Chu Noãn vương

Chu Noãn Vương
周赧王
Vua Trung Quốc
Thiên tử nhà Chu
Trị vì314 TCN – 256 TCN
Tiền nhiệmChu Thận Tịnh Vương
Kế nhiệmĐông Chu quân (trên danh nghĩa)
Thông tin chung
Mất256 TCN
Tên húy
Cơ Diên (姬延)
Thụy hiệu
Triều đạiNhà Đông Chu
Thân phụChu Thận Tịnh Vương

Chu Noãn Vương (chữ Hán: 周赧王; trị vì: 335 TCN - 256 TCN[1]), tên thật là Cơ Diên (姬延), là vị vua thứ 37 của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Ông là con trai của Chu Thận Tịnh Vương – vua thứ 36 nhà Chu.

Đất Chu chia hai

Từ khi Chu Khảo Vương (440-426 TCN) phong cho em ở đất Hà Nam để làm chức Chu công phụ chính triều đình, người em trở thành Hà Nam Hoàn công, mở đầu cho chi thứ ở phía đông nhà Đông Chu. Sang thời Chu Noãn Vương, đất nhà Chu nhỏ bé cũng xảy ra tranh chấp, cuối cùng chia làm hai nửa: Đông Chu và Tây Chu.

Chu Noãn vương ở nhờ đất của Tây Chu công, chỉ còn là Chu vương trên danh nghĩa ngay chính trên đất đai nhà Chu nhỏ bé còn lại, vì thực quyền hai nửa thuộc về Tây Chu công và Đông Chu công.

Giữa cuộc chiến Thất hùng

Đất nhà Chu nhỏ bé nằm giữa các nước Tần, Hàn và Sở, luôn chịu tác động trong cuộc chiến giữa các quốc gia này.

Năm 309 TCN, Tần Vũ Vương đánh Nghi Dương của nước Hàn. Nhà Chu sợ thế nước Tần hùng mạnh, phải giúp cho chiến dịch này của Tần. Nước Hàn cầu cứu nước Sở. Sở Hoài Vương mang quân cứu Hàn, lại muốn đánh cả Chu vì Chu ủng hộ Tần. Biện sĩ Tô Đại bèn đi thuyết phục vua Sở thôi ý định đánh Chu.

Sau đó Tây Chu và Đông Chu lại xô xát, giao chiến với nhau. Hàn Tương Ai Vương định giúp Tây Chu. Có vị thuyết khách (Sử ký không ghi rõ tên họ) đi thuyết phục Hàn vương án binh, nên chiến tranh Đông – Tây Chu kết thúc bất phân thắng bại.

Nước Sở bao vây thành Ung của nước Hàn. Hàn Tương Ai Vương xin Đông Chu trợ giúp binh khí và lương thực để đánh Sở. Đông Chu Công lo lắng, lại cầu cứu Tô Đại. Tô Đại bèn đi thuyết phục tướng quốc nước Hàn là Hàn Công Thúc không nên đòi binh khí và lương thực của Đông Chu; đồng thời Tô Đại còn thuyết phục nước Hàn nên tặng đất Cao Đô cho Đông Chu, "để nước Tần giận Chu mà không thân Chu nữa". Hàn công Thúc nghe theo, bèn cắt Cao Đô cho Đông Chu, hy vọng kéo được Chu về phía mình, làm giảm được vây cánh của nước Tần.

Năm 273 TCN, nước Tần đánh nước Ngụy, chiếm đất Hoa Dương. Mưu thần nhà Chu là Mã Phạm mưu làm lợi cho nhà Chu, bèn sang Ngụy nói với Ngụy An Ly Vương rằng vua Chu tuổi cao sắp qua đời, nếu Ngụy trợ giúp binh cho nhà Chu thì ông hứa dâng chín đỉnh[2] cho nước Ngụy. Ngụy An Ly Vương nghe theo, cấp một đội quân cho Mã Phạm để phòng thủ cho nhà Chu.

Mã Phạm lại đến nước Tần xui Tần Chiêu Tương Vương thử đánh Chu xem Ngụy có cứu không. Vua Tần sai tướng đánh Đông Chu. Mã Phạm trở lại nói với Ngụy An Ly vương rằng:

Việc Ngụy đưa quân vào Chu khiến thiên hạ ngờ vực Ngụy muốn đánh Chu chứ không phải muốn cứu Chu. Chi bằng giúp nhà Chu xây thành phòng thủ để cứu Chu, khi nào vua Chu bớt bệnh sẽ thuyết phục lại việc cho Ngụy chín đỉnh.

