Lolicon

Hình ảnh các bé gái mặc đồ lót. Nghệ thuật lolicon thường pha trộn với các yếu tố trẻ con và yếu tố khiêu dâm.
Một phần của loạt bài
Manga và anime
Manga
  • Phi truyền thống
  • Gekiga
Phân loại độc giả
Thể loại
Cá nhân tiêu biểu
  • Akatsuka Fujio
  • Akimoto Osamu
  • Akiyama George
  • Anno Hideaki
  • Dezaki Osamu
  • Eguchi Hisashi
  • Hoshino Yukinobu
  • Ikegami Ryoichi
  • Kajiwara Ikki
  • Katsumata Tomoharu
  • Mashimo Kōichi
  • Masuda Toshio
  • Matsumoto Katsuji
  • Matsumoto Leiji
  • Mizuno Hideko
  • Mizushima Shinji
  • Morohoshi Daijiro
  • Nagahama Tadao
  • Nagai Go
  • Nagashima Shinji
  • Nishio Daisuke
  • Nishitani Yoshiko
  • Oshii Mamoru
  • Rintaro
  • Saito Takao
  • Sasagawa Hiroshi
  • Shirō Masamune
  • Sugii Gisaburō
Liên quan
 Cổng thông tin Anime và manga
  • x
  • t
  • s

Trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, lolicon (ロリコン, rorikon?), cũng được roman hóa là lolikon hay rorikon, là một thuật ngữ đề cập đến những người có niềm yêu thích với những nhân vật bé gái (hoặc có ngoại hình như bé gái), cụ thể là theo cách gợi dục hoặc khiêu dâm. Thuật ngữ lolicon là một từ ghép của cụm từ "Lolita complex", nó cũng đề cập đến sự mong muốn và tình cảm dành cho những nhân vật này (ロリ, "loli") hoặc để chỉ những người hâm mộ của nhân vật hoặc tác phẩm đó. Lolicon thường gắn liền với các hình ảnh phi thực tế và cách điệu trong manga, anime và trò chơi điện tử, lolicon trong văn hóa otaku thường được hiểu là những khác biệt so với việc miêu tả chân thực về bé gái, hoặc những bé gái ngoài đời thật.[1][2][3] Lolicon cũng gắn liền với khái niệm moe, hay cảm giác yêu mến với các nhân vật hư cấu (thường là các nhân vật dễ thương trong manga và anime).

Bên ngoài Nhật Bản, lolicon ít được sử dụng phổ biến hơn và thường dùng như là từ để chỉ thể loại. Thuật ngữ này liên quan đến cuốn sách Lolita của Vladimir Nabokov, nội dung của cuốn sách kể về một người đàn ông trung niên bị ám ảnh tình dục với một bé gái mười hai tuổi. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào những năm 1970 để để diễn tả những dōjinshi có nội dung khiêu dâm đề cập đến những bé gái.

Luật pháp đã được ban hành ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả ở Nhật Bản, quy định nội dung rõ ràng việc nuôi dưỡng, quản lí những nhân vật bé gái hoặc có ngoại hình như bé gái. Một số quốc gia, như Vương quốc Anh, việc sở hữu xuất bản phẩm có yếu tố lolicon là điều bất hợp pháp.[4] Các nhóm phụ huynh và công dân ở Nhật Bản đã tổ chức để hướng tới sự kiểm soát mạnh mẽ hơn và luật pháp chặt chẽ hơn đối với manga lolicon và các phương tiện truyền thông tương tự khác. Các nghiên cứu về người hâm mộ lolicon nói rằng họ bị thu hút bởi tính thẩm mỹ của sự dễ thương hơn là tuổi của các nhân vật,[5] và những người sưu tập văn hóa phẩm có yếu tố lolicon thường là những người sống xa cách với xã hội.[6][7][8]

Định nghĩa

Lolicon là từ viết tắt tiếng Nhật của của "Lolita complex" (ロリータ・コンプレックス, rorīta konpurekkusu),[9] một cụm từ tiếng Anh và wasei-eigo bắt nguồn từ tiểu thuyết Lolita (1955) của Vladimir Nabokov. Ở Nhật Bản, thuật ngữ này gắn liền với The Lolita Complex của Russell Trainer (1966, dịch năm 1969),[10] một tác phẩm tâm lý học đại chúng trong đó tác giả sử dụng nó để mô tả nam giới trưởng thành bị hấp dẫn bởi phụ nữ ở độ tuổi dậy thì và trước độ tuổi dậy thì.[11] Trong tiếng Nhật, cụm từ này được dùng để mô tả cảm giác yêu thích và sự ham muốn dành cho các cô gái trẻ nhiều hơn so với phụ nữ trưởng thành,[12] điều này vẫn giữ nguyên ý nghĩa phổ biến của cụm từ.[13] Tuy nhiên, do nó gắn liền với văn hóa otaku, thuật ngữ này ngày nay thường được sử dụng nhiều hơn để mô tả mong muốn có được các nhân vật bé gái hoặc phụ nữ có vẻ ngoài trẻ trung (ロリ, "loli") thường được hiểu là tồn tại và được thỏa mãn trong hư cấu[14] mặc dù nghĩa thật sự của nó vẫn còn gây tranh cãi[15] và đối với công chúng nó vẫn mang hàm ý ái nhi.[16][17][a] Lolicon cũng đề cập đến các tác phẩm khiêu dâm có kiểu nhân vật tương tự và người hâm mộ đối với các tác phẩm này.[20] Nó khác với những từ trang trọng hơn để chỉ ái nhi (yōji-zuki hay pedofiria; về mặt lâm sàng, shōniseiai hay jidōseiai)[b]khiêu dâm trẻ em (jidō poruno).[c][15]

