Thác Liêng Nung

Thác Liêng Nung trên bản đồ Việt Nam
Thác Liêng Nung
Thác Liêng Nung
Thác Liêng Nung (Việt Nam)

Thác Liêng Nungthác trên suối Đắk Nia ở vùng đất buôn N’Jriêng xã Đắk Nia thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.[1][2][3][4][Ghi chú 1]

Vị trí

Thác Liêng Nung nằm ở buôn N’Jriêng xã Đắk Nia thành phố Gia Nghĩa. Thác cách trung tâm thành phố Gia Nghĩa khoảng 10 km theo Quốc lộ 28 hướng đông nam đi tỉnh Lâm Đồng.

Thác có độ cao khoảng 30 m. Thượng nguồn của thác là hồ Đắk Nia, một hồ thủy lợi rộng chừng 12 ha tạo ra trên suối Đắk Nia. Xung quanh thác là các buôn làng của đồng bào dân tộc M’nôngMạ.

Thác Liêng Nung có cảnh quan thiên nhiên xung quanh hoang dã là một trong những thắng cảnh kỳ thú và hấp dẫn của tỉnh Đắk Nông được quy hoạch thành khu du lich sinh thái với diện tích rộng 127 ha, trong đó có 12,7 ha là rừng tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện thác này đang dần cạn kiệt nước bởi vì việc xây dựng đập chứa nước ở thượng nguồn suối Đắk Nia phục vụ sản xuất nông nghiệp và nạn khai thác rừng đầu nguồn trái phép [5]

Truyền thuyết

Truyền thuyết kể rằng, thác Liêng Nung là dòng thác duy nhất của dòng suối Đắk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, uống vào thì khỏe mạnh, chống lại được bệnh tật. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi. Bởi vì, nhờ uống nước, tắm táp, nghỉ ngơi ở đây, nên người và súc vật mạnh khỏe, phát triển đông đúc. Tuy nhiên, vào một năm xa xưa, trời nắng hạn khiến cho không chỉ cây trồng mà cây rừng cũng bị chết rũ, thú rừng và vật nuôi bị chết khát nhiều vô kể. Chỉ riêng người và súc vật ở vùng Liêng Nung này là còn sống sót nhờ dòng thác Liêng Nung thần kỳ. Người dân quanh vùng như Đắk Đu, Đắk Măng… cũng kéo tới uống nước Liêng Nung. Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn, những kẻ hung tợn từ nơi xa tới đã nổi lòng tham chiếm lấy dòng thác này. Chúng đã gây hấn, phá ống lồ ô hứng nước đang dựng dưới thác và dùng hung khí đánh đuổi mọi người. Để bảo vệ dòng nước quý, K’Ẹ- một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh đã tập hợp trai tráng, người dân trong bon chiến đấu, đánh đuổi kẻ xâm lược suốt một ngày ròng. Cuộc hỗn chiến đã cướp đi hàng trăm sinh mạng của đôi bên và chỉ còn một mình chàng K’Ẹ sống sót. Còn lại một mình, không người thân thích, K’Ẹ buồn rầu nhìn cảnh bon làng xác xơ, xác chết ngổn ngang, nên đã lên đường đi tìm người giúp mình. Bỗng một hôm, chàng gặp một cô gái đang nằm thoi thóp bên một gốc cây khô vì khát nước, nên đưa về dòng Liêng Nung lấy nước cho uống. Kỳ lạ thay, sau khi uống nước của dòng thác, người con gái có tên là H’Dệt không chỉ khỏe ra mà còn "lột xác" trở nên vô cùng xinh đẹp. Thế là từ đó K’Ẹ và H’Dệt đã nên duyên vợ chồng. Sau khi lấy nhau, vợ chồng K’Ẹ chăm chỉ làm ăn, nên rẫy nhiều vô kể, lúa chất đầy kho. Nàng H’Dệt thì khéo tay biết làm tất cả mọi việc, từ ủ rượu cần cho đến dệt thổ cẩm, đan lát… Ít lâu sau, hai vợ chồng đã sinh được hai người con trai khỏe mạnh, đặt tên là K’Pên và K’Peo. Sau khi hai con đã biết quấn cái khố thì một hôm nàng H’Dệt xuống thác tắm và từ đấy không quay về nữa. K’Ẹ và các con đi tìm thì chỉ nghe một giọng nói thần bí từ thác vọng lại rằng: "H’Dệt là tiên được Giàng cử xuống để giúp người Mạ ở đây duy trì nòi giống, hết thời hạn nàng phải quay về trời". Bố con K’Ẹ buồn lắm nên ngày ngày đều xuống thác những mong gặp được nàng H’Dệt, nhưng hình bóng chẳng thấy đâu, chỉ dòng thác thì hiền hòa hơn và dòng chảy ngày càng giống như mái tóc của nàng H’Dệt. Biết không thể gặp lại được H’Dệt, bố con K’Ẹ từ đó dốc sức làm ăn. Hai người con cũng lấy vợ, sinh con lập nên ba bon N’riêng, Bu Sốp và Ting Wel Đơm tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.[6]