Ngụy An Ly vương nghe theo, bèn sai quân đi đắp thành cho nhà Chu. Thành trì nhà Chu củng cố. Nước Tần thấy Ngụy cứu Chu, bèn thôi không đánh Chu nữa.

Năm 270 TCN, Chu Noãn vương phải sang nước Tần triều kiến Tần Chiêu Tương vương.

Năm 257 TCN, các nước Hàn, Triệu và Ngụy liên hợp chống Tần. Chu Noãn vương sai tướng quốc đi sứ nước Tần nhưng bị vua Tần khinh thị phải trở về.

Năm 256 TCN, nước Tần đánh chiếm Dương Thành và Phụ Thư nước Hàn, áp sát biên cương nhà Chu. Chu Noãn vương lo lắng, bèn ước hợp tung với chư hầu chống Tần, dẫn quân ra cửa Y Khuyết ngăn trở khiến quân Tần không thể thông đường đến Dương Thành được. Tần Chiêu Tương vương nổi giận, bèn sai tướng quân Cưu đi đánh Tây Chu. Chu Noãn vương không chống nổi, bị quân Tần bắt về nước Tần.

Toàn bộ 36 ấp và 3 vạn dân của Tây Chu thuộc về nước Tần. Tần Chiêu Tương vương chiếm lấy chín đỉnh của nhà Chu, đày Tây Chu Công ra đất Đãn Hồ rồi tha cho Chu Noãn vương trở về đất Chu, nhưng không lâu sau thì ông qua đời.

Chu Noãn vương ở ngôi tất cả 58 năm, là vua ở ngôi lâu nhất nhà Chu. Dân nhà Chu chạy sang phía đông với Đông Chu quân.

Có ý kiến cho rằng sau khi Chu Noãn vương bị bắt thì nhà Chu kết thúc[3][4], nhưng có ý kiến khác lại cho rằng vẫn còn Đông Chu quân nên nhà Chu vẫn còn[1].

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên những điều chưa biết - Chu bản kỷ, Bùi Hạnh Cẩn - Việt Anh dịch (2005), Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Hoa, Nhà xuất bản Giáo dục

Chú thích

  1. ^ a b Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành, sách đã dẫn, tr 22
  2. ^ Vật thờ linh thiêng trong cung thất nhà Chu, tượng trưng cho quyền lực làm thiên tử
  3. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 42
  4. ^ Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr 23
  • x
  • t
  • s
Các vua nhà Chu
Tây Chu
Đông Chu