Nghĩa của từ lolicon được phát triển trong bối cảnh otaku vào đầu thập niên 1980 trong thời kỳ "bùng nổ lolicon"[d] trong manga dành cho người lớn (xem § Lịch sử). Theo biên tập viên, nhà phê bình Akagi Akira, ý nghĩa của thuật ngữ này không còn là sự ghép đôi tình dục giữa đàn ông lớn tuổi và cô gái trẻ mà thay vào đó là niềm yêu thích miêu tả những thứ "dễ thương" và "nữ tính" trong manga và anime.[21] Các nhà phê bình khác định nghĩa lolicon là ham muốn đối với nhân vật "dễ thương",[22] "giống như trong manga" hay "trong anime", "tròn trịa" và "2D (thế giới ảo)", đối nghịch với "3D (thế giới thực)".[23] Vào thời điểm đó, các cảnh khiêu gợi theo phong cách manga có sự xuất hiện của các nhân vật nữ dễ thương (bishōjo) đều gắn liền với thuật ngữ này.[24] Các từ đồng nghĩa của "Lolita complex" bao gồm "phức cảm hai chiều" (nijigen konpurekkusu), "chủ nghĩa tôn sùng hai chiều" (nijikon fechi), "hội chứng hai chiều" (nijikon shōkōgun), "hội chứng cô gái dễ thương" (bishōjo shōkōgun), và đơn giản là "bệnh" (byōki).[e][25] Khi cách thể hiện thân hình các nhân vật trong manga khiêu dâm trở nên đa dạng hơn vào cuối thời kỳ bùng nổ lolicon, phạm vi của thuật ngữ này được thu hẹp lại để mô tả nhân vật có vẻ ngoài trẻ hơn.[26][27]

Lolicon trở thành từ khóa trong các cuộc tranh luận vào năm 1989 sau khi bắt giữ Miyazaki Tsutomu, một kẻ giết người hàng loạt đã sát hại các bé gái được miêu tả là otaku trên các phương tiện truyền thông (xem § Lịch sử).[28]lolicon được gộp chung với mong muốn có những đứa trẻ thật trong các cuộc tranh luận về "manga có hại",[f] ý nghĩa của nó trong otaku đã được thay thế bằng moe, ám chỉ cảm giác có cảm tình và yêu mến các nhân vật nói chung.[28] Tương tự như moe, lolicon vẫn được sử dụng bởi otaku để ám chỉ sự hấp dẫn những sự khác biệt của nhân vật hư cấu so với thực tế;[28] một số otaku định nghĩa là "lolicon hai chiều" (nijigen rorikon)[g] để cụ thể hóa sự hấp dẫn đối với những nhân vật này.[15] Thuật ngữ này cũng trở thành từ khóa trong các cuộc chỉ trích về manga và tình dục ở Nhật Bản[29] cũng như toàn cầu với sự lan rộng của văn hóa đại chúng Nhật Bản.[30]

Lịch sử

Bối cảnh

Vào thập niên 1970, shōjo manga trải qua thời kỳ phục hưng trong đó các họa sĩ thử nghiệm phong cách và cách kể chuyện mới, đồng thời giới thiệu các chủ đề mới như tâm lý học, giới tính và tình dục.[31] Sự đổi mới này đã thu hút được nhiều người hâm mộ nam giới trưởng thành của shōjo manga, họ đã vượt qua ranh giới giới tính để sản xuất và tiêu thụ tác phẩm.[32] Sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ "Lolita complex" trong manga là trong Tình cờ bắt gặp miếng bắp cải,[h] một tác phẩm lấy cảm hứng từ Alice ở xứ sở thần tiên được thực hiện bởi Wada Shinji. Tác phẩm được xuất bản trên tạp chí shōjo manga Bessatsu Margaret vào tháng 6 năm 1974, câu chuyện kể về một nhân vật nam tên là Lewis Carroll, anh được gọi là "người kỳ lạ chỉ thích trẻ nhỏ" trong một in-joke (en) dành cho độc giả lớn tuổi.[33][i] Các tác phẩm nghệ thuật lolicon ban đầu bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ nam bắt chước nét vẽ shōjo manga[34][35] cũng như manga khiêu dâm do các họa sĩ nữ sáng tác dành cho độc giả nam.[13]

Hình ảnh shōjo (thiếu nữ) đã thống trị các phương tiện truyền thông đại chúng Nhật Bản vào thập niên 1970 như sự lý tưởng hóa về sự dễ thương, ngây thơ, và là "Eros lý tưởng hóa", những đặc điểm này đã gắn liền với thiếu nữ trẻ hơn theo thời gian.[36] Những bức ảnh shōjo khỏa thân được coi là mỹ thuật đã trở nên phổ biến: một bộ sưu tập ảnh mang tên Nymphet: Huyền Thoại 12 tuổi (ja) được xuất bản vào năm 1969; trong năm 1972-1973 đã có "sự bùng nổ Alice" về chủ đề ảnh khỏa thân xoay quanh truyện Alice ở xứ sở thần tiên.[37] Các tạp chí dành cho người lớn chuyên đăng ảnh khỏa thân, tiểu thuyết và tiểu luận về sự hấp dẫn của các cô gái trẻ nổi lên vào những năm 1980;[38] xu hướng này giảm dần vào cuối những năm 1980 do phản ứng dữ dội và vì nhiều nam giới thích hình ảnh shoujo trong manga và anime.[39] Sự lan truyền của những hình ảnh như vậy, kể cả ảnh chụp[40] và trong manga,[41] một phần liên quan đến lệnh cấm để lộ lông mu theo luật khiêu dâm của Nhật Bản.[j]

Thập niên 1970-1980

Trang trước của tác phẩm của Azuma Hideo nằm trong Cybele (ja). Nhà phê bình Itō Gō coi tác phẩm là định nghĩa của "sự khiêu gợi rõ ràng" trong hình ảnh các nhân vật tròn trịa được sáng tạo bởi Tezuka Osamu.[43]

