Giuse Nguyễn Duy Khang

Giuse Nguyễn Duy Khang
ALT
Tượng thánh Giuse Khang tại Nhà thờ Tân Đông
Sinh1832
Trà Vi, Thái Bình
Mất6 tháng 12 năm 1861
Hải Dương
Tôn kínhGiáo hội Công giáo Rôma
Chân phước20 tháng 5 năm 1906, tại Rôma bởi Giáo hoàng Piô X
Tuyên thánh19 tháng 6 năm 1988, tại Rôma bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Lễ kính6 tháng 12
Bị bách hại bởi Tự Đức (Nhà Nguyễn)

Giuse Nguyễn Duy Khang (1832-1861) là một thầy giảng Dòng Ba Đa Minh, đã được phong thánh của Giáo hội Công giáo Rôma vào năm 1988 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Tiểu sử

Giuse Nguyễn Duy Khang sinh năm 1832 tại làng Trà Vy, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận Thái Bình trong một gia đình Công giáo đạo đức. Cha mất sớm, mẹ lo cho Khang được học hành đàng hoàng rồi gởi Khang cho linh mục Mátthêu Năng thuộc Dòng Đa Minh với ý hướng cho con đi tu. Sau mười năm sống cùng linh mục này, Khang được ông gửi vào chủng viện Kẻ Mốt để học tiếng Latinh, chuẩn bị cho sứ vụ linh mục tương lai. Trong thời gian này, Khang cũng nhập Dòng Ba Đa Minh (tu hội dành cho giáo dân) và được tín nhiệm giao cho nhiều trọng trách. Giám mục Hemosilla (tên việt là Liêm) ở Kẻ Mốt cũng chọn thầy Khang làm người phụ tá riêng.

Ngày 5 tháng 8 năm 1861, vua Tự Đức ra chiếu chỉ cấm đạo Công giáo. Theo đó, mọi tín hữu Kitô bị khắc trên má chữ tả đạo, không được sống thành cộng đoàn, mà đều bị phân tán vào các làng ngoại giáo; các nhà thờ, nhà chung, tài sản của giáo sĩ bị tịch thu, chia chác hoặc hủy hoại. Trong bối cảnh đó, ngày 18 tháng 9, Giám mục Hemosilla đành phải quyết định giải tán chủng viện Kẻ Mốt và chia tay các chủng sinh để ly tán, riêng thầy Khang thì vẫn quyết theo Giám mục Hemosilla. Thầy Khang và giám mục trú ẩn trong một cái hang ở Thọ Ninh, rồi lại xuống một thuyền đánh cá để tránh bị quan quân phát hiện. Cả hai người đến được Hải Dương và tá túc trên thuyền của một giáo hữu tên Trương Bính.

Một hôm, người con trai của Trương Bính cãi lộn với cha mẹ, anh ta tức giận nên đã đi tố cáo ông bà chứa chấp đạo trưởng. Quan quân kéo đến vây bắt thì thầy Khang liền nhổ cây sào chống thuyền chạy đến đứng chắn cho Giám mục Hemosilla nhưng ông nói rằng: "Đừng làm vậy mà hãy phó mặc cho Chúa". Thầy Khang vâng lời và cả hai người bị binh lính bắt về Hải Dương, giam mỗi người một nơi. Trong thời gian này, thầy Khang bị đưa đi tra tấn ba lần, nhưng thầy vẫn không hề tiết lộ chi tiết ẩn náu của các giáo sĩ khác, và cũng không chịu bỏ đạo theo yêu cầu của nhà quan. Ngày 6 tháng 12 năm 1861, triều đình gửi bản án xử trảm thầy Khang, thầy chịu án cùng năm. Thi hài của thầy được dân địa phương chôn cất ở ngoài ruộng. Năm 1867, người anh ruột của thầy Khang đã dời hài cốt của em mình về nhà nguyện Kẻ Mốt.

Ngày 20 tháng 5 năm 1906, Giáo hoàng Piô X suy tôn thầy Giuse Nguyễn Duy Khang lên bậc chân phước. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc hiển thánh.

Tham khảo

  • Trang mạng Tin Mừng

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Giám
mục
Dòng Đa Minh
Hội Thừa sai Paris
Linh
mục
Phêrô Almato Bình • Matteo Alonzo Leciniana Đậu • Jean-Louis Bonnard Hương • Đa Minh Cẩm • Jacinto Castaneda Gia • Jean-Charles Cornay Tân • Tôma Đinh Viết Dụ • Bênađô Vũ Văn Duệ • Anrê Trần An Dũng • Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm • Gioan Đạt • José Fernandez Hiền • Francois-Isidore Gagelin Kính • Francisco Gil de Federich Tế • Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh • Giuse Ngô Duy Hiển • Gioan Đoàn Trinh Hoan • Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng • François Jaccard Phan • Phêrô Hoàng Khanh • Phêrô Vũ Đăng Khoa • Phaolô Phạm Khắc Khoan • Tôma Khuông • Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm • Luca Vũ Bá Loan • Phaolô Lê Văn Lộc • Phêrô Nguyễn Văn Lựu • Joseph Marchand Du • Đa Minh Đinh Đức Mậu • Philípphê Phan Văn Minh • Giacôbê Đỗ Mai Năm • Pierre François Néron Bắc • Phaolô Nguyễn Ngân • Giuse Nguyễn Đình Nghi • Phêrô Đoàn Công Quí • Augustin Schoeffler Đông • Phêrô Trương Văn Thi • Máctinô Tạ Đức Thịnh • Phaolô Lê Bảo Tịnh • Đa Minh Trạch • Emmanuel Nguyễn Văn Triệu • Phêrô Nguyễn Bá Tuần • Giuse Tuân • Phêrô Lê Tùy • Phêrô Nguyễn Văn Tự • Đa Minh Vũ Đình Tước • Jean Théophane Vénard Ven • Giuse Đặng Đình Viên • Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên • Vinh Sơn Đỗ Yến
Thầy
giảng
Giáo
dân
Quan viên
Chánh tổng
Lý trưởng
Binh sĩ
Thường
dân
Khác