Tiếng Nyangumarta

Tiếng Nyangumarta
Sử dụng tạiÚc
Khu vựcTây Úc
Tổng số người nói211 (thống kê 2016)[1]
Phân loạiPama–Nyungar
  • Marrngu
    • Tiếng Nyangumarta
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3nna
Glottolognyan1301[2]
AIATSIS[3]A61
ELPNyangumarta

Tiếng Nyangumarta là ngôn ngữ của người Nyangumarta sống phía nam và đông hồ Waukarlykarly, gồm Eighty Mile Beach, và một phần Great Sandy Desert nội địa gần Telfer, miền Tây Úc. Có thể có từ 211 đến 520[4] người bản ngữ tiếng Nyangumarta, cùng nhiều người nói phi bản ngữ nữa. Đây là ngôn ngữ bản địa chính ở Port Hedland.

Phân loại

Tiếng Nyangumarta nằm trong nhóm ngôn ngữ Marrngu của ngữ hệ Pama–Nyungar. Nó có quan hệ gần với tiếng Mangarla và tiếng Karajarri, chia sẻ với nhau cả đặc điểm từ vựng và ngữ pháp.[5]:5–9

Phương ngữ

Tiếng Nyangumarta có hai phương ngữ: Ngurlipartu, nói ở phía nam, sâu trong đất liền, và Wanyarli, nói ở vùng ven biển phía bắc.[5]:9–12

Ngữ âm

Tiếng Nyangumarta có hệ thống âm vị điển hình cho ngôn ngữ bản địa Úc, với nhiều phụ âm nhưng ít nguyên âm.

Phụ âm

Có 17 âm vị phụ âm trong tiếng Nyangumarta, trong đó năm cặp âm mũi và tắc tương ứng.[5]:38

Ngoại vi Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Đôi môi Ngạc mềm Chân răng Quặt lưỡi Vòm
Tắc p k t ʈ c
Mũi m ŋ n ɳ ɲ
Cạnh lưỡi l ɭ ʎ
R ɾ ɻ
Tiếp cận w j

Tiếng Nyangmurta không phân biệt phụ âm vô thanh và hữu thanh.

Tha âm của phụ âm chủ yếu biến đổi về cách thức phát âm thay vì vị trí phát âm- ví dụ, âm tắc thường vô thanh ở đầu từ, hữu thanh khi ở giữa nguyên âm hay đứng sau âm mũi. Một số âm tắc có tha âm xát.[5]:40–41

Nguyên âm

Có ba âm vị nguyên âm trong tiếng Nyangmarta.[5]:39–40

Trước Sau
Đóng i u
Mở a

Tiếng Nyangmurta không phân biệt về độ làm tròn hay độ dài.

Chú thích

  1. ^ ABS. “Census 2016, Language spoken at home by Sex (SA2+)”. stat.data.abs.gov.au (bằng tiếng Anh). Australian Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nyangumarta”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Bản mẫu:AIATSIS
  4. ^ “Wangka Maya Pilbara Aboriginal Language Centre”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ a b c d e Sharp, Janet Catherine (2004). Nyangumarta, a language of the Pilbara region of Western Australia. Canberra: Pacific Linguistics.
  • Janet Catherine Sharp. (2004). Nyangumarta, A Language of the Pilbara Region of Western Australia. Canberra: Pacific Linguistics
  • x
  • t
  • s
Úc Ngôn ngữ tại Úc
Tiếng Anh
Những ngôn ngữ
bản địa lớn
  • Arrernte
  • Burarra
  • Dhuwal
  • Djambarrpuyngu
  • Kalaw Lagaw Ya
  • Luritja
  • Murrinh Patha
  • Pintupi
  • Pitjantjatjara
  • Tiwi
  • Walmajarri
  • Warlpiri
  • Hoang mạc phía Tây
  • Warumungu
  • Yolŋu Matha
Hệ ngôn ngữ
  • Arnhem
  • Bunuba
  • Daly (bốn hệ)
  • Darwin
  • Garrwa
  • Giimbiyu
  • Iwaidja
  • Jarraka
  • Marrgu
  • Mirndi
  • Nyulnyul
  • Pama–Nyungar
  • Tangk
  • Tasmania (4 hệ?)
  • Tiwi
  • Wagiman
  • Worrorra
  • Yangman (Wardaman)
Pidgin, creole
ngôn ngữ kết hợp
  • Tiếng Anh pidgin thổ dân Úc
  • Broome Pearling Lugger Pidgin
  • tiếng Malay Cocos
  • Kriol Gurindji
  • Kriol
  • Maltralia
  • tiếng Anh Kanaka Queensland
  • Creole Torres Strait
  • Light Warlpiri
Ngôn ngữ ký hiệu
  • Auslan
  • Ngôn ngữ ký hiệu thổ dân Úc