Sự phổ biến của thể loại lolicon bắt nguồn từ Comiket (Comic Market), một hội chợ bán dōjinshi (tác phẩm tự xuất bản) thành lập vào năm 1975 bởi nhóm Meikyu (ja) (Labyrinth) gồm những người hâm mộ nam trưởng thành của shōjo manga; vào năm 1979, một nhóm các họa sĩ nam đã xuất bản số đầu tiên của fanzine (en) Cybele (ja)[44] với tác phẩm nổi bật là tác phẩm nhại lại Cô bé quàng khăn đỏ của Azuma Hideo, ông được biết tới là người tiên phong trong thể loại lolicon.[43][k] Trước Cybele, thể loại thống trị seinen manga và manga khiêu dâmgekiga, đặc trưng bởi chủ nghĩa hiện thực, các góc nhọn, đổ bóng (en) tối và gai góc.[45] Ngược lại, trong các tác phẩm của mình, Hideo đổ bóng mờ nhẹ nhàng và những đường tròn mà ông cho là "khiêu gợi triệt để" kết hợp với "sự thiếu thực tế" của shōjo manga.[45] Sự kết hợp của Hideo về thân hình tròn trịa của các nhân vật trong các manga của Tezuka Osamu và khuôn mặt giàu cảm xúc của shōjo manga đã đánh dấu sự xuất hiện của các nhân vật bishōjo và tính thẩm mỹ của "khiêu gợi theo kiểu dễ thương" (kawaii ero).[l][46] Mặc dù khiêu dâm nhưng manga của Azuma cũng được coi là hài hước và châm biếm; ban đầu chỉ có số ít người đọc nhận thấy phong cách khiêu gợi của ông nhưng một lượng lớn người hâm mộ sớm tăng lên và dần thay thế gekiga.[43][47] Hầu hết manga khiêu dâm đã chuyển từ việc kết hợp cơ thể thực tế và khuôn mặt hoạt hình sang một phong cách hoàn toàn phi thực tế.[43] Lolicon manga đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người hâm mộ nam đến với Comiket, một hội chợ ban đầu chỉ dành cho phụ nữ (90% người tham gia là nữ trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 1975); vào năm 1981, số lượng nam và nữ tham gia hội chợ bằng nhau.[48] Các tác phẩm có chủ đề Lolicon hầu hết được tạo ra bởi nam giới và dành cho nam giới, đối lập với nó là yaoi (manga về đồng tính nam), hầu hết được tạo bởi phụ nữ và dành cho phụ nữ.[49]

Đầu thập niên 1980 chứng kiến "sự bùng nổ lolicon" trong các tác phẩm nghệ thuật thực hiện bởi những người chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Sự phổ biến của lolicon trong cộng đồng otaku đã thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản với việc tạo ra các ấn phẩm đặc biệt dành riêng cho thể loại này, bao gồm Lemon People (1982) và Manga Burikko (1982).[50] Đặc biệt, Lemon People là tạp chí manga lolicon đầu tiên được xuất bản ở Nhật Bản với bìa có tựa đề tạp chí này "độc quyền về nội dung lolicon năm 1982".[51] Các tạp chí khác trong thời kỳ "bùng nổ" bao gồm Manga Hot Milk (ja), Melon Comic[m]Halfliter (ja).[52] Sự phổ biến của thể loại này gắn liền với sự phát triển của văn hóa otaku và sự quan tâm của người hâm mộ dần tăng lên;[53] bản thân từ otaku được đặt ra trong Burikko vào năm 1983.[54] Ban đầu Burikko được thành lập và xuất bản tạp chí gekiga nhưng không thu về lợi nhuận, sau đó họ đã chuyển sang xuất bản tạp chí lolicon vào năm 1983 bởi biên tập viên Ōtsuka Eiji[55] với ý định xuất bản "shōjo manga dành cho nam sinh".[56][n] Các tác phẩm nghệ thuật trên tạp chí tiếp chí tiếp tục xu hướng khởi xướng bởi Hideo với phong cách nhẹ nhàng của shōjo manga, ít hiện thực và ít mô tả về tình dục hơn;[58] vào tháng 11 năm 1983, các biên tập viên của Burikko đã đáp ứng yêu cầu của độc giả bằng cách loại bỏ các bức ảnh về thần tượng áo tắm khỏi trang bìa, in các bản phát hành sau này với phụ đề "Tạp chí Truyện tranh Hoàn toàn Bishōjo".[o][59] Các tạp chí Lolicon thường được xuất bản bởi các họa sĩ nữ như là Okazaki Kyoko và Sakurazawa Erika,[58] và các họa sĩ nam như Uchiyama Aki (ja), "Ông Vua của Lolicon",[p] người đã tạo ra 160 trang manga mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu người đọc.[60] Các tác phẩm của Aki được xuất bản trên cả tạp chí chuyên biệt như Lemon People và tạp chí chính thống Shōnen Champion.[61] Bộ anime khiêu dâm đầu tiên là Lolita Anime, phát sóng theo gian đoạn trong những năm 1984–1985.[62]

Ōtsuka Eiji, biên tập viên của Manga Burikko, đóng vai trò quan trọng trọng sự bùng nổ lolicon.

Những nhân vật tiêu biểu trong thời kỳ bùng nổ bao gồm Clarisse từ bộ phim Rupan Sansei Kariosutoro no Shiro (1979) và Lana từ truyền hình dài tập Conan – Cậu bé tương lai (1978), cả hai bộ phim đều được đạo diễn bởi Miyazaki Hayao.[63] Clarisse đặc biệt nổi tiếng và truyền cảm hứng cho một loạt bài báo thảo luận về sự hấp dẫn của nhân vật này trên các tạp chí chuyên biệt về anime như Gekkan Out (ja), Animec (ja)Animage,[64] cũng như xu hướng mới của các tác phẩm tạo bởi người hâm mộ (được mệnh danh là "tạp chí Clarisse"[24]) không mang tính khiêu dâm rõ ràng mà thay vào đó là "phong cách cổ tích" và "nữ tính".[50] Nhiều tác phẩm lolicon đầu tiên kết hợp yếu tố mechabishōjo;[65] Nagayama Kaoru đã nhấn mạnh tại buổi ra mắt Daicon III Opening Animation được tổ chức tại Japan SF Convention năm 1981 rằng có một mối liên hệ đáng chú ý giữa khoa học viễn tưởng và lolicon trong văn hóa otaku non trẻ thời đó.[66] Các bộ phim anime nhắm tới thiếu nữ bằng cách thêm các nhân vật nữ chính trẻ tuổi, chẳng hạn như Magical Princess Minky Momo (1982–1983), bộ phim đã thu hút được lượng người xem mới từ những người hâm mộ nam trưởng thành, những người đã thành thành lập fan club[67] và được những người sáng tạo tán tỉnh.[68] Helen McCarthy đề xuất rằng anime lolicon bắt nguồn từ các bộ phim về ma pháp thiếu nữ, chẳng hạn như Minky Momo, nơi các nữ chính biến hình, khi đó họ xóa mờ ranh giới giữa con gái và phụ nữ.[69]

