Rìa lục địa

Rìa lục địa gồm thềm lục địa, dốc/sườn lục địa và bờ/chân lục địa.

Rìa lục địa (tiếng Anh: continental margin) là đới chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương, ngăn cách vỏ đại dương của đồng bằng biển thẳm (bồn đại dương) với vỏ lục địa dày hơn.[1] Khoản 3, Điều 76 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển định nghĩa rìa lục địa "là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng."[2][Ghi chú 1] Rìa lục địa chiếm 28% diện tích vùng đại dương trên Trái Đất.[3]

Có thể chia rìa lục địa làm hai loại là rìa lục địa thụ động và rìa lục địa tích cực. Rìa lục địa thụ động là loại rìa lục địa nằm đối diện với mép của các mảng phân kì, và vì thế thường có ít hoạt động núi lửađộng đất. Loại hình này thường gặp ở ven Đại Tây Dương. Ngược lại, rìa lục địa tích cực là loại rìa lục địa nằm gần mép của các mảng hội tụ hoặc gần những nơi mà các mảng kiến tạo trượt lên nhau, đặc trưng bởi hoạt động núi lửa và động đất. Loại hình này thường gặp ở ven Thái Bình Dương. Rìa lục địa thường được chia thành ba bộ phận chính là thềm lục địa, dốc lục địa và bờ lục địa:[4]

  • Thềm lục địa (continental shelf) là phần mở rộng của lục địa kế cận, chiếm 7,4% diện tích vùng đại dương.[4]
  • Sườn/Dốc lục địa (continental slope) là phần rìa lục địa nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa, có độ dốc lớn hơn 1,5°.[5] Điểm chuyển đột ngột từ thềm lục địa sang dốc lục địa được gọi là mép thềm (self break), thường là ở độ sâu 140 mét. Nhìn chung, dốc lục địa của các rìa lục địa tích cực có độ dốc lớn hơn dốc lục địa của các rìa thụ động.[6]
  • Chân/Bờ lục địa (continental rise) là phần rìa lục địa nằm giữa dốc lục địa và đáy biển sâu, có độ dốc từ 0,5° trở xuống và thường có bề mặt trầm tích phẳng. Dù một phần trầm tích ở thềm lục địa di chuyển dọc theo dốc lục địa để rồi lắng đọng tại đây nhưng phần lớn trầm tích tạo nên bờ lục địa là do các dòng rối mang đến.[7] Nơi mà dốc lục địa gặp bờ lục địa được gọi là chân của dốc lục địa (foot of continental slope). Trong trường hợp không có bờ lục địa thì chân dốc lục địa là nơi dốc lục địa gặp đáy biển sâu.[8]

Ghi chú

  1. ^ Có nơi còn dịch continental marginmép lục địa.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ (Symonds & ctg 2000, tr. 25)
  2. ^ “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [bản dịch tiếng Việt]” (PDF). Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ (Việt Nam). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)Lưu trữ bởi WebCite® tại.
  3. ^ (Symonds & ctg 2000, tr. 29)
  4. ^ a b (Garrison 2009, tr. 109)
  5. ^ (Liên Hợp Quốc 2001, tr. 150)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLiên_Hợp_Quốc2001 (trợ giúp)
  6. ^ (Garrison 2009, tr. 114)
  7. ^ (Garrison 2009, tr. 115)
  8. ^ (Liên Hợp Quốc 2001, tr. 150-151)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLiên_Hợp_Quốc2001 (trợ giúp)

Thư mục

  • Garrison, Tom (2009), Oceanography: An Invitation to Marine Science, Cengage Learning, ISBN 978-0495391937Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Symonds, Philip A.; Eldholm, Olav; Mascle, Jean; Moore, Gregory F. (2000), “Characteristics of Continental Margins”, trong Cook, Peter John; Carleton, Chris M. (biên tập), Continental Shelf Limits: The Scientific and Legal Interface, Oxford University Press, ISBN 978-0195117820Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • United Nations. Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea (2001), Handbook: On the Delimitation of Maritime Boundaries, United Nations Publications, ISBN 978-9211336306

Liên kết ngoài

  • Võ Anh Tuấn (2011), Luật pháp Quốc tế về biển đảo (Công ước luật biển) Lưu trữ 2013-03-01 tại Wayback Machine, Trang web của Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
  • x
  • t
  • s
Địa hình
Bãi bùn  • Bãi lầy triều  • Bán đảo  • Bờ  • Bờ biển  • Bờ biển dốc  • Bờ biển đá  • Bờ biển mài mòn  • Bờ biển phẳng  • Châu thổ  • Châu thổ thụt lùi  • Cửa cắt khía  • Cửa sông  • Doi cát cửa  • Doi cát cửa (chắn) vịnh  • Doi cát nối đảo/bãi nối  • Đảo  • Đảo chắn  • Đảo nhỏ  • Đảo nối/đảo liền bờ  • Đảo triều  • Đồng bằng lấn biển  • Đồng bằng duyên hải  • Đồng lầy mặn  • Đồng lầy nước lợ  • Đồng lầy nước ngọt  • Đụn cát  • Đụn cát trên vách  • Đường bờ dâng (nổi) cao  • Đường bờ đơn điệu  • Eo biển  • Eo đất  • Firth  • Hẻm vực biển  • Kênh biển  • Kênh nước  • Khối đá tàn dư  • Machair  • Mũi đất  • Phá  • Quần đảo  • Rạn (ám tiêu)  • Rạn san hô  • Rạn san hô vòng/a-tôn  • Rìa lục địa  • Thềm biển  • Thềm lục địa  • Vách đá  • Vịnh  • Vịnh hẹp (Fjard/vụng băng hà  • Fjord/vịnh hẹp băng hà)  • Vịnh nhỏ  • Vòm tự nhiên  • Đất ngập nước gian triều  • Vũng gần biển  • Vũng triều  • Khác...


Bãi biển
Bãi biển bão  • Bãi biển hõm  • Bãi cuội bờ biển  • Đá bãi biển  • Gờ bãi biển  • Mũi nhô bãi biển  • Rìa rửa trôi  • Tiến hoá bờ biển
Quá trình
địa chất
Lỗ phun  • Xói mòn ven biển  • Đường bờ biển thuận hướng  • Dòng chảy  • Mũi đất nhọn  • Đường bờ biển trái khớp  • Đường bờ biển nâng  • Dòng chảy dọc bờ  • Biển lùi  • Biển tiến  • Dòng rút  • Hang bờ biển  • Bãi cạn/bãi nông  • Mũi nhô  • Đường bờ chìm  • Cấu tạo cản sóng  • Đới sóng vỗ  • Lạch nước dâng  • Dòng sóng vỗ bờ  • Vòng cung núi lửa  • Nền sóng mài mòn  • Biến dạng sóng  • Sóng biển
Vấn đề
liên quan
Đường ngăn  • Chiều dài bờ biển  • Vùng gian triều  • Cận duyên  • Kích thước hạt (Đá tảng  • Cuội  • Cát  • Đất bùn  • Đất sét)  • Hải dương học vật lý  • Đá dăm  • Khác...
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa hình học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s