Trường ca Sông Lô

"Sông Lô"
Bài hát của Quang Thọ, Ánh Tuyết, Lê L)Dung, Trọng Tấn
Thể loạiNhạc đỏ
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Tên khácTrường ca Sông Lô
Năm sáng tác1947
Nhạc sĩVăn Cao

Trường ca Sông Lô được nhạc sĩ Văn Cao viết sau chiến thắng sông Lô năm 1947. Đây là bản trường ca được nhiều người đánh giá là một đỉnh cao ghi dấu sự trưởng thành của nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam ở thời điểm tiếp thu một các sáng tạo âm nhạc Tây phương và giữ gìn truyền thống âm nhạc Việt Nam.

Hoàn cảnh ra đời

Sông Lô, đoạn chảy qua Phú Thọ

Tháng 10 năm 1947, Văn Cao được cử lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Đúng lúc đó quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, tấn công Việt Bắc. Trên đường đi kháng chiến, Văn Cao qua Phú Thọ, rồi men theo dọc bờ sông Lô để tìm đường lên Chiến khu Việt Bắc.[1]

Ngày 24 tháng 10 năm 1947, bộ đội pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã chiến thắng trận Đoan Hùng trên sông Lô: bắn cháy 2 tàu chiến và bắn hỏng 2 chiếc tàu chiến khác của Pháp, tiêu diệt hàng trăm lính Pháp, cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải thủy theo đường sông Lô của Pháp. Buộc Pháp phải tiếp tế cho cánh quân của họ ở Tuyên Quang bằng đường không (thả dù) và phải cho quân rút lui khỏi Việt Bắc. Khi thua trận phải rút chạy quân Pháp đã cướp bóc, tàn phá và đốt trụi các làng xóm dọc hai bờ sông Lô.

Quân Pháp vừa rút đi thì cũng là lúc Văn Cao đi ngược dòng Lô giang, trên đường đi ông đã tận mắt thấy các cảnh: xóm làng bị đốt trụi "nền nhà trơ than xám", cảnh "thây giặc trôi trở về ngập bờ", cảnh dân đôi bờ hân hoan chiến thắng, bắt tay vào dựng lại xóm làng, cảnh "đoàn quân thời chinh chiến" trên đường chiến thắng trở về chiến khu, cảnh dòng sông bao la hùng vĩ, chảy về xuôi.

Khi lên tới chiến khu, Văn Cao đã tìm gặp người sĩ quan pháo binh Doãn Tuế, vừa tham gia chỉ huy các trận đánh: Khoan Bộ (tại hai xã Phương Khoan (Lập Thạch) và Bình Bộ (Phù Ninh)), Đoan Hùng (tại xã Chí Đám (Đoan Hùng)) và Khe Lau (Yên Sơn, Tuyên Quang) trong chuỗi chiến thắng sông Lô,[2][3] để nghe kể lại diễn biến trận đánh. Doãn Tuế đã dẫn Văn Cao đi dọc bờ sông nơi chiến trường vừa im tiếng pháo, và qua lời kể của Doãn Tuế cảm hứng cho giai điệu bản trường ca ra đời. Trường ca sông Lô được Văn Cao sáng tác rất nhanh và đăng báo Văn nghệ số tháng 3 năm 1948.

Đánh giá và ảnh hưởng

  • Nhạc sĩ Phạm Duy có nói về Trường ca Sông Lô trong hồi ký của mình:
Bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Thằng bạn này vẫn là một kẻ khai phá. Nó là cha đẻ của loại trường ca. Về hình thức, bài của nó chẳng thua gì bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương. Nét nhạc của trường ca rất mạnh khỏe, rất tươi sáng. Nhịp điệu vô cùng phong phú với những chuyển đoạn rất tài tình. Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc...

