Văn hóa Poltavka

Văn hóa Poltavka
Phạm vi địa lýNga, Kazakhstan
Thời kỳThời đại đồ đồng
Thời giank. 2700 TCN – 2100 TCN
Văn hóa trướcVăn hóa Yamna
Văn hóa tiếpVăn hóa Potapovka, văn hóa Abashevo, văn hóa Sintashta, văn hóa Srubna.
Một phần của loạt bài viết về
Các chủ đề Ấn-Âu

  • Danh sách các ngôn ngữ Ấn-Âu

Hiện được nói
Tuyệt chủng

Phục dựng

Giả thuyết
  • Tiếng Daco-Thracia
  • Tiếng Hy Lạp-Armenia
  • Tiếng Hy Lạp-Arya
  • Tiếng Hy Lạp-Phrygia
  • Tiếng Ấn-Hitti
  • Tiếng gốc Ý-Celt
  • Tiếng Thraco-Illyria

Ngữ pháp
  • Từ vựng
  • Vốn từ
  • Động từ
  • Danh từ
  • Đại từ
  • Số đếm
  • Tiểu từ

Khác
  • Tiếng Albania nguyên thủy
  • Tiếng Tiểu Á nguyên thủy
  • Tiếng Armenia nguyên thủy
  • Tiếng German nguyên thủy (Tiếng Bắc Âu nguyên thủy)
  • Tiếng Celt nguyên thủy
  • Tiếng Italy nguyên thủy
  • Tiếng Hy Lạp nguyên thủy
  • Tiếng Balt-Slav nguyên thủy (Tiếng Slav nguyên thủy)
  • Tiếng Ấn-Iran nguyên thủy (Tiếng Iran nguyên thủy)
Bác ngữ học
Nguồn gốc
  • Các giả thuyết Urheimat Ấn-Âu nguyên thủy
  • Người Proto-Ấn-Âu
  • Xã hội
  • Tôn giáo

Được ủng hộ

Giả thuyết bên lề
  • Giả thuyết Tiểu Á
  • Giả thuyết Armenia
  • Giả thuyết Beech
  • Giả thuyết Arya bản địa
  • Giả thuyết quê nhà Balt
  • Giả thuyết Liên tục thời kỳ Đồ đá Cũ
Khảo cổ
Thời đại đồ đồng đá

Thảo nguyên Pontus

Kavkaz

  • Maykop

Đông Á

Đông Âu

  • Usatovo
  • Cernavodă
  • Cucuteni

Bắc Âu

  • Corded ware
    • Baden
    • Trung Dnieper

Thời đại đồ đồng

Thảo nguyên Pontus

Thảo nguyên Bắc/Đông

Châu Âu

  • Globular Amphora
  • Corded ware
  • Beaker
  • Unetice
  • Trzciniec
  • Thời đại đồ đồng Bắc Âu
  • Terramare
  • Tumulus
  • Urnfield
  • Lusatia

Nam Á

  • BMAC
  • Yaz
  • Mộ Gandhara

Thời đại đồ sắt

Thảo nguyên

  • Chernoles

Châu Âu

  • Thraco-Cimmeria
  • Hallstatt
  • Jastorf

Kavkaz

  • Colchia

Ấn Độ

  • Painted Grey Ware
  • Northern Black Polished Ware
Con người và xã hội
Thời đại đồ đồng
Thời kỳ đồ sắt

Người Ấn-Arya

Người Iran

Đông Á

Châu Âu

Trung Cổ

Đông Á

Châu Âu

  • Nguồn gốc dân tộc Albania
  • Người Balt
  • Người Slav sớm
  • Người Bắc Âu/Người Scandinavia Trung Cổ
  • Châu Âu Trung Cổ

Ấn-Arya

  • Ấn Độ thời Trung cổ

Iran

  • Đại Ba Tư
Tôn giáo và thần thoại
Phục dựng
  • Thần thoại Proto-Ấn-Âu
  • Tôn giáo Proto-Ấn-Iran
  • Tôn giáo Iran cổ

Lịch sử
  • Thần thoại Hitti

Ấn-Arya

Iran

  • Thần thoại Ba Tư
  • Thần thoại Kurd
  • Tôn giáo Scythia
    • Thần thoại Ossetia

