Đình Hạ Hiệp

Đình Hạ Hiệp
Di tích quốc gia đặc biệt
Tên khácĐình Liên Hiệp
Đình Kẻ Hiệp
Thờ phụng
Tướng quân
Hoàng Đạo
Thông tin đình
Địa chỉViệt Nam Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà NộiViệt Nam
Tọa độ21°03′42″B 105°38′35″Đ / 21,061610539525°B 105,64295180578°Đ / 21.061610539525322; 105.64295180578043
Thành lậpĐầu thế kỷ 17
Lễ hội13 tháng 2 âm lịch
Map
Di tích quốc gia đặc biệt
Đình Hạ Hiệp
Phân loạiDi tích kiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận31/12/2020
Quyết định2280/QĐ-TTg
  • x
  • t
  • s

Đình Hạ Hiệp là một ngôi đình có vị trí nằm ở xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Ngôi đình này được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định xếp hạng và công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2020. Đình này còn có tên là đình Liên Hiệp hay đình Kẻ Hiệp.

Lịch sử

Đình Hạ Hiệp có vị trí tọa lạc tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ. Ngôi đình này thờ Thành hoàng là Tướng quân Hoàng Đạo, một tướng quân tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong những năm 40 - 43 sau công nguyên.[1] Theo ghi chép, đây là một vị danh tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Hiện đình làng Hạ hiệp còn giữ được 27 đạo sắc phong của các đời vua phong Thượng đẳng thần cho Thành hoàng Hoàng Đạo. Việc thờ các vị tướng liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là hiện tượng phổ biến của nhiều di tích dọc sông Đáy.[1]

Căn cứ vào phong cách nghệ thuật trên kiến trúc cùng những đạo sắc phong thần, ngôi đình này được xác định là có niên đại từ triều nhà Lê (khoảng đầu Thế kỉ 17 trở về trước).[2]

Theo các tài liệu nghiên cứu gần đây, ngôi đình được dựng từ những năm 30 của thế kỉ XVII, hậu cung được dựng vào nửa cuối thế kỉ 17, được tu sửa và mở rộng ở thế kỉ XIX; tiền tế dựng năm 1856 và hai Nghi môn được dựng ở đầu thế kỉ XX. Qua quá trình tồn tại, tới các năm 1751, 1759, 1771 thì được nhân dân trong làng quyên tiền tu sửa đình. Sự việc được ghi lại trong tấm bia “Tại đình bi” hiện dựng bên trái đình (niên đại của tấm bia ghi là năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Năm 1816, đình tiếp tục được tu bổ, làm thêm hai bể nước bằng đá, một số hòm sớ, đồ thờ tự khác... Những năm gần đây, đình tiếp tục được nhà nước Việt Nam cũng như nhân dân trùng tu và gìn giữ.[2]

Kiến trúc

Về mặt kiến trúc, đình Hạ Hiệp gồm nhiều hạng mục công trình tọa lạc trên một khu đất có diện tích khoảng 3.000m2.[2] Ngoài hai cổng trước, sau, hồ nước, sân... kiến trúc chính hiện nay của đình làng Hạ Hiệp gồm 3 phần: tiền tế, đại đình, hậu cung, tạo nên một mặt bằng công trình chính có dạng tiền hình chữ Nhất, hậu chữ Đinh.[2] Cùng với việc thờ Thành Hoàng làng, đình Hạ Hiệp còn kết hợp thờ cả ông Đặng Trung hầu (tên chữ là Phúc Ánh), người đã có công tu sửa đình. Ban thờ Đặng Trung hầu được làm trên một khám thờ lửng giữa hai hàng cột hiên ngoài, chái bên trái Đại đình.[1]

Nghi môn

Đình Hạ Hiệp có hai nghi môn (cửa chính): nghi môn thứ nhất nằm phía trước tòa Tiền tế, trên trục thần đạo và hiện chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng bởi đường qua lại từ phía này đã bị bịt kín. Nghi môn thứ hai nằm phía bên trái Đại đình, sát đường trục chính của xã. Kích thước các cột trụ ở Nghi môn này nhỏ hơn ở Nghi môn thứ nhất.[2]

Tiền tế

Tiền tế là một tòa nhà hình chữ nhật gồm ba gian hai chái, hai tầng tám mái xếp theo kiểu chồng diêm, được dựng trên một cấp nền cao hơn mặt sân phía trước 0.17m. Nền nhà được lát gạch màu đỏ, theo mạch chữ công. Bộ khung gỗ của Tiền tế đình làng Hạ Hiệp được dựng trên 4 hàng chân cột đều có thiết diện vuông: 2 hàng cột cái (bằng gỗ) và 2 hàng cột quân (bằng đá).[2]

Đại đình

Đại đình gồm ba gian hai chái nhưng mỗi chái có kích thước lớn gần như một gian. Toàn bộ công trình này được dựng trên một cấp nền hình chữ, bó vỉa xung quanh là những viên đá xẻ. Thời xưa, khu vực này vốn có sàn. Theo nhiều người lớn tuổi ở đây kể lại thì sàn đình đã bị dỡ trong khoảng từ năm 1968 đến 1970. Bộ khung Đại đình được dựng trên 6 hàng cột gỗ lim.[2]

Hậu cung

Hậu cung là nơi đặt bài vị thờ Thành hoàng gồm 2 gian, dựng vuông góc với tòa ngoài, có hai lớp mái trước, sau, xây tường bít đốc và được dựng vuông góc với Đại đình tại vị trí gian giữa. Hậu cung gồm 3 bộ vì nóc. Bộ vì nóc ngoài cùng được đỡ bởi một câu đầu kê trên hai đầu cột quân bên phải và bên trái vì gian giữa Đại đình. Bộ vì nóc thứ hai Hậu cung được làm kiểu ván mê. Hai bộ vì nóc phía ngoài và phía trong lại được làm kiểu biến thể giá chiêng, chồng rường con nhị. Liên kết ở vì nách Hậu cung là kiểu dùng kẻ. Khu vực này được xem là cung cấm, nơi trang nghiêm nên Hậu cung đình làng Hạ Hiệp được xây tường bao kín đáo, theo kiểu thức tường hồi bít đốc tay ngai. Mỗi mái Hậu cung còn có 8 hoành. Hậu cung được trang trí trên kiến trúc đình Hạ Hiệp: tập trung bên ngoài, trên hệ mái tại Nghi môn, chủ yếu là những con vật thần thoại và mang tính ước lệ như rồng, lân, phượng, voi, ngựa, các hoa văn chữ Triện.[2]

Chạm khắc

Đình Hạ Hiệp có rất nhiều hình tượng con người được chạm khắc như những đạo sĩ ngồi bó gối trầm tư, người bắt lợn, chồng nụ, chồng hoa, thôn nữ ngồi trên đầu rồng, đá cầu, cưỡi ngựa, cưỡi voi, quản tượng.[3]

Tại đây còn xuất hiện những bức chạm dị thú như mãng xà được khắc theo hình tượng hung dữ, đang nhìn đám trai làng vật nhau. Trong cuốn sách hồ sơ di tích của ngôi đình này, cũng như theo lời giới thiệu của những người lớn tuổi, dị thú này được gọi là Makara.[4] Tuy vậy, hiện tại những nghiên cứu trước đây về ngôi đình này đa phần tập trung vào mảng chạm bắn hổ và các hoạt cảnh rồng tiên, đấu vật hay chọi gà. Dị thú mãng xà này có chiều dài gần 1m được miêu tả là có "thân đứng thẳng, có bốn chân, thân có vảy như rồng, mắt trợn to, mồm răng lởm chởm, miệng ngậm ngọc".[4] Đây chưa thể xem là Makara vì hình tướng mãng xà khá rõ, có phần giống với hình mãng xà trong bức tranh Thạch Sanh đánh xà tinh của làng tranh Đông Hồ. Makara có một đặc trưng tiếu tượng là chiếc nanh ở hàm trên dài, cong vút lên trên, mũi dài cuộn lên trên, mang những đặc tính của voi. Các đặc điểm trên đều không có ở bất kỳ dị thú nào ở đình Hạ Hiệp.[4] Qua nghiên cứu hình tướng và đối chiếu với các hoạt cảnh xung quanh cùng ngữ cảnh chung của các bức chạm khắc ở nơi đây, có giả thuyết cho rằng đây là bức chạm mô tả Quỷ Xương cuồng (tức Mộc tinh) đã từng được kể đến trong sách Lĩnh Nam chích quái.[4]

Di sản

Đình Hạ Hiệp được cấp bằng di tích cấp quốc gia năm 1991.[5] Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định xếp hạng và công nhận ngôi đình là di tích quốc gia đặc biệt, hạng mục "Di tích kiến trúc nghệ thuật" vào năm 2020.[6]