Sự bùng nổ lolicon trong manga khiêu dâm thương mại chỉ kéo dài đến năm 1984.[70] Gần cuối thời kỳ bùng nổ, "độc giả không còn gắn bó với lolicon" và "không còn xem [thiếu nữ] là đối tượng ham muốn tình dục",[55] phần lớn độc giả và các nhà sáng tạo manga khiêu dâm các chuyển sang các tác phẩm bishōjo đa dạng về các nhân vật "khuôn mặt trẻ em và ngực lớn", họ không còn được xem là lolicon.[71] Tại Comiket, manga lolicon giảm mức độ phổ biến vào năm 1989, sau sự phát triển của dōjinshi khiêu dâm, bao gồm các thể loại fetish mới và sự phổ biến ngày càng tăng của chủ nghĩa khiêu dâm nhẹ nhàng, phổ biến ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là trong yuri.[48]

Thập niên 1990–nay

Vào năm 1989, loliconotaku trở thành chủ đề của truyền thông điên cuồng và xung đột đạo đức sau khi bắt giữ Miyazaki Tsutomu, người đã bắt cóc và sát hại bốn bé gái trong độ tuổi từ bốn đến bảy và thực hiện hành vi giao cấu với tử thi.[72] Những bức ảnh về căn phòng của Tsutomu cho thấy một bộ sưu tập lớn về các đoạn băng video về đoạn phim kinh dị/chặt chém mà ông dùng để mô phỏng các tội ác của mình được phát tán rộng rãi,[73] một số tác phẩm manga shōjololicon cũng được tìm thấy.[74][q] Trong các cuộc tranh luận công khai kéo dài sau đó: tội ác của Miyazaki được cho là bị tác động bởi hiệu ứng truyền thông: cụ thể là, không thể kìm hãm mong muốn phạm tội và bị lu mờ làn ranh giữa thực và ảo.[76] Miyazaki bị gắn mác là một otaku, và hình ảnh otaku thường được coi là những người đàn ông "chưa trưởng thành về mặt xã hội và tình dục" và đối với một số người khác là "những kẻ ấu dâm và săn mồi đầy tiềm năng" được hình thành trong nhận thức phần lớn mọi người.[77] Thập kỷ này cũng chứng kiến các cuộc đàn áp diễn ra tại địa phương đối với các nhà bán lẻ và nhà xuất bản "manga có hại" và bắt giữ một số họa sĩ truyện tranh.[78][79] Mặc dù vậy, hình ảnh lolicon đã mở rộng và được chấp nhận trong manga nhiều hơn vào thập niên 1990[80] và đầu thập niên 2000 chứng kiến sự bùng nổ nổ quy mô nhỏ được tạo bởi tạp chí Comic LO.[81]

Truyền thông

Truyền thông Lolicon được định nghĩa một cách lỏng lẻo. Một số định nghĩa nhân vật theo độ tuổi, trong khi những người khác định nghĩa nhân vật theo ngoại hình (những nhân vật nhỏ và ngực phẳng, không phụ thuộc vào tuổi tác).[14] Các tác phẩm về Lolicon thường miêu tả các nhân vật nữ ngây thơ, trưởng thành sớm và đôi khi thích tán tỉnh người khác;[82] các nhân vật thường xuất hiện trong các cảnh tình dục rõ ràng hoặc nằm giữa làn ranh đó, mặc dù thuật ngữ cũng được sử dụng cho các tác phẩm không có không có cảnh như vậy.[82] Theo Nagayama Kaoru, các độc giả manga định nghĩa tác phẩm lolicon "có nhân vật nữ chính độ tuổi nhỏ hơn học sinh cấp hai", một định nghĩa có thể khác nhau từ các nhân vật dưới 18 tuổi đối với "xã hội nói chung", đến các nhân vật "nhỏ hơn tuổi học sinh" đối với "những kẻ cuồng tín" và "trẻ mẫu giáo" đối với "những độc giả cuồng ái nhi".[83] Các nhân vật nữ trong lolicon có thể thể hiện sự trái ngược nhau về độ tuổi, trong đó cơ thể, hành vi và vai trò của họ trong câu chuyện xung đột với nhau;[84] ví dụ, các nhân vật lolibaba[r] ("bà già Lolita") nói và cư xử theo phong cách của những người lớn tuổi.[85] Hông cong và các đặc điểm giới tính thứ cấp khác cũng xuất hiện tương tự như những đặc điểm của nhiều nhân vật trong thể loại này.[86] Cốt truyện thường giải thích vẻ ngoài trẻ trung của những nhân vật này là do họ không phải con người hoặc thực sự lớn tuổi hơn nhiều.[87]

Akira Akagi identifies themes in lolicon manga including sadomasochism, "groping objects" (alien tentacles or robots in the role of the penis), "mecha fetishes" (combinations of a machine and a girl), erotic parodies of mainstream anime and manga, and "simply indecent or perverted stuff", also noting common themes of lesbianism and masturbation.[88] Media scholar Setsu Shigematsu argues that forms of substitution and mimicry enable lolicon to "transform straight sex into a parodic form".[89] More extreme works depict themes including coercion, rape, incest, bondage, and hermaphroditism.[90] Nagayama argues that most pornographic lolicon manga deal with a "consciousness of sin", or a sense of taboo and guilt in its consumption.[91] Some manga manage this by portraying the girl as enjoying the experience in the end, while others represent the girl as the active partner in sex who seduces men to her.[92] Other lolicon manga, where "men are absolute evil and girls are pitiable victims", indulge in the "pleasure of sin" through the breaking of taboos,[93] which he argues affirms the fragility of the characters.[94] He posits that manga depicting sex between children avoid the "consciousness of sin" via mutual innocence, while also thematizing nostalgia and an idealized past,[95] while other lolicon manga accomplish this through characters with especially unrealistic and moe designs, where "it is precisely because fiction is distinguished from reality as fiction that one can experience moe".[96]

Lolicon manga, often published as dōjinshi or compiled in anthology magazines,[97] is mostly consumed by male audiences,[13] though Nagayama notes that the works of Hiraku Machida (ja) have "resonated with female readers" and "earned the support of women".[98] Other notable artists include Aguda Wanyan, Takarada Gorgeous,[99] and female creators Erika Wada[100] and Fumio Kagami (ja).[101] Lolicon imagery is a prominent theme in Superflat, a manga-influenced art movement founded by Takashi Murakami. Superflat artists whose works incorporate lolicon include Mr. and Henmaru Machino.[102]

