Vũ Quý

Vũ Quý (1914–1945) là nhà hoạt động cách mạng, Quyền Bí thư Ban cán sự Đảng Hà Nội. Bên cạnh vai trò là một cán bộ cách mạng của Việt Minh, Vũ Quý còn có một tầm ảnh hưởng cá nhân đáng kể đối với Văn Cao (1923–1995) và đặc biệt là sự ra đời của bản Tiến quân ca.

Ông quê xã Cống Mỹ, huyện An Dương, tỉnh Kiến An (nay là thôn Cống Mỹ, xã Nam Sơn, huyện An Dương), ngoại thành Hải Phòng.

Với kinh nghiệm phong phú và mối quan hệ cũ với tổ chức Hướng đạo sinh, nhiều người được Vũ Quý giác ngộ hay giúp đỡ sau trở thành những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng có nhiều công lao trong sự nghiệp cách mạng như Đại tướng Lê Trọng Tấn,[1] Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; nhà cách mạng Dương Đức Hiền, người sáng lập và là Tổng Bí thư Đảng Dân chủ Việt Nam.

Đồng thời, cùng với các đồng chí trong Ban cán sự do đồng chí Lê Quang Đạo làm Bí thư, Vũ Quý đã xây dựng lực lượng cách mạng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa 19/8/1945 ở Hà Nội.

Với cương vị lãnh đạo trong Ban cán sự Đảng ở Hải Phòng - Kiến An (1934 - 1943), ở Hà Nội (1944 - 6/1945) cùng với các đồng chí Lê Quang Đạo, Nguyễn Quyết, Vũ Quý có công lớn trong việc vận động trí thức tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc, gợi ý cho các nhà trí thức Nguyễn Đình Thi, Đỗ Nhuận, Văn Cao... sáng tác những bài ca cách mạng. Chính Vũ Quý đã dìu dắt Văn Cao thoát ly hoạt động Việt Minh và khích lệ Văn Cao sáng tác bài “Tiến quân ca”,[2] gửi lên chiến khu Việt Bắc cho các chiến sĩ giải phóng quân hát và sau này được Quốc dân Đại hộiChủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...[2]

Ông mất năm 1945.[3]

Tham khảo

  1. ^ Trần Minh Thu (ghi) (11 tháng 9 năm 2014). “Vị đại tướng "xứng đáng hai lần Anh hùng"”. Báo Quân đội nhân dân Online.
  2. ^ a b Kiều Mai Sơn (20 tháng 7 năm 2016). “Liệt sĩ Vũ Quý và Quốc ca Việt Nam”. Nông nghiệp Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ Theo tài liệu của nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Đăng Lợi, Vũ Quý hy sinh vào ngày 1 tháng 6 năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra (có giấy chứng nhận của Lê Đức Thọ và bằng Tổ quốc ghi công do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký)
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tình ca
(bài hát)
Anh em khá cầm tay · Bến xuân  · Buồn tàn thu · Cung đàn xưa · Đêm sơn cước · Đêm xuân · Làng tôi · Mùa xuân đầu tiên · Ngày mai · Ngày mùa · Suối mơ · Thiên Thai · Thu cô liêu · Tình ca trung du · Trương Chi
Hùng ca
(bài hát)
Hải quân Việt Nam hành khúc · Bắc Sơn · Ca ngợi Hồ Chủ tịch · Chiến sĩ Việt Nam · Dưới ngọn cờ giải phóng · Gò Đống Đa · Gió núi · Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang · Không quân Việt Nam hành khúc · Ta đi làm con suối · Thăng Long hành khúc ca · Tiến về Hà Nội · Tiến quân ca · Trường ca Sông Lô · Người Công an thân yêu
Nhạc khí
Sông tuyến  · Hàng dừa xa  · Biển đêm  · Dưới cờ giải phóng  · Anh bộ đội Cụ Hồ  · Đường dây qua bản  · Hải Phòng mở ra biển lớn
Thơ
(tập thơ) · Ai về Kinh Bắc · Một đêm đàn lạnh trên sông Huế · Anh có nghe không · Ba biến khúc tuổi 65 · Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc · Khuôn mặt em · Những ngày báo hiệu mùa xuân · Năm buổi sáng không có trong sự thật · Đôi bạn · Những người trên cửa biển (trường ca)
Bài viết,
tiểu luận
Hội họa
(tranh nổi
bật)
Chân dung bà Băng  · Chân dung Đặng Thai Mai  · Chân dung nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến  · Cô gái dậy thì  · Cô gái và đàn dương cầm  · Sám hối nửa đêm  · Cuộc khiêu vũ của những người tự tử  · Dân công miền núi  · Thái Hà ấp đêm mưa  · Cổng làng  · Phố Nguyễn Du  · Chợ vùng cao  · Thanh niên vùng cao  · Lớn lên trong kháng chiến  · Cây đàn đỏ
Tác phẩm về
Văn Cao
Van Cao's Meditation (tác phẩm khí nhạc cho piano của Robert Ashley, 1992)  · Văn Cao - Giấc mơ một đời người (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1992)  · Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1995)  · Văn Cao - Người đi dọc biển (tiểu thuyết chân dung của Nguyễn Thụy Kha, 2011)
Vinh danh,
ghi nhận
Văn Cao (đường/phố Hà Nội)
Chủ đề
liên quan
Văn Cao ở Wikiquote * Thể loại Thể loại