  • Vua Trung Quốc
  • Tam Hoàng Ngũ Đế
  • Hạ
  • Thương
  • Chu
  • Tần
  • Hán
  • Tam Quốc
  • Tấn
  • Ngũ Hồ loạn Hoa
  • Nam Bắc triều
  • Tùy
  • Đường
  • Ngũ đại Thập quốc
  • Tống
  • Tây Hạ
  • Kim
  • Tây Liêu
  • Nguyên
  • Minh
  • Thanh
  • x
  • t
  • s
Tam Hoàng
Theo Sử ký: Thiên Hoàng  • Địa Hoàng  • Nhân Hoàng
Theo Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao: Phục Hy  • Nữ Oa  • Thần Nông
Theo Thượng thư đại truyện và Bạch hổ thông nghĩa: Phục Hy  • Toại Nhân  • Thần Nông
sách Bạch Hổ thông nghĩa còn dẫn thêm 1 thuyết nữa: Phục Hy  • Thần Nông  • Chúc Dung
Theo Thượng thư - Tự của Khổng An Quốc và Đế vương thế kỷ của Hoàng Phủ Mật: Phục Hy  • Thần Nông  • Hoàng Đế
sách Thông giám ngoại kỷ: Phục Hy  • Thần Nông  • Cộng Công
Ngũ Đế
Theo Sở Từ: Thiếu Hạo  • Chuyên Húc  • Hoàng Đế  • Thần Nông  • Phục Hy
Theo Lễ kí: Hữu Sào thị  • Toại Nhân thị  • Phục Hy thị  • Nữ Oa thị  • Thần Nông thị •
Theo Thượng thư - Tự: Thiếu Hạo  • Chuyên Húc  • Đế Khốc  • Đế Nghiêu  • Đế Thuấn
Nhà Hạ
(2205 – 1767 TCN)
 • Khải  • Thái Khang • Trọng Khang • Tướng • Thiếu Khang • Trữ • Hoè • Mang • Tiết • Bất Giáng • Quýnh • Cần • Khổng Giáp • Cao • Phát • Kiệt
Nhà Thương
(1766 – 1123 TCN)
Nhà Chu
(1122 – 249 TCN)
Nhà Tần
(221-206 TCN)
Nhà Hán
(206 TCN-220)
Nhà Tân
(8-23)
Tam Quốc
(220-280)
Tào Ngụy (220-265): Văn Đế  • Minh Đế  • Phế Đế  • Cao Quý Hương công  • Nguyên Đế
Thục Hán (221-263): Chiêu Liệt Đế  • Hậu Chủ
Đông Ngô (229-280): Đại Đế  • Phế Đế  • Cảnh Đế  • Mạt Đế
Nhà Tấn
(265-420)
Ngũ Hồ
thập lục quốc
(304 439)
Hán Triệu (304-329) tộc Hung Nô: Văn Đế  • Lưu Hòa  • Vũ Đế  • Ẩn Đế  • Lưu Diệu  • Lưu Hy
Thành Hán (303-347) tộc Đê: Vũ Đế  • Lệ Thái tử • Ai Đế • Văn Đế  • Lý Thế
Tiền Lương (314-376) tộc Hán: Vũ Mục Vương  • Minh Hoàng  • Thành Vương  • Văn Vương • Hoàn Vương  • Uy Vương  • Xung Vương  • Trương Thiên Tích
Hậu Triệu (319-351) tộc Yết: Minh Đế  • Thạch Hoằng  • Vũ Đế  • Thạch Giám • Thạch Chi
Tiền Yên (337-370) tộc Tiên Ti: Mộ Dung Hối  • Minh Đế  • Chiêu Đế  • U Đế
Nhiễm Ngụy (350-352) tộc Hán: Nhiễm Mẫn
Tiền Tần (350-394) tộc Đê: Vũ Đế  • Minh Đế  • Lệ Vương  • Chiêu Đế  • Bình Đế  • Cao Đế • Phù Sùng
Hậu Tần (384-417) tộc Khương: Chiêu Đế  • Hoàn Đế  • Diêu Hoằng
Tây Yên (384-394) tộc Tiên Ti: Mộ Dung Hoằng  • Mộ Dung Xung  • Đoàn Tuỳ  • Mộ Dung Nghĩ  • Mộ Dung Dao  • Mộ Dung Trung  • Mộ Dung Vĩnh
Hậu Yên (384-407) tộc Tiên Ti: Thành Vũ Đế  • Huệ Mẫn Đế  • Chiêu Vũ Đế  • Chiêu Văn Đế • Mộ Dung Vân
Tây Tần (385-431) tộc Tiên Ti: Tuyên Liệt Vương  • Vũ Nguyên Vương  • Văn Chiêu Hoàng  • Khất Phục Mộ Mạt
Hậu Lương (386-399) tộc Đê: Vũ Đế  • Lã Thiệu • Linh Đế  • Lã Long
Nam Lương (397-414) tộc Tiên Ti: Vũ Vương  • Khang Vương  • Cảnh Vương