Khác

  • Thần thoại Armenia

Châu Âu

  • Tôn giáo Cổ-Balkan (Tín ngưỡng dân gian Albania · Thần thoại Illyria · Tôn giáo Thracia · Tôn giáo Dacia)
  • Tôn giáo Hy Lạp cổ
  • Tôn giáo La Mã cổ
  • Đa thần giáo Celt
    • Thần thoại Ireland
    • Thần thoại Scots
    • Thần thoại Breton
    • Thần thoại Wales
    • Thần thoại Cornwall
  • Ngoại giáo German
    • Ngoại giáo Anglo-Saxon
    • Thần thoại German Lục địa
    • Tôn giáo Bắc Âu
  • Thần thoại Balt
    • Thần thoại Latvia
    • Tôn giáo Litva
  • Ngoại giáo Slav
Các tập tục
Ấn-Âu học
Các học giả
  • Marija Gimbutas
  • J. P. Mallory
Viện nghiên cứu
  • Copenhagen Studies in Indo-European
Sách báo khoa học
  • Encyclopedia of Indo-European Culture
  • The Horse, the Wheel, and Language
  • Journal of Indo-European Studies
  • Indogermanisches etymologisches Wörterbuch
  • Indo-European Etymological Dictionary
  • x
  • t
  • s
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Nga
Coat of arms of Russia
Thời kỳ
Buổi đầu lịch sử  • Cổ đại  • Tiền Slav
Người Rus' Trước thế kỷ 9
    Hãn quốc Rus'
    Arthania
    Garðaríki

879–1240: Rus cổ đại
  • Ryurik • Kitô giáo hóa ở Kiev Rus' • Russkaya Pravda
Novgorod Land 882–1136
Công quốc Polotsk 987–1397
Công quốc Chernigov 988–1402
Công quốc Vladimir-Suzdal 1093–1157
    danh sách đầy đủ...

1240–1480: Phong kiến Rus
Cộng hoà Novgorod 1136–1478
Công quốc Vladimir-Suzdal 1157–1331
Đại công quốc Moskva 1263–1547
    danh sách đầy đủ...

1480–1917: Nga Hoàng
Sa quốc Nga 1547–1721
Đế quốc Nga 1721–1917
     Mỹ thuộc Nga 1799–1867
     Đại công quốc Phần Lan 1809–1917
     Vương quốc Lập hiến Ba Lan 1867–1915
     Mãn Châu Nga 1900–1905
     Uryankhay Krai 1914–1921

1917–1923: Cách mạng Nga
Cộng hòa Nga 1917–1918
     Tổng thư ký Ukraina 1917–1918
Nga SFSR 1917–1922
     Ukraina SFSR 1919–1922
     Byelorussia SFSR 1920–1922
     Transcaucasian SFSR 1922–1922
Quốc gia Nga 1918–1920
     Priamurye 1921–1923
    danh sách đầy đủ...

Liên Xô 1922–1991
     Nga SFSR 1922–1991
     Karelia–Phần Lan SSR1940–1956
        danh sách đầy đủ...
Tannu Tuva1921–1944

1991–nay: Nga hiện đại
Liên bang Nga 1991–hiện tại
     Tatarstan 1994–hiện tại
     Chechnya 2000hiện tại
     Cộng hòa Krym 2014hiện tại
        danh sách đầy đủ...
860–1721 • 1721–1796 • 1796–1855
1855–1892 • 1894–1917 • 1917–1927
1927–1953 • 1953–1964 • 1964–1982
1982–1991 • 1991–hiện tại
  • x
  • t
  • s

Văn hóa Poltavka (tiếng Nga: Полтавкинская культура) là một văn hóa khảo cổ từ đầu đến giữa thời đại đồ đồng đã phát triển thịnh vượng trên thảo nguyên Volga-Ural và thảo nguyên rừng trong giai đoạn 2700—2100 TCN.

Văn hóa Poltavka xuất hiện như là sự phát triển vượt trội phía đông của văn hóa Yamna, cận kề với văn hóa Hầm mộ, một kế tục khác của văn hóa Yamna ở phía tây. Nó từng được coi là tổ tiên của các văn hóa muộn hơn và được nhận dạng như là thuộc về Ấn-Iran. Văn hóa Poltavka ảnh hưởng tới sự xuất hiện muộn hơn của văn hóa Potapovka, văn hóa Abashevo, văn hóa Sintashtavăn hóa Srubna.

