Vườn bách thảo Hà Nội

Vườn bách thảo Hà Nội
Vườn bách thảo Hà Nội trên bản đồ Hà Nội
Vườn bách thảo Hà Nội
LoạiCông viên
Khai trương1890 (1890)

Vườn bách thảo Hà Nội hay Công viên Bách Thảo là một công viên cây xanh nằm ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội, được thành lập từ những năm đầu người Pháp đặt chân đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng đô hộ và thuộc địa. Hiện nay vườn được ví như lá phổi xanh của Hà Nội, nơi những người yêu thiên nhiên được đắm mình trong màu xanh cây lá và những âm thanh của rừng, với những cây cổ thụ lớn bằng vòng tay mấy người ôm là chứng nhân của nhiều biến cố trong lịch sử thủ đô.

Lịch sử

Trong địa phận phường Khán Xuân bên cạnh hồ Tây ngày xưa, lợi dụng nơi có một hồ nước đẹp người Pháp đã cho xây dựng ở đây một quần thể vườn bách thảo. Để cảnh quan bớt đơn điệu do địa hình bằng phẳng, các nhà thiết kế vườn đã cho đắp một ngọn đồi thấp đặt tên là núi Nùng kèm theo nhiều bãi cỏ và tạo dựng các lối đi quanh co dưới tán những cây gỗ sum xuê.

Trước đây, khi mới thành lập vào năm 1890, vườn có diện tích trên 33ha, bao quanh và sân sau của toàn bộ quần thể các dinh phủ và biệt thự của người Pháp. Nơi đây ngoài các loại cây sẵn có, các nhà khoa học còn sưu tập trồng các giống cây bản địa quý hiếm từ Bắc chí Nam, và dẫn giống nhập trồng thí nghiệm các loài cây cỏ lạ từ nhiều vùng trên thế giới. Để tăng thêm sự hấp dẫn và tham quan thưởng ngoạn, rải rác dọc theo lối đi người ta cho xây các chuồng nuôi chim thú. Do đó, Vườn bách thảo còn được gọi là Vườn thú.

Sau nhiều thăng trầm, biến đổi, ngày nay Vườn bách thảo Hà Nội lại được gọi đúng với tên của nó. Chim thú trước đây đã chuyển vào Thảo cầm viên Sài Gòn và ở Hà Nội đã có một khu nuôi động vật riêng là Vườn thú Thủ Lệ. Vườn bách thảo bị thu hẹp sau khi nhường một phần khá lớn diện tích đất để xây dựng Khu di tích lịch sử Ba Đình, chỉ còn diện tích trên 10ha nằm trong địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.

Đặc điểm

Một phần vườn hoa lan trong Công viên Bách Thảo

Vườn bách thảo Hà Nội cấu thành một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước.

Trên mảnh đất tuy nhỏ hẹp của khuôn viên vườn bách thảo có mặt nhiều loài cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới phương Nam. Số loài địa phương chiếm trên 2/3 các loài cây hiện hữu, còn lại 1/3 là các loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương. Các loài cây cũng đại diện cho các họ, bộ của hệ thực vật bậc cao có mạch, nổi bật là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt trầnthực vật hạt kín. Vào vườn Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài cây thân gỗ có đường kính 2, 3 người ôm; các loại cây thân cột khổng lồ của họ cau dừa; các cây gỗ có bộ rễ phụ buông dài của nhóm si, đa, đề; các loài cây leo thân gỗ các giò phong lan khoe sắc và các cây cảnh sặc sỡ.

Bên cạnh các loại thực vật đa dạng, phong phú, Vườn bách thảo Hà Nội cũng nuôi nhốt một số động vật như sóc, khỉ đuôi dài.

Địa chỉ sinh thái, văn hóa

Ai đã từng sống, gắn bó với Hà Nội hẳn sẽ nhận ra một điều đó là nơi ít thay đổi nhất trong bộ mặt của thành phố trong suốt hàng chục năm qua. Ngay giữa ồn ào phố xá, Vườn bách thảo trở thành một không gian xanh, đủ rộng, đủ yên bình để người ta có thể lạc hẳn vào sự tĩnh lặng rất hiếm hoi của đời sống đô thị. Học sinh vui chơi giải trí, du khách có thể tham quan du ngoạn và nghiên cứu về các loại thực vật, các ông bà cụ già cũng tìm thấy nơi đây một không gian xanh yên bình cho những hoạt động di dưỡng tuổi già và bảo vệ sức khỏe. Nhiều đôi lứa cũng chọn nơi đây để bày tỏ tình yêu của mình, dường như ở đây thiên nhiên, con người dễ có sự đồng điệu. Không chỉ có muôn vàn loại cỏ cây tụ hội mà rất nhiều chim muông cũng chọn đây là nơi "đất lành".

Hội trường trong khuôn viên của Vườn bách thảo Hà Nội là một địa điểm xinh xắn cho những buổi lễ long trọng như tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, sinh nhật.

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử
Kiến trúc công cộng


Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên,
khu sinh thái
Bảo tàng
Làng nghề
Công trình
thể thao
Công trình
thương mại - dịch vụ
Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công
trình khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái