Hồ Đường Gia Sơn

Hồ Đường Gia Sơn
Địa lý
Khu vựcBắc Xuyên, Tứ Xuyên
Kiểu hồdo đập lở đất tạo ra
Nguồn cấp nước chínhsông Tiên
Quốc gia lưu vựcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Hồ Đường Gia Sơn (tiếng Trung: 唐家山堰塞湖) là một hồ được tạo bởi con đập từ vụ lở đất trên sông Tiên trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008.[1] Tên hồ này lấy theo ngọn núi Đường Gia Sơn gần đó. Ngày 24 tháng 5 năm 2008, mực nước dâng 2 m mỗi ngày, khiến cho hồ đạt độ sâu 23 m, dưới mức chắn 29 m của đập.[2][3] Đến thời điểm ngày 9 tháng 6 năm 2008, hơn 250.000 dân tại Miên Dương phải di tản khỏi khu vực này để tránh trường hợp đập của hồ này bị vỡ.[4][5]

Một hồ tương tự ở tỉnh này được tạo ra cách đây 222 năm đã gây ra một trong những thảm họa tồi tệ nhất do lở đất. Ngày 10 tháng 6 năm 1786, một con đập do lở đất ở sông Đại Độ tại Tứ Xuyên do một trận động đất tạo ra trước đó 10 ngày đã bị vỡ tung gây ra lũ lụt 1400 km hạ lưu và lấy đi sinh mạng của 100.000 người.[6]

Một trận dư chấn khá mạnh vào ngày Chủ nhật (8/6/2008) đã gây rung chuyển hồ này và đe dọa hơn 1 triệu dân hạ lưu cũng như gây lở đất ở các núi xung quanh. Trung Quốc đã cử các đơn vị quân đội sử dụng thuốc nổ, thiết bị và thậm chí tên lửa để đào một con kênh thoát để giảm áp lực nước trong hồ lên con đập.[7]

Xem thêm

  • Thiên tai ở Trung Quốc

Chú thích

  1. ^ “Backgrounder: Tangjiashan lake__English_SINA.com”. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  2. ^ “Backgrounder: Tangjiashan lake”. CCTV International. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ “200,000 flee from growing Sichuan lake”. Guardian Unlimited. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ “More people being evacuated from swollen lake area in southwest China”. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ “BBC NEWS”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ Schuster, R.L. and G. F. Wieczorek, "Landslide triggers and types" in Landslides: Proceedings of the First European Conference on Landslides 2002 A.A. Balkema Publishers. p.66
  7. ^ “Mapping the earthquake zone”. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  • x
  • t
  • s
Hồ Trung Quốc
Hồ nước ngọt
Bà Dương · Bạch Cương Điến · Bosten · Cao Bưu · Cách Hồ · Dị Long · Dương Tông Hải · Dương Trừng · Điến Sơn · Điền Trì · Đông Bình · Đông Tiền · Động Đình · Đường Gia Sơn · Gyaring · Hô Luân · Hồng Hồ · Hồng Trạch · Hưng Khải · Kiếm Hồ · Kỷ Lộc · Lạc Mã · Long Cảm · Lương Tử · Nam Y · Ngoring · Ngõa Phụ · Nhĩ Hải · Phủ Tiên · Quân Sơn · Sài Bích · Sào Hồ · Sayram · Tân Lộ Hải · Thạch Cữu · Thái Hồ · Thiên Trì Trường Bạch · Tiểu Nam Hải · Tinh Vân · Trình Hải · Ulansuhai Nur · Vi Sơn
Hồ nước mặn
Ayakum · Đại Hải · Hala · Namtso · Ngải Bỉ · Pangong Tso · Siling · Tangra Yumco · Thanh Hải · Ulungur · Vận Thành Diêm · Yamdrok · Zhari Namco


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s