Phạm Duy cho rằng:

"Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung".[4]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Xem bài "Nhớ nhạc sĩ Văn Cao" trên trang Văn nghệ báo Sức khỏe đời sống điện tử.[liên kết hỏng]
  2. ^ Chiến thắng Sông Lô
  3. ^ “xem bài "Kỷ niện 60 năm chiến thắng sông Lô"”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ Nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Duy và cảm xúc về nhạc sĩ Văn Cao

Liên kết ngoài

  • Về "Trường ca sông Lô" của Hội nhạc sĩ Việt Nam: https://hoinhacsi.vn/khi-nhac/truong-ca-song-lo
  • Quang Thọ biểu diễn "Sông Lô" cùng dàn nhạc giao hưởng và múa phụ họa: https://www.youtube.com/watch?v=PtrG6v5XQ7A
  • Trần Ngọc Lan đơn ca "Sông Lô": https://www.youtube.com/watch?v=I--XqVN6yJA
  • Trọng Tấn đơn ca có hợp ca phụ họa: https://www.youtube.com/watch?v=JhRyrW-dAwk
  • Văn Vượng độc tấu "Sông Lô" bằng guitar: https://www.youtube.com/watch?v=q0Q2NFToFQo
  • Văn học quê nhà - Văn Cao hào hùng và Văn Cao lãng mạn[liên kết hỏng];
  • Văn Cao-nhạc sĩ của những người lính
  • x
  • t
  • s
Tình ca
(bài hát)
Anh em khá cầm tay · Bến xuân  · Buồn tàn thu · Cung đàn xưa · Đêm sơn cước · Đêm xuân · Làng tôi · Mùa xuân đầu tiên · Ngày mai · Ngày mùa · Suối mơ · Thiên Thai · Thu cô liêu · Tình ca trung du · Trương Chi
Hùng ca
(bài hát)
Hải quân Việt Nam hành khúc · Bắc Sơn · Ca ngợi Hồ Chủ tịch · Chiến sĩ Việt Nam · Dưới ngọn cờ giải phóng · Gò Đống Đa · Gió núi · Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang · Không quân Việt Nam hành khúc · Ta đi làm con suối · Thăng Long hành khúc ca · Tiến về Hà Nội · Tiến quân ca · Trường ca Sông Lô · Người Công an thân yêu
Nhạc khí
Sông tuyến  · Hàng dừa xa  · Biển đêm  · Dưới cờ giải phóng  · Anh bộ đội Cụ Hồ  · Đường dây qua bản  · Hải Phòng mở ra biển lớn
Thơ
(tập thơ) · Ai về Kinh Bắc · Một đêm đàn lạnh trên sông Huế · Anh có nghe không · Ba biến khúc tuổi 65 · Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc · Khuôn mặt em · Những ngày báo hiệu mùa xuân · Năm buổi sáng không có trong sự thật · Đôi bạn · Những người trên cửa biển (trường ca)
Bài viết,
tiểu luận
Hội họa
(tranh nổi
bật)
Chân dung bà Băng  · Chân dung Đặng Thai Mai  · Chân dung nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến  · Cô gái dậy thì  · Cô gái và đàn dương cầm  · Sám hối nửa đêm  · Cuộc khiêu vũ của những người tự tử  · Dân công miền núi  · Thái Hà ấp đêm mưa  · Cổng làng  · Phố Nguyễn Du  · Chợ vùng cao  · Thanh niên vùng cao  · Lớn lên trong kháng chiến  · Cây đàn đỏ
Tác phẩm về
Văn Cao
Van Cao's Meditation (tác phẩm khí nhạc cho piano của Robert Ashley, 1992)  · Văn Cao - Giấc mơ một đời người (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1992)  · Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1995)  · Văn Cao - Người đi dọc biển (tiểu thuyết chân dung của Nguyễn Thụy Kha, 2011)
Vinh danh,
ghi nhận
Văn Cao (đường/phố Hà Nội)
Chủ đề
liên quan
Văn Cao ở Wikiquote * Thể loại Thể loại