Suối Đắk Nia

Suối Đắk Nia, thường viết trong bản đồ biên tập thời Pháp thuộcĐăk Nir, là một phụ lưu cấp 1 của sông Đồng Nai. Suối dài 25 km, diện tích lưu vực 69 km², mã sông là "07 28".[7]

Suối Đắk Nia khởi nguồn 12°01′54″B 107°47′51″Đ / 12,031548°B 107,797484°Đ / 12.031548; 107.797484 (Đắk Nia-B) từ các suối nhỏ ở vùng núi cao 800 m ở xã Đắk Ha huyện Đăk Glong tỉnh Đắk Nông, chảy vè hướng tây nam đến xã Đắk Nia.

Tên xã Đắk Nia được đặt theo tên suối "Đắk Nir".

Ghi chú
  1. ^ Trong tiếng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer ở Tây Nguyên và trong tiếng Việt cổ (trước thế kỷ 16, xem Chữ Nôm) thì "đăk" có nghĩa là nước, sông, suối, còn "krông" có nghĩa là sông.

Tham khảo

  1. ^ “Danh thắng thác Liêng Nung”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2018. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  3. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-12-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  4. ^ Mãn nhãn Công viên địa chất Đắk Nông. truyenhinh dulich, 29/11/2019.
  5. ^ “Thác Liêng Nung sắp cạn”. Người Lao động. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ “Truyền thuyết về thác Liêng Nung”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/03/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 1/04/2020.

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa lý Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s


  • x
  • t
  • s
Du lịch Đắk Nông
Thác nước

Thác Diệu Thanh · Thác Ba Tầng · Thác Đăk Nông · Thác Trinh Nữ · Thác Đray Sáp · Thác Gia Long · Thác Hương Giang · Thác Liêng Nung · Thác Đắk G'Lun

Thiên nhiên

KBT TN Nam Nung · VQG Tà Đùng · Cao nguyên Mơ Nông · Cao nguyên Jubát · Hồ Ea Snô · Hang động núi lửa Krông Nô · Sông Krông Nô · Hồ Tây

Lịch sử - Văn hóa

VH Cồng Chiêng Tây Nguyên · Địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh · Khu di tích N’Trang Lơng · Căn cứ kháng chiến B4 · Ngục Đắk Mil

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Việt Nam Thác nước Việt Nam
Đông Bắc

Thác Bản Giốc

Thác Bạc Sa Pa
Tây Bắc
Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Nam bộ

Thể loại Di tích quốc gia đặc biệt Thể loại Hang động Thể loại Thác nước Thể loại Đèo Thể loại Chùa Thể loại Đình Thể loại Đền Thể loại Nhà thờ Thể loại Tháp cổ Thể loại Tháp Chăm