Hạ Hiệp là một trong số ít ngôi đình niên đại khởi dựng từ nửa đầu thế kỉ 17 còn bảo tồn được nguyên vẹn về kiểu dáng kiến trúc. Các mảng trang trí chạm khắc có niên đại trải dài từ thế kỉ 17 đến đầu thế kỉ 20 tương đối phong phú, tạo nên đặc trưng riêng. Với hàng trăm mảng điêu khắc, trang trí thuộc giai đoạn nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn đã cho thấy tính khéo léo của các nghệ nhân đương thời. Những mảng chạm khắc trang trí ở đình làng Hạ Hiệp thể hiện "tính dân gian sâu sắc với nhiều đề tài phong phú".[2]

Ngôi đình cổ này còn bảo tồn đầy đủ các di vật có giá trị, trải qua nhiều thế kỉ. Những chiếc kiệu, hòm sớ, sắc phong, bia đá, bể cảnh,... đã tạo nên một bộ sưu tập các đồ thờ tự có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa. Những hiện vật được coi như độc bản đã trở thành niềm tự hào của người dân làng Hạ Hiệp, thậm chí còn cho thấy sự bền vững của di tích qua gần 4 thế kỉ tồn tại.[2]

Đặc biệt, đình làng Hạ Hiệp còn giữ được 2 bể cảnh bằng đá có kiểu dáng tương tự nhau. Kích thước mỗi bể là 95x45x30cm. Trên thân bể chạm nổi các hình long cuốn thủy, hoa sen, sóng nước... Trên thân mỗi bể này còn ghi rõ niên đại tạo dựng là năm Gia Long thứ 15 (1816). Đây là hai hiện vật khá độc đáo, lại được ghi niên đại cụ thể, có thể xem là rất hiếm gặp trong các di tích cùng loại.[2]

Lễ hội

Hội đình Hạ Hiệp được tổ chức vào ngày 13 tháng 2 âm lịch, ngày hóa của thành hoàng làng Hoàng Đạo. Hội đình có nhiều nghi lễ tế tự truyền thống và nhiều trò vui dân gian độc đáo, là cuộc rước với những trai làng khoẻ mạnh, mặc áo đỏ nẹp trắng, vác phạng, kích giáo, long đao... tượng trưng cho đạo quân chiến đấu dưới quyền của Hoàng Đạo. Đám rước có 3 cỗ kiệu, rước từ Quán Dâu là nơi có miếu thờ Hoàng Đạo (tục truyền đây là căn cứ chiến đấu của ông và ông đã hi sinh ở đây) về đình Hạ Hiệp. Sau khi tế lễ long trọng ở đình, hết lễ kiệu rước Thành hoàng về miếu.[7]

Vấn đề

Ngôi đình đang đối mặt với việc chứa nhiều đồ cung tiến, khiến cho diện tích và không gian bị lấn chiếm. Đa số chúng đều là đồ đá: đèn đá, lư hương đá, cặp ngà voi giả gắn đá, sập đá.[5]

Tham khảo

  1. ^ a b c “Đình Hạ Hiệp”. Sở Du Lịch Hà Nội. 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f g h i j k Khánh Chi. “Đình Hạ Hiệp, Thành phố Hà Nội”. Cục di sản Văn hóa Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.[liên kết hỏng]
  3. ^ Tạ Quốc Khánh (3 tháng 5 năm 2008). “Hình tượng con người trong điêu khắc kiến trúc đình làng Việt thế kỷ XVII | Văn hóa”. Báo Xây dựng. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ a b c d T.H.Y.T (tháng 9 năm 2018). “Hình ảnh mãng xà tinh ở đình Hạ Hiệp: Lật lại một huyền tích”. ape.gov.vn. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ a b Trinh Nguyễn (7 tháng 3 năm 2016). “Di tích quốc gia biến thành... kho”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Hoàng Yến (6 tháng 1 năm 2021). “Xếp hạng 7 di tích quốc gia đặc biệt”. Báo Thanh tra. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Thuận Hải (2006). Bản sắc văn hóa lễ hội. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. tr. 126.
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử
Kiến trúc công cộng


Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên,
khu sinh thái
Bảo tàng
Làng nghề
Công trình
thể thao
Công trình
thương mại - dịch vụ
Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công
trình khác
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái