Văn hóa Yamnaya

Phạm vi trải rộng sự phổ biến văn hóa gần đúng, khoảng 3200-2300 TCN.
Văn hóa Yamna trong thiên niên kỷ 4 TCN tại châu Âu.
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Nga
Coat of arms of Russia
Thời kỳ
Buổi đầu lịch sử  • Cổ đại  • Tiền Slav
Người Rus' Trước thế kỷ 9
    Hãn quốc Rus'
    Arthania
    Garðaríki

879–1240: Rus cổ đại
  • Ryurik • Kitô giáo hóa ở Kiev Rus' • Russkaya Pravda
Novgorod Land 882–1136
Công quốc Polotsk 987–1397
Công quốc Chernigov 988–1402
Công quốc Vladimir-Suzdal 1093–1157
    danh sách đầy đủ...

1240–1480: Phong kiến Rus
Cộng hoà Novgorod 1136–1478
Công quốc Vladimir-Suzdal 1157–1331
Đại công quốc Moskva 1263–1547
    danh sách đầy đủ...

1480–1917: Nga Hoàng
Sa quốc Nga 1547–1721
Đế quốc Nga 1721–1917
     Mỹ thuộc Nga 1799–1867
     Đại công quốc Phần Lan 1809–1917
     Vương quốc Lập hiến Ba Lan 1867–1915
     Mãn Châu Nga 1900–1905
     Uryankhay Krai 1914–1921

1917–1923: Cách mạng Nga
Cộng hòa Nga 1917–1918
     Tổng thư ký Ukraina 1917–1918
Nga SFSR 1917–1922
     Ukraina SFSR 1919–1922
     Byelorussia SFSR 1920–1922
     Transcaucasian SFSR 1922–1922
Quốc gia Nga 1918–1920
     Priamurye 1921–1923
    danh sách đầy đủ...

Liên Xô 1922–1991
     Nga SFSR 1922–1991
     Karelia–Phần Lan SSR1940–1956
        danh sách đầy đủ...
Tannu Tuva1921–1944

1991–nay: Nga hiện đại
Liên bang Nga 1991–hiện tại
     Tatarstan 1994–hiện tại
     Chechnya 2000hiện tại
     Cộng hòa Krym 2014hiện tại
        danh sách đầy đủ...
860–1721 • 1721–1796 • 1796–1855
1855–1892 • 1894–1917 • 1917–1927
1927–1953 • 1953–1964 • 1964–1982
1982–1991 • 1991–hiện tại
  • x
  • t
  • s
Tập tin:Yamna burial.png
Hố chôn cất điển hình của văn hóa Yamna với bộ xương ở tư thế nằm, hai đầu gối gập lại. Thi thể thường được che phủ bằng đất son.

Văn hóa Yamnaya hay Văn hóa Yamna (từ tiếng Nga/tiếng Ukraina яма, "hố"; còn được biết đến như là mả hố hay văn hóa mả đất son) là một nền văn hóa hậu đồng đá/tiền đồ đồng của khu vực Bug/Dniester/Ural (vùng thảo nguyên Pontic), có niên đại từ thế kỷ 36 tới thế kỷ 23 TCN. Nền văn hóa này chủ yếu có tính chất du mục, với một số hoạt động nông nghiệp diễn ra gần các con sông và một ít công sự trên đồi.

Người thuộc nền văn hóa Yamna có khả năng là kết quả của sự hỗn huyết giữa con cháu của những thợ săn bắn hái lượm Đông Âu và những người liên quan đến thợ săn bắn hái lượm vùng Cápca.[1] Những người mang thành phần gốc gác này là những người chăn thả gia súc thảo nguyên. Văn hóa vật thể của họ rất giống với văn hóa Afanasevo, và cư dân của cả hai nền văn hóa này không thể phân biệt được về mặt di truyền.[1] Họ sống chủ yếu như dân du mục, với hệ thống thủ lĩnh và những xe kéo cho phép họ quản lý đàn gia súc lớn.

Họ có liên hệ gần gũi với những nền văn hóa cuối thời đồ đá mới, mà về sau tỏa đi khắp Châu ÂuTrung Á, đặc biệt những người nền văn hóa gốm dây và văn hóa Bell Beaker, cũng như những người thuộc nền văn hóa Sintashta, Andronovo, và Srubna. Di cư trở lại từ văn hóa Gốm dây cũng đóng góp cho nền văn hóa Sintashta và Andronovo.[2] Trong những nhóm này, một vài khía cạnh của nền văn hóa Yamna có hiện diện.[a] Nghiên cứu di truyền cũng cho thấy rằng những cư dân này mang một phần tổ tiên bắt nguòn từ thảo nguyên.[1][3][4][5]

Nền văn hóa Yamna được xác nhận với người Ấn-Âu nguyên thủy, và là ứng viên mạnh nhất cho urheimat (gốc xuất xứ) của ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy.

Nguồn gốc

Văn hóa Yamna bắt nguồn ở vùng Don–Volga, và có niên đại từ năm 3300–2600 TCN.[6][7] Một thời Yamna sơ kỳ đợi gán là văn hóa Mikhaylovka. Nó tiền thân là văn hóa Khvalynsk vùng trung Volga và văn hóa Repin vùng sông Don (k. 3950–3300 TCN),[8][7] và đồ gốm muộn từ hai nền văn hóa này rõ ràng có thể phân biệt với đồ gốm Yamna sơ kỳ.[9] Sự tiếp nối sớm từ thời đồng đá nhưng nền văn hóa Samara săn bắn hái lượm và ảnh hưởng từ văn hóa Dnieper–Donets II nông nghiệp hơn là rõ ràng. Theo Anthony (2007), chân trời Yamna sơ kỳ mở rộng nhanh chóng khắp thảo nguyên Pontic–Caspi giữa khoảng năm 3400-3200 TCN.[10]

Sự mở rộng chân trời Yamna là sự biểu đạt vật thể của việc lan truyền ngôn ngữ Ấn-Âu khắp thảo nguyên Pontic–Caspi[11] [...] Chân trời Yamna là sự biểu hiện khảo cổ có thể thấy về sự điều chỉnh xã hội sang hướng di động cao – phát minh cơ sở hạ tầng chính trị nhằm quản lý các đàn gia súc lớn hơn từ những ngôi nhà di động trên thảo nguyên.[12]

Theo Pavel Dolukhanov sự xuất hiện nền văn hóa Yamna đại diện cho sự phát triển xã hội của nhiều nền văn thời đồ đồng địa phương, đại diện cho "một biểu hiện phân tầng xã hội và sự xuất hiện của cấu trúc xã hội du mục kiểu thủ lĩnh", đổi lại đã tăng cường mối liên hệ trong nhóm giữa các nhóm xã hội về bản chất hỗn tạp.[13]

Ở phạm vi phía tây, nó được kế tục bởi nền văn hóa Catacomb (2800–2200 TCN); ở phía đông, bởi văn hóa Poltavka (2700–2100 TCN) tại vùng trung Volga. Hai nền văn hóa này tiếp sau bằng văn hóa Srubnaya (thế ký 18–12 TCN).

Đặc trưng

Đặc trưng cho nền văn hóa này là việc chôn cất người chết trong các kurgan (các nấm mồ) dạng mả hố với thi hài được đặt trong tư thế nằm và hai đầu gối gập lại. Thi thể được che phủ bằng đất son. Các mồ mả chôn cất nhiều người cũng được tìm thấy trong các kurgan này, thường là do chèn vào ở giai đoạn muộn hơn.

Đáng chú ý là các đồ táng kèm trong mồ mả có nguồn gốc động vật (như bò, lợn, dê, cừu và ngựa), một đặc trưng gắn liền với cả người Tiền Ấn-Âu lẫn người Tiền Ấn-Iran[14].

Các dấu tích còn lại sớm nhất tại Đông Âu của xe có bánh được tìm thấy tại kurgan "Storozhova mohyla" (Dnipropetrovsk, Ukraina, do nhóm của Trenozhkin A.I. khai quật) gắn liền với văn hóa Yamna.

Di chỉ cúng tế Lugansk mới phát hiện gần đây (năm 2004) đã được miêu tả như là nơi thờ cúng trên đồi trong đó việc hiến tế bằng người được diễn ra.

Phổ biến và đồng nhất

Văn hóa Yamna được đồng nhất hóa với Hậu Tiền Ấn-Âu (PIE) trong giả thuyết Kurgan của Marija Gimbutas. Nó là một ứng viên cho Urheimat (quê hương) của tiếng Tiền Ấn-Âu, cùng với văn hóa Sredny Stog diễn ra trước đó.

Người ta cho rằng nền văn hóa này bắt nguồn từ trung Volga dựa trên văn hóa Khvalynsk và từ trung Dnieper dựa trên văn hóa Sredny Stog. Tại khu vực phía tây của sự trải rộng của nền văn hóa này, nó được kế tiếp bằng văn hóa Catacomb; còn tại phía đông là văn hóa Poltavkavăn hóa Srubna.

Cổ vật

Từ bộ sưu tập của Viện bảo tàng Ermitaz

Chú thích

  1. ^ Yamnayan cultural aspects, for example, were horse-riding, burial styles, and to some extent the pastoralist economy.

Tham khảo

  1. ^ a b Allentoft 2015.
  2. ^ Novembre, John (ngày 11 tháng 6 năm 2015). “Ancient DNA steps into the language debate” (PDF). Nature. 522 (7555): 164–165. doi:10.1038/522164a. PMID 26062506. S2CID 205085294. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2020. evidence to support theories of a back-migration from Corded Ware-related populations that contributed to the origins of the Sintashta culture in the Urals and their descendants, the Andronovo.
  3. ^ Haak và đồng nghiệp 2015.
  4. ^ Mathieson, et al. 2015.
  5. ^ Gibbons, Ann (ngày 10 tháng 6 năm 2015). “Nomadic herders left a strong genetic mark on Europeans and Asians”. Science. AAAS.
  6. ^ Anthony 2007, tr. 300.
  7. ^ a b Morgunova & Khokhlova 2013.
  8. ^ Anthony 2007, tr. 275.
  9. ^ Anthony 2007, tr. 274–277, 317–320.
  10. ^ Anthony 2007, tr. 321.
  11. ^ Anthony 2007, tr. 301–302.
  12. ^ Anthony 2007, tr. 303.
  13. ^ Dolukhanov 1996, tr. 94.
  14. ^ Benjamin W. Fortson, Indo-European Language and Culture: An Introduction, Blackwell Publishing, 2004. trang 43. Trích đoạn: The Yamna culture, in fact, certainly fits the bill of being the late Proto-Indo-Europeans. (Văn hóa Yamna, trên thực tế, phù hợp chắc chắn với những gì cần thiết của Hậu Tiền Ấn-Âu).

Thư mục

  • Allentoft, Morten E.; và đồng nghiệp (2015). “Population genomics of Bronze Age Eurasia”. Nature. 522 (7555): 167–172. Bibcode:2015Natur.522..167A. doi:10.1038/nature14507. PMID 26062507. S2CID 4399103.
  • Anthony, David W. (2007). The Horse, the Wheel, and Language: How Bronze-Age Riders from the Eurasian Steppes Shaped the Modern World. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-05887-0.
  • Anthony, David (2017). “Archaeology and Language: Why Archaeologists Care About the Indo-European Problem”. Trong Crabtree, P.J.; Bogucki, P. (biên tập). European Archaeology as Anthropology: Essays in Memory of Bernard Wailes.
  • Anthony, David (2019a). “Archaeology, Genetics, and Language in the Steppes: A Comment on Bomhard”. Journal of Indo-European Studies. 47 (1–2). Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2020.
  • Anthony, David W. (2019b). “Ancient DNA, Mating Networks, and the Anatolian Split”. Trong Serangeli, Matilde; Olander, Thomas (biên tập). Dispersals and Diversification: Linguistic and Archaeological Perspectives on the Early Stages of Indo-European. BRILL. tr. 21–54. ISBN 978-9004416192.
  • Cassidy LM, Martiniano R, Murphy EM, Teasdale MD, Mallory J, Hartwell B, Bradley DG (2016). “Neolithic and Bronze Age migration to Ireland and establishment of the insular Atlantic genome”. PNAS. 113 (2): 368–373. Bibcode:2016PNAS..113..368C. doi:10.1073/pnas.1518445113. PMC 4720318. PMID 26712024.
  • Dolukhanov, Pavel M. (1996), The Early Slavs: Eastern Europe from the Initial Settlement to the Kievan Rus, New York: Longman, ISBN 0-582-23627-4
  • Fortson, Benjamin W. (2004), Indo-European Language and Culture: An Introduction, Blackwell Publishing
  • Gallego-Llorente M, Connell S, Jones ER, Merrett DC, Jeon Y, Eriksson A, và đồng nghiệp (2016). “The genetics of an early Neolithic pastoralist from the Zagros, Iran”. Scientific Reports. 6: 31326. Bibcode:2016NatSR...631326G. doi:10.1038/srep31326. PMC 4977546. PMID 27502179.
  • Haak W, Lazaridis I, Patterson N, Rohland N, Mallick S, Llamas B, và đồng nghiệp (2015). “Massive migration from the steppe was a source for Indo-European languages in Europe”. Nature. 522 (7555): 207–211. arXiv:1502.02783. Bibcode:2015Natur.522..207H. bioRxiv 10.1101/013433. doi:10.1038/nature14317. PMC 5048219. PMID 25731166.
  • Jeong, Choongwon; Balanovsky, Oleg; Lukianova, Elena; Kahbatkyzy, Nurzhibek; và đồng nghiệp (29 tháng 4 năm 2019). “The genetic history of admixture across inner Eurasia languages in Europe”. Nature Ecology and Evolution. Nature Research. 3 (6): 966–976. doi:10.1038/s41559-019-0878-2. hdl:10871/36562. PMC 6542712. PMID 31036896.
  • Jones, Eppie R.; Gonzalez-Fortes, Gloria; Connell, Sarah; Siska, Veronika; và đồng nghiệp (2015). “Upper Palaeolithic genomes reveal deep roots of modern Eurasians”. Nature Communications. 6: 8912. Bibcode:2015NatCo...6.8912J. doi:10.1038/ncomms9912. PMC 4660371. PMID 26567969.
  • Jones ER, Zarina G, Moiseyev V, Lightfoot E, Nigst PR, Manica A, Pinhasi R, Bradley DG (2017). “The Neolithic transition in the Baltic was not driven by admixture with early European farmers”. Current Biology. 27 (4): 576–582. doi:10.1016/j.cub.2016.12.060. PMC 5321670. PMID 28162894.
  • Kuzmina, Elena E. (2007). Mallory, J. P. (biên tập). The Origin of the Indo-Iranians. BRILL. ISBN 978-9004160545.
  • Lazaridis, Iosif; Patterson, Nick; Mittnik, Alissa; Renaud, Gabriel; và đồng nghiệp (2014). “Ancient human genomes suggest three ancestral populations for present-day Europeans”. Nature. 513 (7518): 409–413. arXiv:1312.6639. Bibcode:2014Natur.513..409L. doi:10.1038/nature13673. PMC 4170574. PMID 25230663.
  • Lazaridis I, Nadel D, Rollefson G, Merrett DC, Rohland N, Mallick S, và đồng nghiệp (16 tháng 6 năm 2016). “The genetic structure of the world's first farmers”. bioRxiv 10.1101/059311. Supplementary Information
  • Lazaridis I, Nadel D, Rollefson G, Merrett DC, Rohland N, Mallick S, và đồng nghiệp (25 tháng 7 năm 2016). “Genomic insights into the origin of farming in the ancient Near East”. Nature (xuất bản tháng 8 năm 2016). 536 (7617): 419–424. Bibcode:2016Natur.536..419L. doi:10.1038/nature19310. PMC 5003663. PMID 27459054.
  • Lazaridis, Iosif; Alpaslan-Roodenberg, Songül; Acar, Ayşe; Açıkkol, Ayşen; Agelarakis, Anagnostis; Aghikyan, Levon; Akyüz, Uğur; Andreeva, Desislava; Andrijašević, Gojko; Antonović, Dragana; Armit, Ian; Atmaca, Alper; Avetisyan, Pavel; Aytek, Ahmet İhsan; Bacvarov, Krum (26 tháng 8 năm 2022). “A genetic probe into the ancient and medieval history of Southern Europe and West Asia”. Science. 377 (6609): 940–951. Bibcode:2022Sci...377..940L. doi:10.1126/science.abq0755. ISSN 0036-8075. PMC 10019558. PMID 36007020. S2CID 251844202.
  • Mallory, J. P. (1997), “Yamna Culture”, Encyclopedia of Indo-European Culture, Fitzroy Dearborn
  • Mallory, J.P. (1999), In Search of the Indo-Europeans: Language, Archaeology, and Myth , London: Thames & Hudson, ISBN 978-0-500-27616-7
  • Martiniano, R, và đồng nghiệp (2017). “The population genomics of archaeological transition in west Iberia: Investigation of ancient substructure using imputation and haplotype-based methods”. PLOS Genet. 13 (7): e1006852. doi:10.1371/journal.pgen.1006852. PMC 5531429. PMID 28749934.
  • Mathieson, Iain; và đồng nghiệp (10 tháng 10 năm 2015). “Eight thousand years of natural selection in Europe”. bioRxiv 10.1101/016477.
    Mathieson, Iain; và đồng nghiệp (23 tháng 11 năm 2015). “Genome-wide patterns of selection in 230 ancient Eurasians”. Nature (xuất bản 24 December 2015). 528 (7583): 499–503. Bibcode:2015Natur.528..499M. doi:10.1038/nature16152. PMC 4918750. PMID 26595274.
  • Mathieson, Iain; và đồng nghiệp (21 tháng 2 năm 2018). “The Genomic History of Southeastern Europe”. Nature. Nature Research. 555 (7695): 197–203. Bibcode:2018Natur.555..197M. doi:10.1038/nature25778. PMC 6091220. PMID 29466330.
  • Morgunova, Nina; Khokhlova, Olga (2013). “Chronology and Periodization of the Pit-Grave Culture in the Area Between the Volga and Ural Rivers Based on 14C Dating and Paleopedological Research”. Radiocarbon. 55 (2–3): 1286–1296. doi:10.2458/azu_js_rc.55.16087. ISSN 0033-8222.
  • Narasimhan VM, Patterson N, Moorjani P, Rohland N, và đồng nghiệp (2019). “The formation of human populations in South and Central Asia”. Science. 365 (6457): eaat7487. doi:10.1126/science.aat7487. PMC 6822619. PMID 31488661.
  • Nordgvist, Kerkko; Heyd, Volker (2020). “The Forgotten Child of the Wider Corded Ware Family: Russian Fatyanovo Culture in Context”. Proceedings of the Prehistoric Society. 86: 65–93. doi:10.1017/ppr.2020.9. S2CID 228923806.
  • Novembre, John (11 tháng 6 năm 2015). “Ancient DNA steps into the language debate”. Nature. 522 (7555): 164–165. doi:10.1038/522164a. PMID 26062506. S2CID 205085294.
  • Parpola, Asko (2015), The Roots of Hinduism, Oxford University Press
  • Pashnick, Jeff (tháng 8 năm 2014). Genetic Analysis of Ancient Human Remains from the Early Bronze Age Cultures of the North PonticSteppe Region (Luận văn). 737. Grand Valley State University. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  • Pathak AK, Kadian A, Kushniarevich A, Montinaro F, Mondal M, Ongaro L, và đồng nghiệp (6 tháng 12 năm 2018). “The Genetic Ancestry of Modern Indus Valley Populations from Northwest India”. The American Journal of Human Genetics. 103 (6): 918–929. doi:10.1016/j.ajhg.2018.10.022. PMC 6288199. PMID 30526867.
  • Unterländer, Martina; Palstra, Friso; Lazaridis, Iosif; Pilipenko, Aleksandr; Hofmanová, Zuzana; Groß, Melanie; và đồng nghiệp (2017). “Ancestry and demography and descendants of Iron Age nomads of the Eurasian Steppe”. Nature Communications. 8: 14615. Bibcode:2017NatCo...814615U. doi:10.1038/ncomms14615. ISSN 2041-1723. PMC 5337992. PMID 28256537.
  • Wang, Chuan-Chao (4 tháng 2 năm 2019). “Ancient human genome-wide data from a 3000-year interval in the Caucasus corresponds with eco-geographic regions Eurasia”. Nature Communications. Nature Research. 10 (1): 590. Bibcode:2019NatCo..10..590W. bioRxiv 10.1101/322347. doi:10.1038/s41467-018-08220-8. PMC 6360191. PMID 30713341.
  • Wilde S, Timpson A, Kirsanow K, Kaiser E, Kayser M, Unterländer M, và đồng nghiệp (2014). “Direct evidence for positive selection of skin, hair, and eye pigmentation in Europeans during the last 5,000 y”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 111 (13): 4832–4837. Bibcode:2014PNAS..111.4832W. doi:10.1073/pnas.1316513111. PMC 3977302. PMID 24616518.

Xem thêm

  • Ngẫu tượng Kurgan