Nguồn gốc

Văn hóa Poltavka xuất hiện vào khoảng 2700 TCN như là kế tục phía đông của văn hóa Yamna.[1][2][3] Kế tục phía tây của văn hóa Yamna là văn hóa Hầm mộ.[4]

Cùng với văn hóa Sredny Stog, văn hóa Yamna và văn hóa Hầm mộ, văn hóa Poltavka nằm trong số các văn hóa của thảo nguyên Hắc Hải chia sẻ các đặc trưng với văn hóa Afanasievo ở thảo nguyên phía đông.[5]

Phân bố

Văn hóa Poltavka thịnh vượng trên thảo nguyên Volga-Ural và thảo nguyên rừng.[6] Nó là cùng thời với văn hóa Hầm mộ, nhưng nằm ở thảo nguyên Hắc Hải về phía tây nam của nó.[6][7][8] Nó dường như cũng cùng tồn tại với văn hóa Abashevo ở phía đông bắc.[9]

Văn hóa Poltavka dường như đã mở rộng về phía đông trong suốt thời gian tồn tại của nó. Có thể là những người chăn thả gia súc Poltavka đã khai thác các khu vực của thảo nguyên Kazakh. Sự tiến vào thảo nguyên Kazakh của người Poltavka gắn với các cải tiến công nghệ khác nhau trong khu vực này. Đồ gốm Poltavka cũng được phát hiện tại miền bắc Kazakhstan.[3]

Đặc trưng

Các khu định cư Poltavka là rất hiếm. Chúng chủ yếu phân bố hạn hẹp tại các cồn cát trong khu vực hạ du sông Volga.[6]

Các đồ gốm đáy phẳng của văn hóa Poltavka khác với các đồ gốm đáy nhọn hay tròn của văn hóa Yamna.[6] Các môtip trang trí đồ gốm của các văn hóa muộn hơn như văn hóa Sintashtavăn hóa Andronovo là rất giống với môtip trang trí đồ gốm của văn hóa Poltavka.[3]

Nền kinh tế của văn hóa Poltavka là chăn thả gia súc lưu động, một sự tiếp diễn của nền kinh tế của văn hóa Yamna.[10]

Người Poltavka thực hiện các mộ chôn cất ngựa, một tập quán thừa hưởng tương ứng từ văn hóa Yamna, văn hóa Khvalynsk và văn hóa Samara.[11]

Văn hóa Poltavka chia sẻ nhiều đặc trưng với văn hóa Sintashta đương thời. Chúng bao gồm đồ gốm tương tự, các kiểu kim loại, vũ khí, hiến tế ngựa, cơ cấu điều khiển xe ngựa và mồ mả tương tự. Điều thông thường đối với các khu định cư Poltavka mới là được xây dựng trên đỉnh của các khu định cư cũ, và văn hóa Sintashta muộn hơn tới lượt mình lại xây dựng các khu định cư trên đỉnh của các khu định cư Poltavka có sớm hơn.[3]

Kim loại

Văn hóa Poltavka được phân biệt với văn hóa Yamna bằng sự gia tăng rõ nét của nó trong lĩnh vực luyện kim. Các kim loại có lẽ đã thu được từ các trung tâm ở miền nam Ural.[6]

Sự hiện diện của các vòng vàng và bạc cũng như rìu đồng là tương tự như các đồ vật như vậy của văn hóa Maykop, chứng nhận cho sự ảnh hưởng Bắc Kavkaz tới văn hóa Poltavka.[6]

Một số đồ vật kim loại nhất định của văn hóa Poltavka và văn hóa Hầm mộ dường như đã được sao chép lại trong văn hóa Abashevo.[12]

Mộ táng

Văn hóa Poltavka chủ yếu được biết đến nhờ các mộ táng của nó. Các mộ táng này nằm trong các nghĩa trang dọc theo các thềm sông.[6] Các ngôi mộ Poltavka hơi khác một chút so với các ngôi mộ của văn hóa Yamna.[10] Gần một phần ba số hộp sọ Poltavka có dấu hiệu của các vết thương, thường là chí tử.[13]