Nam Yên (398-410) tộc Tiên Ti: Hiếu Vũ Đế  • Mộ Dung Siêu
Tây Lương (400-421) tộc Hán: Vũ Vương  • Lý Hâm  • Lý Tuân
Hạ (407-431) tộc Hung Nô: Vũ Đế  • Hách Liên Xương  • Hách Liên Định
Bắc Yên (409-436) tộc Hán: Đoàn Nghiệp  • Văn Thành Đế  • Chiêu Thành Đế
Nam Bắc triều
(420-589)
Đông Ngụy (535-550): Hiếu Tĩnh Đế
Tây Ngụy (535-557): Văn Đế  • Phế Đế  • Cung Đế
Bắc Tề (550-577): Văn Tuyên Đế  • Phế Đế  • Hiếu Chiêu Đế  • Vũ Thành Đế  • Hậu Chủ  • Ấu Chủ
Bắc Chu (557-581): Hiếu Mẫn Đế  • Minh Đế  • Vũ Đế  • Tuyên Đế  • Tĩnh Đế
Lưu Tống (420-479): Vũ Đế  • Thiếu Đế  • Văn Đế  • Hiếu Vũ Đế  • Tiền Phế Đế  • Minh Đế  • Hậu Phế Đế  • Thuận Đế
Nam Tề (479-502): Cao Đế  • Vũ Đế  • Uất Lâm Vương  • Hải Lăng Vương  • Minh Đế  • Đông Hôn Hầu  • Hòa Đế
Tây Lương (555-587): Tuyên Đế  • Minh Đế  • Tĩnh Đế
Trần (557 - 589): Vũ Đế  • Văn Đế  • Trần Phế Đế  • Tuyên Đế  • Hậu Chủ
Nhà Tùy
(581-618)
Nhà Đường
(618-907)
(Võ Chu (690 - 705))
Cao Tổ  • Thái Tông  • Cao Tông  • Trung Tông  • Duệ Tông  • Võ Tắc Thiên (nhà Võ Chu)  • Thiếu Đế  • Huyền Tông  • Túc Tông  • Đại Tông  • Đức Tông  • Thuận Tông  • Hiến Tông  • Mục Tông  • Kính Tông  • Văn Tông  • Vũ Tông  • Tuyên Tông  • Ý Tông  • Hy Tông  • Chiêu Tông  • Ai Đế
Ngũ đại Thập quốc
(907-960)
Hậu Lương (907-923): Thái Tổ  • Chu Hữu Khuê  • Mạt Đế
Hậu Đường (923-936): Trang Tông  • Minh Tông • Mẫn Đế • Phế Đế
Hậu Tấn (936-947): Cao Tổ  • Xuất Đế
Hậu Hán (947-950): Cao Tổ  • Ẩn Đế
Hậu Chu (951-959): Thái Tổ  • Thế Tông  • Cung Đế
Ngô (892-937): Thái Tổ  • Liệt Tổ  • Cao Tổ  • Mẫn đế
Tiền Thục (891-925): Cao Tổ  • Hậu Chủ
Ngô Việt (893-974): Vũ Túc Vương  • Văn Mục Vương  • Trung Hiến Vương  • Nghiêm Vương  • Trung Ý Vương
Mân (893-945): Thái Tổ  • Tự Vương  • Thái Tông  • Khang Tông  • Cảnh Tông • Phúc Vương
Nam Hán (917-971): Cao Tổ  • Thương Đế  • Trung Tông  • Hậu Chủ
Nam Bình (907-963): Vũ Tín Vương  • Văn Hiến Vương  • Trinh Ý Vương  • Cao Bảo Húc  • Cao Kế Xung
Hậu Thục (934-965): Cao Tổ  • Hậu Chủ
Nam Đường (937-974): Liệt Tổ  • Nguyên Tông  • Hậu Chủ
Bắc Hán (951-979): Thế Tổ  • Mẫn Tông  • Thiếu Chủ  • Anh Vũ Đế
Nhà Tống
(960-1279)
Nhà Tống: Thái Tổ  • Thái Tông  • Chân Tông  • Nhân Tông  • Anh Tông  • Thần Tông  • Triết Tông  • Huy Tông  • Khâm Tông  • Cao Tông  • Hiếu Tông  • Quang Tông  • Ninh Tông  • Lý Tông  • Độ Tông  • Cung Đế  • Đoan Tông  • Đế Bính
Nhà Liêu (916-1125): Thái Tổ  • Thái Tông  • Thế Tông • Mục Tông • Cảnh Tông • Thánh Tông • Hưng Tông • Đạo Tông • Thiên Tộ Đế
Tây Hạ (1038-1227): Cảnh Tông  • Nghị Tông  • Huệ Tông • Sùng Tông • Nhân Tông • Hoàn Tông • Tương Tông • Thần Tông • Hiến Tông • Mạt Chủ
Nhà Nguyên
(1260-1370)
Nhà Minh
(1368-1644)
Nhà Thanh
(1644-1911)