Mithridates II của Commagene

Mithridates II
Vua của Commagene
Tại vị38 TCN – 20 TCN
(18 năm)
Tiền nhiệmAntiochos I Theos
Kế nhiệmMithridates III
Thông tin chung
Mất20 TCN
Rome, Đế chế La Mã
Phối ngẫuLaodice
Hậu duệMithridates III của Commagene
Tên đầy đủ
Mithridates II Antiochus Epiphanes Philorhomaios Philhellenos Monocritis
Hoàng tộcNhà Orontes
Thân phụVua Antiochos I Theos of Commagene
Thân mẫuCông chúa Isias Philostorgos của Cappadocia

Mithridates II Antiochus Epiphanes Philorhomaios Philhellenos Monocritis, còn được gọi là Mithridates II của Commagene (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης Ἀντίοχος ὀ Ἐπιφανής Φιλορωμαίος Φιλέλλην Μονοκρίτης, mất năm 20 TCN) là một vị vua mang huyết thống Armenia [1] và Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 1 TCN. Ông là một hoàng tử của xứ Commagene và còn là một trong những người con trai của vua Antiochos I Theos của Commagene với nữ hoàng Isias Philostorgos của Commagene. Khi cha ông qua đời vào năm 38 TCN, ông đã lên kế vị cha mình và cai trị cho đến khi qua đời.

Theo Plutarch, ông là một đồng minh của vị tam hùng La Mã Marcus Antonius, và trong năm 31 TCN, đích thân Mithridates đã chỉ huy quân đội của mình chiến đấu trong trận Actium ở Hy Lạp nhằm hỗ trợ cho Antonius trong cuộc chiến chống lại Octavianus, tương lai là hoàng đế La Mã Augustus. Tuy nhiên, sau thất bại của Antonius, Mithridates đã trở thành một đồng minh trung thành với Augustus. Dẫu vậy, Augustus đã buộc Mithridates phải trao lại cho tỉnh Syria của La Mã, một ngôi làng ở Commagene gọi là Zeugma, đó vốn là một điểm giao nhau quan trọng của sông Euphrates. Để thể hiện sự ủng hộ của mình với Augustus, Mithridates đã bỏ tước hiệu Philhellen ("người bạn của những người Hy Lạp") của mình và lấy tước hiệu Philorhomaios ("người bạn của những người La Mã") thay thế. Cả hai tước hiệu này đều bắt nguồn từ sự sùng bái Hoàng gia Commagene do người cha quá cố của Mithridates thiết lập nên, và trong đó Mithridates đóng một vai trò quan trọng. Một tên hiệu khác của ông là Monocritis là một tước hiệu không chính thức khác và đó có thể là một chức năng tư pháp trong phạm vi quản lý của Hoàng gia và là dấu hiệu về địa vị xã hội cao quý của ông.

Mithridates còn có một người em trai khác, Antiochos II của Commagene, ông ta cũng là một hoàng tử của vương quốc. Năm 29 trước Công nguyên, người em của ông, Antiochus II đã được triệu tập đến Rome và bị hoàng đế La Mã Augustus xử tử, bởi vì Antiochos đã gây ra vụ ám sát vị sứ thần mà Mithridates phái đến Rome.

Theo một dòng chữ trên một bệ thờ tang lễ được tìm thấy trong ngôi làng Thổ Nhĩ Kỳ Sofraz vốn thuộc một gia đình giàu có hàng đầu ở địa phương này, có niên đại khoảng giữa thế kỷ 1, vợ của Mithridates là một phụ nữ Hy Lạp có tên là Laodice. Bệ thờ khắc tên các thành viên gia đình này và trải dài qua 7 thế hệ và bao gồm tên của Mithridates, của cha ông và người vợ của ông. Khi ông qua đời vào năm 20 TCN, người con trai của ông với Laodice, Mithridates III của Commagene, đã lên kế vị.

Tổ tiên

Tổ tiên của Mithridates II của Commagene
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
16. Vua Ptolemaeus của Commagene
 
 
 
 
 
 
 
8. Vua Sames II Theosebes Dikaios của Commagene
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4. Vua Mithridates I Callinicus của Commagene
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
9. Công chúa Pythodoris của Pontos
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Vua Antiochos I Theos của Commagene
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
20. Vua Demetrios II Nikator của đế chế Seleukos
 
 
 
 
 
 
 
10. Vua Antiochos VIII Grypos của đế quốc Seleukos
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
21. Công chúa Cleopatra Thea của Ai Cập
 
 
 
 
 
 
 
5. Công chúa Laodice VII Thea của đế quốc Seleukos
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
22. Ptolemaios VIII Physcon của Ai Cập
 
 
 
 
 
 
 
11. Công chúa Tryphaena của Ai Cập
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
23. Cleopatra III của Ai Cập
 
 
 
 
 
 
 
1. Mithridates II xứ Commagene
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
6. Vua Ariobarzanes I của Cappadocia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Công chúa Isias Philostorgos của Cappadocia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
7. Athenais Philostorgos I
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chú thích

  1. ^ Chahin, Mark (2001). The Kingdom of Armenia. Routlege. tr. 190–191. ISBN 0-7007-1452-9.

Nguồn

  • Plutarch - Antony
  • http://www.mavors.org/PDFs/Commagene.pdf Lưu trữ 2015-12-27 tại Wayback Machine
  • http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/0203.html Lưu trữ 2012-09-21 tại Wayback Machine
  • http://www.catholicity.com/encyclopedia/s/samosata.html
  • [1]
  • [2]
  • x
  • t
  • s
Nhà Argos
Nhà Antipatros
Vua của Bithynia
Vua của Commagene
Vua của Cappadocia
Vua của
Cimmeria Bosporos
Mithridates I • Pharnaces • Asander cùng Dynamis  • Mithridates II • Asander cùng Dynamis • Scribonius mưu toan cai trị cùng Dynamis  • Dynamis cùng Polemon • Polemon cùng Pythodorida • Aspurgus • Mithridates III cùng Gepaepyris • Mithridates III • Cotys I • bị xáp nhập thành một phần của tỉnh Hạ Moesia  • Rhescuporis I một thời gian ngắn cùng Eunice  • Sauromates I  • Cotys II • Rhoemetalces  • Eupator • Sauromates II • Rhescuporis II • Rhescuporis III • Cotys III • Sauromates III • Rhescuporis IV • Ininthimeus • Rhescuporis V • Pharsanzes • Synges • Teiranes • Sauromates IV  • Theothorses • Rhescuporis VI • Rhadamsades