Xuất huyết não

Xuất huyết não
Tên khácChảy máu não
Chụp cắt lớp vi tính phát hiện chảy máu trong não, lỗ rò vào tâm thất bên
Khoa/NgànhPhẫu thuật thần kinh
Triệu chứngĐau đầu, yếu một bên người, nôn mửa, co giật, giảm mức độ ý thức và cứng cổ, sốt[1][2]
Nguyên nhânChấn thương sọ não, phình mạch nội sọ, dị dạng động tĩnh mạch, u não[1]
Yếu tố nguy cơCao huyết áp, bệnh thoái hóa tinh bột, chứng nghiện rượu, sự giảm cholesterol huyết, Thuốc chống đông, dùng cocain[2]
Phương pháp chẩn đoánChụp cắt lớp vi tính[1]
Chẩn đoán phân biệtĐột quỵ do thiếu máu cục bộ (Ischemic stroke)[1]
Điều trịQuản lý huyết áp, phẫu thuật, dẫn lưu não thất ra ngoài[1]
Tiên lượng20% có kết quả tốt[2]
Dịch tễ2.5 / 10,000 người mỗi năm[2]
Tử vong44% chết sau 1 tháng[2]

Xuất huyết não (ICH), còn được gọi là chảy máu não, là một loại chảy máu nội sọ xảy ra trong mô não hoặc não thất.[3] Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, yếu một bên người, nôn mửa, co giật, giảm mức độ ý thức và cứng cổ.[2] Thường các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.[1] Sốt cũng khá phổ biến.[1] Trong nhiều trường hợp chảy máu diễn ra ở cả mô não và não thất.[1]

Nguyên nhân bao gồm chấn thương não, phình động mạch, dị dạng động mạchkhối u não.[1] Các yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với chảy máu tự phát là huyết áp cao và bệnh amyloidosis.[2] Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm nghiện rượu, cholesterol thấp, chất làm loãng máu và sử dụng cocain.[2] Chẩn đoán thường bằng chụp cắt lớp.[1] Các điều kiện khác có thể có triệu chứng tương tự là đột quỵ thiếu máu cục bộ.[1]

Điều trị thường cần được thực hiện trong một đơn vị chăm sóc tích cực.[1] Hướng dẫn khuyến nghị giảm huyết áp xuống tâm thu 140 mmHg.[1][4] Chất làm loãng máu nên được đảo ngược nếu có thể và lượng đường trong máu giữ ở mức bình thường.[1] Phẫu thuật đặt ống dẫn lưu thất có thể được sử dụng để điều trị tràn dịch não nhưng không nên sử dụng corticosteroid.[1] Phẫu thuật để loại bỏ máu là hữu ích trong một số trường hợp.[1]

Chảy máu não ảnh hưởng đến khoảng 2,5 người trên 10000 người mỗi năm.[2] Nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và người già.[2] Khoảng 44% những người bị chảy máu não chết trong vòng một tháng.[2] Kết quả chữa trị tốt xảy ra ở khoảng 20% những người bị ảnh hưởng.[2] Vào năm 1823, đột quỵ đầu tiên được chia thành hai loại chính, chảy máu não và không đủ lưu lượng máu.[5]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Hemphill JC, 3rd; Greenberg, SM; Anderson, CS; Becker, K; Bendok, BR; Cushman, M; Fung, GL; Goldstein, JN; Macdonald, RL; Mitchell, PH; Scott, PA; Selim, MH; Woo, D; American Heart Association Stroke, Council; Council on Cardiovascular and Stroke, Nursing; Council on Clinical, Cardiology (tháng 7 năm 2015). “Guidelines for the Management of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association”. Stroke: A Journal of Cerebral Circulation. 46 (7): 2032–60. doi:10.1161/str.0000000000000069. PMC 4462131. PMID 26022637. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Hem2015” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Caceres, JA; Goldstein, JN (tháng 8 năm 2012). “Intracranial hemorrhage”. Emergency Medicine Clinics of North America. 30 (3): 771–94. doi:10.1016/j.emc.2012.06.003. PMC 3443867. PMID 22974648. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Ca2012” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Naidich, Thomas P.; Castillo, Mauricio; Cha, Soonmee; Smirniotopoulos, James G. (2012). Imaging of the Brain, Expert Radiology Series,1: Imaging of the Brain (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 387. ISBN 978-1416050094. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ Ko, SB; Yoon, BW (tháng 12 năm 2017). “Blood Pressure Management for Acute Ischemic and Hemorrhagic Stroke: The Evidence”. Seminars in Respiratory and Critical Care Medicine. 38 (6): 718–725. doi:10.1055/s-0037-1608777. PMID 29262429.
  5. ^ Hennerici, Michael (2003). Imaging in Stroke (bằng tiếng Anh). Remedica. tr. 1. ISBN 9781901346251. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2016.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s