80 phần trăm mồ mả Poltavka là của đàn ông.[2] Các kurgan Poltavka thường có một rãnh tròn bao quanh, với một mộ duy nhất với các gờ.[3]

Cả đàn ông lẫn đàn bà khi chết đều được chôn cất nằm nghiêng về bên trái hay nằm ngửa trên một miếng lót hữu cơ, với đầu xoay về hướng đông. Đôi khi thi thể được che phủ dưới lớp đất son. Che phủ thi thể bằng đất son là ít phổ biến hơn so với trong văn hóa Yamna sớm hơn. Các huyệt mộ đôi khi có nắp đậy bằng gỗ. Chúng nói chung được chèn vào các kurgan của văn hóa Yamna.[6][3]

Các ngôi mộ Poltavka có đặc trưng là sự gia tăng của các vật trang trí và vũ khí. Điều này được diễn giải như là chứng cứ về sự phân tầng xã hội đã tăng lên. Các vật phẩm mồ mả khác bao gồm đồ gốm và quyền trượng đá.[6]

Một ngôi mộ Poltavka trong khu vực Volga đáng chú ý vì chứa một chùy đồng lớn.[14]

Tập quán mai táng của văn hóa Poltavka ảnh hưởng tới tập quán mai táng của văn hóa Abashevo nằm xa hơn về phía bắc.[12]

Di truyền học

Trong một nghiên cứu năm 2015 công bố trên tạp chí Nature, di cốt của sáu cá nhân được coi là thuộc văn hóa Poltavka đã được phân tích. Năm trong số các cá nhân này được xác định là thuộc nhóm đơn bội R1b1a2 và các phân nhánh khác nhau của nó, trong khi một cá nhân, thuộc về phần ở ngoài văn hóa này, được xác định là thuộc nhóm đơn bội R1a1a1b2a.[15] Người dân của văn hóa Poltavka được phát hiện là có quan hệ họ hàng gần với người dân của văn hóa Yamna và văn hóa Afanasievo.[10][15] Rất có thể là những người đàn ông R1a sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của văn hóa Poltavka, nhưng đã không được gộp trong các mồ mả giàu có của văn hóa này, những mồ mả chỉ chôn cất những người đàn ông R1b.[10]

Các nghiên cứu bộ gen chỉ ra rằng người dân của văn hóa Poltavka có quan hệ di truyền gần với người dân ở miền đông của văn hóa Yamna và người Sarmati có muộn hơn.[16][17]

Trong một nghiên cứu di truyền công bố năm 2018 trên tạp chí Science, các di cốt của hai người đàn ông Poltavka từ các di chỉ tách biệt đã được phân tích. Một người mang các nhóm đơn bội R1b1a1a2a2 và U5a1g, trong khi người kia mang nhóm đơn bội R1b1a1a2a2 và U5a1b. Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng có sự pha trộn đáng kể của tổ tiên Trung Âu vào thảo nguyên trong thời gian chuyển tiếp từ văn hóa Poltavka sang văn hóa Potapovka.[18]

Kiểu thân hình

Kiểu thân hình của văn hóa Poltavka là tương tự như của văn hóa Yamna trước đó, với người dân thuộc đại chủng Âu cao to. Kiểu thân hình tương tự là thịnh hành trong các văn hóa kế tục là văn hóa Hầm mộ và văn hóa Potapovka. Các hộp sọ thuộc văn hóa Fatyanovo–Balanovo, văn hóa Abashevo, văn hóa Sintashta, văn hóa Srubnavăn hóa Andronovo ở phía tây có sọ dài hơn so với các hộp sọ của các văn hóa Poltavka, Yamna và Potapovka. Kiểu thân hình của văn hóa Srubna dường như đã xuất hiện như là kết quả của sự pha trộn giữa ngườ Sintashta và người Poltavka.[a][b]

Ngôn ngữ học

Văn hóa Poltavka từng được coi là tiền thân của cái sau này phát triển thành các văn hóa Ấn-Iran.[6][2]