Xem thêm

  • iconCổng thông tin Anime và manga
  • Hentai – nội dung khiêu dâm anime và manga
  • Thần tượng nhí – trẻ em hoặc thanh thiếu niên trẻ tuổi sớm theo đuổi sự nghiệp người mẫu chụp ảnh
  • Phong cách Lolita – phong cách thời trang và tiểu văn hóa Nhật Bản
  • Shotacon – tương tự với lolicon dành cho nam giới, tập trung vào các nhân vật nam nhỏ tuổi

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Dịch giả Matt Alt nói rằng thuật ngữ này được coi là "một từ có bốn chữ cái [...] hầu như đồng nghĩa với ái nhi".[18] Patrick W. Galbraith cũng viết tương tự rằng ""lolicon" thường được xem là gần đồng nghĩa với "ái nhi" đối với các nhà phê bình ngày nay".[19]
  2. ^ yōji-zuki (幼児好き); pedofiria (ペドフィリア); shōniseiai (小児性愛); jidōseiai (児童性愛)
  3. ^ 児童ポルノ
  4. ^ ロリコンブーム, rorikon būmu
  5. ^ nijigen konpurekkusu (二次元コンプレックス); nijikon fechi (二次元コンフェチ); nijikon shōkōgun (二次元コン症候群); bishōjo shōkōgun (美少女症候群); byōki (病気)
  6. ^ yūgai komikku (有害コミック) hay yūgai manga (有害漫画)
  7. ^ 二次元ロリコン
  8. ^ Kyabetsu-batake de Tsumazuite (キャベツ畑でつまずいて)
  9. ^ Xem Lewis Carroll § Sở thích tình dục.
  10. ^ Lệnh cấm miêu tả lông mu được nới lỏng một phần vào năm 1991 đã tạo điều kiện cho xu hướng sách ảnh về "hair nude (ja)", việc miêu tả trong manga và anime vẫn được kiểm soát.[42]
  11. ^ ロリコン漫画の元祖
  12. ^ かわいいエロ
  13. ^ メロンCOMIC
  14. ^ Eiji cũng biên tập Petit Apple Pie, một tuyển tập gồm các tác phẩm của các họa sĩ Manga Burikko mà không có yếu tố khiêu dâm; nó cũng được nhớ đến như một ấn phẩm lolicon.[55][57]
  15. ^ 絶対美少女コミックマガジン
  16. ^ ロリコン漫画の帝王
  17. ^ Một số nhà báo từng ở trong căn phòng tuyên bố rằng Miyazaki chỉ sử hữu một vài manga dành cho người lớn, chúng được sử dụng để làm tiền cảnh cho các bức ảnh và đã tạo sự hiểu lầm.[75]
  18. ^ ロリババア, roribabā

Tham khảo

  1. ^ Galbraith 2016, tr. 113–114: "Given its importance, it is not surprising that lolicon has been well researched in Japan over the course of decades, which has led to numerous insights. [...] Characters are not compensating for something more 'real,' but rather are in their fiction the object of affection. This has been described as 'finding sexual objects in fiction in itself', which in discussions of lolicon is made explicitly distinct from desire for and abuse of children."
  2. ^ McLelland 2011b, tr. 16: "Japanese scholarship has, on the whole, argued that, in the case of Japanese fans, neither the Loli nor the BL fandom represent the interests of paedophiles since moe characters are not objectified in the same manner that actual images of children can be, rather they express aspects of their creators' or consumers' own identities."
  3. ^ Kittredge 2014, tr. 524: "The majority of the cultural critics responding to the Japanese otaku's erotic response to lolicon images emphasize, like Keller, that no children are harmed in the production of these images and that looking with desire at a stylized drawing of a young girl is not the same as lusting after an actual child."Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFKittredge2014 (trợ giúp)
  4. ^ Lightfoot, Gareth (ngày 19 tháng 10 năm 2014). “Middlesbrough man creates legal history after being convicted of possessing illegal images of cartoon children”. gazettelive. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ Shigematsu, Setsu (1999). “Dimensions of Desire: Sex, Fantasy and Fetish in Japanese Comics”. Trong Lent, J.A. (biên tập). Themes and Issues in Asian Cartooning: Cute, Cheap, Mad and Sexy. Bowling Green, OH: Bowling Green State University Popular Press. tr. 129–130. ISBN 978-0-87972-779-6.
  6. ^ Ito, K. (1992). “Cultural Change and Gender Identity Trends in the 1970s and 1980s”. International Journal of Japanese Sociology. 1: 79–98. doi:10.1111/j.1475-6781.1992.tb00008.x.
  7. ^ Shigematsu, Setsu (1999). “Dimensions of Desire: Sex, Fantasy and Fetish in Japanese Comics”. Trong Lent, J.A. (biên tập). Themes and Issues in Asian Cartooning: Cute, Cheap, Mad and Sexy. Bowling Green, OH: Bowling Green State University Popular Press. tr. 138. ISBN 978-0-87972-779-6.
  8. ^ Goode, Sarah D. (2009). “Paedophiles online”. Understanding and addressing adult sexual attraction to children: a study of paedophiles in contemporary society. Taylor & Francis. tr. 29. ISBN 978-0-415-44625-9. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ Nihon Kokugo Daijiten. “ロリコンとは? 意味や使い方” ["Lolicon" là gì? Ý nghĩa và sử dụng]. Kotobank [コトバンク] (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023. 〘名〙 「ロリータコンプレックス」の略。([danh từ] viết tắt của "Lolita complex")
  10. ^ Takatsuki 2010, tr. 6, cited in Galbraith 2011, tr. 94.
  11. ^ Stapleton, Adam (2016). “All seizures great and small: Reading contentious images of minors in Japan and Australia”. Trong McLelland, Mark (biên tập). The End of Cool Japan: Ethical, Legal, and Cultural Challenges to Japanese Popular Culture. London and New York: Routledge. tr. 134–162 [136]. ISBN 978-1-317-26937-3.
  12. ^ Nagayama 2020, tr. 117.
  13. ^ a b c Shigematsu 1999, tr. 129.Lỗi sfn: nhiều mục tiêu (3×): CITEREFShigematsu1999 (trợ giúp)
  14. ^ a b Galbraith 2021, tr. 163.
  15. ^ a b c Galbraith 2017, tr. 119.
  16. ^ Galbraith 2019, tr. 65, 68–69
  17. ^ Galbraith 2023, tr. 3: "Today, lolicon is understood in at least three ways: as a subgenre of or tag for pornographic comics and cartoons specifically interested in young characters; as more generalized interest in manga/anime-style cute girls; and as something synonymous with child abuse material. It is also used casually to refer to men interested in younger women and girls."
  18. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Alt 2014
  19. ^ Galbraith 2021, tr. 65.
  20. ^ Galbraith 2012, tr. 348.
  21. ^ Akagi 1993, tr. 230, cited in Galbraith 2011, tr. 102.
  22. ^ Nagayama 2020, tr. 87.
  23. ^ Galbraith 2019, tr. 21.
  24. ^ a b Galbraith 2016, tr. 113.
  25. ^ Galbraith 2019, tr. 54.
  26. ^ Nagayama 2020, tr. 121.
  27. ^ Galbraith 2023, tr. 3.
  28. ^ a b c Galbraith 2016, tr. 114.
  29. ^ Galbraith 2021, tr. 47.
  30. ^ Galbraith 2016, tr. 110.
  31. ^ Galbraith 2019, tr. 20.
  32. ^ Galbraith 2016, tr. 111–112.
  33. ^ Galbraith 2019, tr. 28.
  34. ^ Schodt 1996, tr. 55.
  35. ^ Kinsella 1998, tr. 304–306.
  36. ^ Galbraith 2011, tr. 86–87.
  37. ^ Takatsuki 2010, tr. 50, 55, cited in Galbraith 2011, tr. 94.
  38. ^ Takatsuki 2010, tr. 47, cited in Galbraith 2011, tr. 94–95.
  39. ^ Takatsuki 2010, tr. 64–65, cited in Galbraith 2011, tr. 95.
  40. ^ Galbraith 2011, tr. 94.
  41. ^ Schodt 1996, tr. 54–55.
  42. ^ Galbraith 2011, tr. 118.
  43. ^ a b c d Galbraith 2011, tr. 95.
  44. ^ Galbraith 2019, tr. 26–28.
  45. ^ a b Galbraith 2019, tr. 28–30.
  46. ^ Galbraith 2019, tr. 31.
  47. ^ Galbraith 2019, tr. 32.
  48. ^ a b Lam, Fan-Yi (2010). “Comic Market: How the World's Biggest Amateur Comic Fair Shaped Japanese Dōjinshi Culture”. Mechademia. 5 (1): 232–248 [236–239].
  49. ^ Galbraith 2019, tr. 33.
  50. ^ a b Galbraith 2011, tr. 97.
  51. ^ Kimi, Rito (2021). The History of Hentai Manga: An Expressionist Examination of Eromanga. FAKKU. tr. 26. ISBN 978-1-63442-253-6.
  52. ^ Galbraith 2011, tr. 117.
  53. ^ Galbraith 2011, tr. 96–99.
  54. ^ Galbraith 2019, tr. 55.
  55. ^ a b c Nagayama 2020, tr. 92.
  56. ^ Nagayama 2020, tr. 190.
  57. ^ Galbraith 2019, tr. 271.
  58. ^ a b Galbraith 2011, tr. 102.
  59. ^ Galbraith 2011, tr. 101.
  60. ^ Galbraith 2016, tr. 113, 115.
  61. ^ Galbraith 2016, tr. 115.
  62. ^ Galbraith 2019, tr. 40.
  63. ^ Galbraith 2019, tr. 98–99.
  64. ^ Takatsuki 2010, tr. 97–98, cited in Galbraith 2011, tr. 96.
  65. ^ Nagayama 2020, tr. 90.
  66. ^ Nagayama 2020, tr. 89.
  67. ^ Galbraith 2019, tr. 37–38.
  68. ^ Galbraith 2011, tr. 98.
  69. ^ McCarthy, Helen; Clements, Jonathan (1998). The Erotic Anime Movie Guide. Woodstock: Overlook Press. tr. 43. ISBN 978-0-87951-705-2.
  70. ^ Nagayama 2020, tr. 91–92.
  71. ^ Nagayama 2020, tr. 121, 138.
  72. ^ Galbraith 2019, tr. 66–69.
  73. ^ Galbraith 2019, tr. 67–68.
  74. ^ Kinsella 1998, tr. 308–309.
  75. ^ Galbraith 2019, tr. 68.
  76. ^ Galbraith 2019, tr. 67.
  77. ^ Galbraith 2019, tr. 68–69.
  78. ^ Gravett, Paul (2004). Manga: Sixty Years of Japanese Comics. London: Laurence King Publishing. tr. 136. ISBN 1-85669-391-0.
  79. ^ Schodt 1996, tr. 55–59.
  80. ^ Galbraith 2011, tr. 105.
  81. ^ Nagayama 2020, tr. 134–135.
  82. ^ a b Aoki, Deb (9 tháng 8 năm 2019). “Manga Answerman - Is Translating 'Lolicon' as 'Pedophile' Accurate?”. Anime News Network. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  83. ^ Nagayama 202, tr. 118–119.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFNagayama202 (trợ giúp)
  84. ^ Klar, Elisabeth (2013). “Tentacles, Lolitas, and Pencil Strokes: The Parodist Body in European and Japanese Erotic Comics”. Trong Berndt, Jaqueline; Kümmerling-Meibauer, Bettina (biên tập). Manga's Cultural Crossroads. New York: Routledge. tr. 132. ISBN 978-0-415-50450-8.
  85. ^ Galbraith 2021, tr. 129.
  86. ^ Galbraith 2011, tr. 109, 115.
  87. ^ Galbraith, Patrick W. (2009). “Lolicon”. The Otaku Encyclopedia: An Insider's Guide to the Subculture of Cool Japan. Tokyo: Kodansha International. tr. 128–129. ISBN 978-4-7700-3101-3.
  88. ^ Akagi 1993, tr. 230–231, cited in Shigematsu 1999, tr. 129–130Lỗi harv: nhiều mục tiêu (3×): CITEREFShigematsu1999 (trợ giúp).
  89. ^ Shigematsu 1999, tr. 129–130.Lỗi sfn: nhiều mục tiêu (3×): CITEREFShigematsu1999 (trợ giúp)
  90. ^ Matthews, Chris (2011). “Manga, Virtual Child Pornography, and Censorship in Japan” (PDF). Trong Center for Applied Ethics and Philosophy (biên tập). Applied Ethics: Old Wine in New Bottles?. Sapporo: Hokkaido University. tr. 165–174 [165–167]. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  91. ^ Nagayama 2020, tr. 122.
  92. ^ Nagayama 2020, tr. 123–125.
  93. ^ Nagayama 2020, tr. 127.
  94. ^ Nagayama 2020, tr. 127–128.
  95. ^ Nagayama 2020, tr. 132–134.
  96. ^ Nagayama 2020, tr. 136.
  97. ^ Galbraith 2011, tr. 90.
  98. ^ Nagayama 2020, tr. 47, 131.
  99. ^ Nagayama 2020, tr. 125–129.
  100. ^ Nagayama 2020, tr. 123.
  101. ^ Nagayama 2020, tr. 192.
  102. ^ Darling, Michael (2001). “Plumbing the Depths of Superflatness”. Art Journal. 60 (3): 76–89 [82, 86]. doi:10.2307/778139. JSTOR 778139.

