Tần Trang công

Tiền nhiệmTần TrọngKế nhiệmTần Tương côngThông tin chungMất778 TCN
Trung QuốcHậu duệDoanh Thế Phủ
Tần Tương công
Một người không rõ tên
Tên thật
Doanh Kỳ (嬴其)
Thụy hiệu
Trang công (莊公)
Chính quyềnnước TầnThân phụTần Trọng

Tần Trang công (chữ Hán: 秦莊公, : 855 TCN – 778 TCN[1][2]), tên thật là Doanh Kỳ (嬴其), là vị quân chủ thứ năm của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Sử ký, Tần Trang công là con trưởng của Tần Trọng (Tần U Công) là vị vua thứ 4 nước Tần. Năm 822 TCN, Tần Trọng đi đánh Tây Nhung bị tử trận. Doanh Kỳ lên nối ngôi, tức là Tần Trang công.

Sự nghiệp

Chu Tuyên Vương nghe tin Tần Trọng tử trận bèn gọi anh em Tần Trang công vào kinh, cấp cho 7000 quân sai đi đánh Tây Nhung báo thù.

Tần Trang công ra sức đánh bại được bộ lạc Tây Nhung. Chu Tuyên Vương bèn thưởng cho vua Tần và ban cho nước Tần đất Khuyển Khâu (kinh đô cũ của nhà Tây Chu), làm đại phu miền tây của nhà Chu (Tây thùy Đại phu).

Tần Trang công sinh được 3 người con trai. Người con lớn là Doanh Thế Phủ căm giận quân Tây Nhung giết ông nội Tần Trọng, nên xin làm tướng, lãnh binh đi đánh báo thù, và nhường ngôi thế tử cho em[1].

Năm 778 TCN, Tần Trang công mất. Ông ở ngôi được 44 năm. Con thứ ông lên nối ngôi, tức là Tần Tương công. Con lớn là Thế Phủ làm tướng nước Tần.

Trong thời gian cai trị của Tần Trang công, nước Tần vẫn chưa là một công quốc, và danh hiệu Trang công của ông cũng do con là Tương công truy tặng sau khi Chu Bình Vương phong tước công cho vua Tần.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tần bản kỷ
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới

Chú thích

  1. ^ a b Sử ký, Tần bản kỷ
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 10
  • x
  • t
  • s
Các đời vua nước Tần
Thời kỳ ấp Tần
Nước Tần thời chư hầu
thời kỳ vương quốc Tần
Nhà Tần

  • Chư hầu lớn thời Chu
  • Tấn
  • Sở
  • Khương Tề
  • Tần
  • Yên
  • Vệ
  • Trịnh
  • Tống
  • Trần
  • Lỗ
  • Ngô
  • Sái
  • Tào
  • Kỷ
  • Hứa
  • Đằng
  • Hình
  • Trâu
  • Cử
  • Tây Quắc
  • Hàn
  • Triệu
  • Ngụy
  • Điền Tề
  • Việt
  • Tây Chu
  • Đông Chu