Kế tục

Văn hóa Poltavka tồn tại tới khoảng 2200-2100 TCN.[10] Nó dường như là biểu thị sớm của văn hóa Srubna. Nó đánh dấu sự chuyển tiếp của văn hóa Yamna thành văn hóa Srubna.[6][21][22][23] Các nghiên cứu di truyền gợi ý rằng kết thúc của văn hóa Poltavka gắn với các thay đổi dân số lớn.[15]

Văn hóa Abashevo dường như đã xuất hiện một phần là nhờ ảnh hưởng của văn hóa Poltavka. Cùng với văn hóa Abashevo,[24] nó dường như đã ảnh hưởng tới sự xuất hiện văn hóa Potapovka.[6][25]

Sự xuất hiện của văn hóa Sintashta và văn hóa Andronovo muộn hơn gắn với sự mở rộng về phía đông của văn hóa Poltavka,[2][26] văn hóa Abashevo, văn hóa gốm nhiều con lăn[27][28] và văn hóa Hầm mộ.[29][30][31][32]

Các dữ liệu hình thái học gợi ý rằng văn hóa Sintashta có thể đã xuất hiện như là kết quả của sự pha trộn tổ tiên thảo nguyên từ văn hóa Poltavka và văn hóa Hầm mộ với tổ tiên từ những người săn bắt hái lượm sống trong rừng trong thời đại đồ đá mới.[c]

Xem thêm

  • Tư liệu liên quan tới Văn hóa Poltavka tại Wikimedia Commons
  • Văn hóa gốm vằn dây
  • Văn hóa chén tống hình chuông

Ghi chú

  1. ^ Skulls from Potapovka burials belong to the massive proto-Europoid type and are similar to the earlier Catacomb and genetically follow the Timber-grave and west Andronovo, but differ from Abashevo.[19]
  2. ^ "[M]assive broad-faced proto-Europoid type is a trait of post-Mariupol’ cultures, Sredniy Stog, as well as the Pit-grave culture of the Dnieper’s left bank, the Donets, and Don... During the period of the Timber-grave culture the population of the Ukraine was represented by the medium type between the dolichocephalous narrow-faced population of the Multi-roller Ware culture (Babino) and the more massive broad-faced population of the Timber-grave culture of the Volga region... The anthropological data confirm the existence of an impetus from the Volga region to the Ukraine in the formation of the Timber-grave culture. During the Belozerka stage the dolichocranial narrow-faced type became the prevalent one. A close affinity among the skulls of the Timber-grave, Belozerka, and Scythian cultures of the Pontic steppes, on the one hand, and of the same cultures of the forest-steppe region, on the other, has been shown... This proves the genetical continuity between the Iranian-speeking Scythian population and the previous Timber-grave culture population in the Ukraine... The heir of the Neolithic Dnieper-Donets and Sredniy Stog cultures was the Pit-grave culture. Its population possessed distinct Europoid features, was tall, with massive skulls... The tribes of the Abashevo culture appear in the forest-steppe zone, almost simultaneously with the Poltavka culture. The Abashevans are marked by dolichocephaly and narrow faces. This population had its roots in the Balanovo and Fatyanovo cultures on the Middle Volga, and in Central Europe... [T]he early Timber-grave culture (the Potapovka) population was the result of the mixing of different components. One type was massive, and its predecessor was the Pit-grave-Poltavka type. The second type was a dolichocephalous Europoid type genetically related to the Sintashta population... One more participant of the ethno-cultural processes in the steppes was that of the tribes of the Pokrovskiy type. They were dolichocephalous narrow-faced Europoids akin to the Abashevans and different from the Potapovkans... The majority of Timber-grave culture skulls are dolichocranic with middle-broad faces. They evidence the significant role of Pit-grave and Poltavka components in the Timber-grave culture population... One may assume a genetic connection between the populations of the Timber-grave culture of the Urals region and the Alakul’ culture of the Urals and West Kazakhstan belonging to a dolichocephalous narrow-face type with the population of the Sintashta culture... [T]he western part of the Andronovo culture population belongs to the dolichocranic type akin to that of the Timber-grave culture.[20]
  3. ^ "Morphological data suggests that both Fedorovka and Alakul’ skeletons may be related to Sintashta groups, which in turn may reflect admixture of Neolithic forest HGs and steppe pastoralists, descendants of the Catacomb and Poltavka cultures."[18]