Công trình được trích dẫn

  • Akagi, Akira (1993). “Bishōjo shōkōgun: Rorikon to iu yokubō” [The Bishōjo Syndrome: The Desire Called Lolicon]. New Feminism Review (bằng tiếng Nhật). 3: 230–234.
  • Galbraith, Patrick W. (2011). “Lolicon: The Reality of 'Virtual Child Pornography' in Japan”. Image & Narrative. 12 (1): 83–119. ISSN 1780-678X.
  • Galbraith, Patrick W. (2012). “Moe: Exploring Virtual Potential in Post-Millennial Japan”. Trong Iles, Timothy; Matanle, Peter C. D. (biên tập). Researching Twenty-First Century Japan: New Directions and Approaches for the Electronic Age. Lanham: Lexington Books. tr. 343–365. ISBN 978-0-7391-7014-4.
  • Galbraith, Patrick W. (2016). “'The lolicon guy': Some observations on researching unpopular topics in Japan”. Trong McLelland, Mark (biên tập). The End of Cool Japan: Ethical, Legal, and Cultural Challenges to Japanese Popular Culture. London and New York: Routledge. tr. 109–133. ISBN 978-1-317-26937-3.
  • Galbraith, Patrick W. (2017). “RapeLay and the return of the sex wars in Japan”. Porn Studies. 4 (1): 105–126. doi:10.1080/23268743.2016.1252159.
  • Galbraith, Patrick W. (2019). Otaku and the Struggle for Imagination in Japan. Durham: Duke University Press. doi:10.2307/j.ctv1220mhm. ISBN 978-1-4780-0509-4. JSTOR j.ctv1220mhm. S2CID 240980856.
  • Galbraith, Patrick W. (2021). The Ethics of Affect: Lines and Life in a Tokyo Neighborhood. Stockholm: Stockholm University Press. doi:10.16993/bbn. ISBN 978-91-7635-159-8.
  • Galbraith, Patrick W. (6 tháng 3 năm 2023). “The ethics of imaginary violence, part 3: early animated pornography in Japan”. Porn Studies (bằng tiếng Anh). 10 (3): 268–282. doi:10.1080/23268743.2023.2173280. ISSN 2326-8743. S2CID 257394192.
  • Kinsella, Sharon (1998). “Japanese Subculture in the 1990s: Otaku and the Amateur Manga Movement” (PDF). Journal of Japanese Studies. 24 (2): 289–316. doi:10.2307/133236. JSTOR 133236. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  • Kinsella, Sharon (2000). Adult Manga: Culture and Power in Contemporary Japanese Society. Honolulu: University of Hawai'i Press. ISBN 978-0-7007-1004-1.
  • Matsuura, Yuu (2022). “Animēshion teki na gohai toshite no tajūkentōshiki: Hitaijinseiai teki na 'Nijigen' heno sekushuarite ni kansuru rironteki kousatsu” [Multiple Orientations as Animating Misdelivery: Theoretical Considerations on Sexuality Attracted to Nijigen (Two-Dimensional) Objects]. Gender Studies (bằng tiếng Nhật) (25): 139–157. doi:10.24567/0002000551.
  • McLelland, Mark (2011a). “Thought policing or the protection of youth? Debate in Japan over the 'Nonexistent youth bill'”. International Journal of Comic Art. 13 (1): 348–367. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  • McLelland, Mark (2011b). “Australia's 'child-abuse material' legislation, internet regulation and the juridification of the imagination”. International Journal of Cultural Studies. 15 (5): 467–483. doi:10.1177/1367877911421082. S2CID 41788106. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  • Nagayama, Kaoru (2020). Erotic Comics in Japan: An Introduction to Eromanga. Galbraith, Patrick W.; Bauwens-Sugimoto, Jessica biên dịch. Amsterdam: Amsterdam University Press. doi:10.2307/j.ctv1zqdqc3. ISBN 978-94-6372-712-9. JSTOR j.ctv1zqdqc3.
  • Saitō, Tamaki (2007). “Otaku Sexuality”. Trong Bolton, Christopher; Csicsery-Ronay Jr., Istvan; Tatsumi, Takayuki (biên tập). Robot Ghosts and Wired Dreams: Japanese Science Fiction from Origins to Anime. Bolton, Christopher biên dịch. Minneapolis: University of Minnesota Press. tr. 222–249. ISBN 978-0-8166-4974-7.
  • Schodt, Frederik L. (1996). Dreamland Japan: Writings on Modern Manga. Berkeley: Stone Bridge Press. ISBN 978-1-880656-23-5.
  • Shigematsu, Setsu (1999). “Dimensions of Desire: Sex, Fantasy and Fetish in Japanese Comics”. Trong Lent, John A. (biên tập). Themes and Issues in Asian Cartooning: Cute, Cheap, Mad and Sexy. Bowling Green: Bowling Green State University Popular Press. tr. 127–163. ISBN 978-0-87972-779-6.
  • Takatsuki, Yasushi (2010). Rorikon: Nihon no shōjo shikōshatachi to sono sekai [Lolicon: Japan's Shōjo Lovers and Their World] (bằng tiếng Nhật). Tokyo: Basilico. ISBN 978-4-86238-151-4.

