Engi (1999)
  • Đát Kỷ Trụ Vương (2001)
  • Na Tra truyền kỳ (2003)
  • Phong thần bảng: Phượng minh Kỳ sơn (2007)
  • Phong thần bảng: Vũ vương phạt Trụ (2009)
  • Phong thần anh hùng bảng (2014)
  • Hakyū Hōshin Engi (2018)
  • Phong thần diễn nghĩa (2019)
Phim điện ảnh
  • Na Tra đại náo long cung (1979)
  • Phong thần truyền kỳ (2016)
  • Ta là Na Tra (2016)
  • Na Tra: Ma đồng giáng thế (2019)
  • Khương Tử Nha (2020)
Trò chơi điện tử
  • Mystic Heroes