Tham khảo

  1. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 92.
  2. ^ a b c d Anthony 2007, tr. 306.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAnthony2007 (trợ giúp)
  3. ^ a b c d e f Anthony 2007, tr. 386-390.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAnthony2007 (trợ giúp)
  4. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 651-653.
  5. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 4-5.
  6. ^ a b c d e f g h i j k l Mallory & Adams 1997, tr. 439-440.
  7. ^ Kuzmina 2007, tr. 305.
  8. ^ Kuzmina 2007, tr. 350.
  9. ^ Kuzmina 2007, tr. 222.
  10. ^ a b c d e Mathieson, Iain; Reich, David (ngày 14 tháng 3 năm 2015). “Eight thousand years of natural selection in Europe”. bioRxiv. doi:10.1101/016477.
  11. ^ Kuzmina 2007, tr. 330.
  12. ^ a b Anthony 2007, tr. 383.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAnthony2007 (trợ giúp)
  13. ^ Kuzmina 2007, tr. 384.
  14. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 112.
  15. ^ a b c Mathieson, Iain (ngày 24 tháng 12 năm 2015). “Genome-wide patterns of selection in 230 ancient Eurasians”. Nature. 528 (7583): 499–503. doi:10.1038/nature16152. PMC 4918750. PMID 26595274.
  16. ^ Krzewińska, Maja (ngày 3 tháng 10 năm 2018). “Ancient genomes suggest the eastern Pontic-Caspian steppe as the source of western Iron Age nomads”. Nature Communications. 4 (10): eaat4457. doi:10.1126/sciadv.aat4457. PMC 6223350. PMID 30417088. [P]opulation interactions and the origin of Scythians of the Pontic-Caspian steppe remain poorly understood. Similarly, little is known about the origins and genetic affinities of the Sarmatians. Genomic studies suggest that the latter group may have been genetically similar to the eastern Yamnaya and Poltavka Bronze Age groups.
  17. ^ Unterländer, Martina (ngày 3 tháng 3 năm 2017). “Ancestry and demography and descendants of Iron Age nomads of the Eurasian Steppe”. Nature Communications. 8: 14615. doi:10.1038/ncomms14615. PMC 5337992. PMID 28256537. The two Early Sarmatian samples from the West... fall close to an Iron Age sample from the Samara district... and are generally close to the Early Bronze Age Yamnaya samples from Samara... and Kalmykia... and the Middle Bronze Age Poltavka samples from Samara...
  18. ^ a b Narasimhan 2019.
  19. ^ Kuzmina 2007, tr. 169-170.
  20. ^ Kuzmina 2007, tr. 383-385.
  21. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 541-542.
  22. ^ Kuzmina 2007, tr. 169.
  23. ^ Kuzmina 2007, tr. 234.
  24. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 446-447.
  25. ^ Kuzmina 2007, tr. 354.
  26. ^ Anthony 2007, tr. 374.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAnthony2007 (trợ giúp)
  27. ^ Kuzmina 2007, tr. 6.
  28. ^ Kuzmina 2007, tr. 69.
  29. ^ Kuzmina 2007, tr. 206.
  30. ^ Kuzmina 2007, tr. 323.
  31. ^ Kuzmina 2007, tr. 332.
  32. ^ Kuzmina 2007, tr. 387.

Nguồn

  • Anthony, David W. (2010). The Horse, the Wheel, and Language: How Bronze-Age Riders from the Eurasian Steppes Shaped the Modern World. Nhà in Đại học Princeton. ISBN 978-1-4008-3110-4.
  • Kuzmina, Elena E. (2007). Mallory, J. P. (biên tập). The Origin of the Indo-Iranians. Brill Publishers. ISBN 978-9004160545.
  • Mallory, J. P.; Adams, Douglas Q. (1997). Encyclopedia of Indo-European Culture. Taylor & Francis. ISBN 1884964982. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  • Narasimhan, Vagheesh M. (ngày 6 tháng 9 năm 2019). “The formation of human populations in South and Central Asia”. Science. American Association for the Advancement of Science. 365 (6457): eaat7487. bioRxiv 10.1101/292581. doi:10.1126/science.aat7487. PMC 6822619. PMID 31488661.