Đọc thêm

  • Alt, Matt (23 tháng 6 năm 2011). “I Don't Wanna Grow Up, 'Cause Maybe if I Did... I'd Have to Date 3D Adults Instead of 2D Kids”. Néojaponisme. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  • Hinton, Perry R. (2014). “The Cultural Context and the Interpretation of Japanese 'Lolita Complex' Style Anime” (PDF). Intercultural Communication Studies. 23 (2): 54–68. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  • Kinsella, Sharon (2006). “Minstrelized girls: male performers of Japan's Lolita complex”. Japan Forum. 18 (1): 65–87. doi:10.1080/09555800500498319. S2CID 144822744.
  • McNicol, Tony (27 tháng 4 năm 2004). “Does comic relief hurt kids?”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  • Nobis, James G. (2017). “Lolicon: Adolescent Fetishization in Osamu Tezuka's Ayako”. Trong Heimermann, Mark; Tullis, Brittany (biên tập). Picturing Childhood: Youth in Transnational Comics. Austin: University of Texas Press. tr. 148–162. ISBN 978-1-4773-1162-2.
  • Otake, Tomoko (5 tháng 5 năm 2017). “Professor Examines Lolita Complex by First looking at His Own Experience”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  • Sarrazin, Stephen (2010). “Ero-Anime: Manga Comes Alive”. Manga Impact: The World of Japanese Animation. London: Phaidon Press. tr. 262. ISBN 978-0-714-85741-1. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  • Sousa, Ana Matilde (2018). “Against Teleology: Nostalgia and the Vicissitudes of Connectedness in Pharrell Williams's Music Video It Girl”. Mechademia. 11 (1): 147–165 [152]. doi:10.5749/mech.11.1.0147. JSTOR 10.5749/mech.11.1.0147. S2CID 201736938.
  • Thompson, Jason (2007). Manga: The Complete Guide. New York: Ballantine Books & Del Rey Books. tr. 450. ISBN 978-0-345-48590-8.
  • Zank, Dinah (2010). “Kawaii vs. rorikon: The Reinvention of the Term Lolita in Modern Japanese Manga”. Trong Berninger, Mark; Ecke, Jochen; Haberkorn, Gideon (biên tập). Comics as a Nexus of Cultures: Essays on the Interplay of Media, Disciplines and International Perspectives. Jefferson, N.C.: McFarland & Company. tr. 211–222. ISBN 978-0-7864-3987-4.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Lolicon tại Wikimedia Commons

  • x
  • t
  • s
Hãng sản xuất/
Xưởng phim
Đang hoạt động
Là công ty độc lập:
Là công ty con:
Ngưng hoạt động
  • Artland
  • Bee Train Production
  • Chaos Project
  • Daume
  • Knack Productions
  • Mook Animation
  • Mushi Production
  • Ordet
  • Remic
  • Zuiyo
  • Bị giải thể
    • A.P.P.P.
    • Artmic
    • Arms
    • Bandai Visual
    • Group TAC
    • Hal Film Maker
    • J2 Communications
    • Kitayama Eiga Seisakujo
    • Kitty Films (Mitaka Studio)
    • Kokusai Eiga-sha
    • Manglobe
    • Palm Studio
    • Production IMS
    • Radix Ace Entertainment
    • Spectrum Animation
    • Studio Fantasia
    • Tear Studio
    • Topcraft
    • Triangle Staff
    • Tsuchida Production
    • Walt Disney Animation Japan
    • Xebec
    • Yaoyorozu
    Hiệp hội ngành
    Giải thưởng
    • Animation Kobe Awards
    • Animax Anison Grand Prix
    • Anime Grand Prix
    • Giải thưởng của Viện hàn lâm Nhật Bản cho phim hoạt hình của năm
    • Giải thưởng nghệ thuật truyền thông Nhật Bản
    • Mainichi Film Award cho Phim hoạt hình hay nhất
    • Newtype Anime Award
    • Ōfuji Noburō Award
    • Seiyu Awards
    • Sugoi Japan Award
    • Tokyo Anime Award
    Loại
    Thể loại
    Khung giờ
    phát sóng
    • Animeism
    • NoitaminA
    • +Ultra
    Liên quan
    • Cổng thông tin
    • x
    • t
    • s
    Phim khiêu dâm Nhật Bản
    Phim
    • List of Japanese sexploitation films
    • List of Nikkatsu Roman Porno films
    • Tarō Araki filmography
    • Sachi Hamano filmography
    • Yumika Hayashi filmography
    • Hotaru Hazuki filmography
    • Yutaka Ikejima filmography
    • Shinji Imaoka filmography
    • Kiyomi Itō filmography
    • Sakurako Kaoru filmography
    • Kyōko Kazama filmography
    • Kan Mukai filmography
    • Maria Ozawa filmography
    • Sakura Sakurada filmography
    • Motoko Sasaki filmography
    • Yōko Satomi filmography
    • Rumi Tama filmography
    • Yumi Yoshiyuki filmography
    Hãng phim
    • Alice Japan
    • Athena Eizou
    • Atlas21
    • Attackers
    • CineMagic
    • Cross
    • Crystal-Eizou
    • DAS
    • Dogma
    • Glory Quest
    • h.m.p.
    • Hokuto Corporation
    • Hot Entertainment
    • IdeaPocket
    • Japan Home Video
    • KMP
    • Kuki
    • Madonna
    • Max-A
    • Maxing
    • Media Station
    • Million Film
    • Moodyz
    • OP Eiga
    • Real Works
    • S1 No. 1 Style
    • Shuttle Japan
    • Soft On Demand
    • TMA
    • Try-Heart Corporation
    • V&R Planning
    • Waap Entertainment
    • Wanz Factory
    Giải thưởng
    • Adult Broadcasting Awards
    • Japanese Adult Video Awards
    • Pink Grand Prix
    • Pinky Ribbon Awards
    Bài viết liên quan