Wikimapia

Bản đồ thế giới trên wikimapia
Số lượng điểm đánh dấu trên wikimapis từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 1 năm 2008

Wikimapia là một ứng dụng bản đồ trực tuyến được kết hợp bởi Google Maps với hệ thống wiki cho phép người sử dụng có thể tự do thêm thông tin (dưới định dạng tin nhắn) vào mọi vùng trên thế giới. Được xây dựng bởi Aleksander Kariakin và Yevgenhi Savelyov, dự án được bắt đầu vào 24 tháng 5 năm 2006 với mục tiêu "miêu tả toàn bộ Trái Đất".

Phát triển

  • Vào ngày 16 tháng 8 năm 2006, Một triệu địa điểm đã được thêm vào.
  • Vào ngày 2 tháng 10 năm 2006, số lượng các địa điểm tăng lên trên 1.6 triệu.
  • Số địa điểm vượt qua 2 triệu vào 22 tháng 11 năm 2006 và 3 triệu vào 8 tháng 3 năm 2007.

Ban đầu, WikiMapia không có hệ thống đăng ký thành viên và không có hệ thống quản trị. Tất cả các sửa đổi đều dưới dạng vô danh và không có ai chịu trách nhiệm về nội dung của các sửa đổi này.

WikiMapia không có liên quan đến Wikipedia và Quỹ Wikimedia, nhưng website chính thức của WikiMapia nói rằng họ được truyền cảm hứng từ Wikipedia.

Đặc trưng

Một hệ thống đăng ký được giới thiệu vào 8 tháng 10–9 tháng 10 năm 2006. Thành viên đăng ký hơn ba ngày được cho vài quyền quản trị, bao gồm quyền được di chuyển, thay đổi kích thước, xóa, hoặc bảo vệ các khu vực cần thiết. "Điểm" sẽ được thưởng cho các thành viên tích cực khi họ đóng góp, viết cảm nhận và sửa đổi các địa điểm; điểm càng nhiều, thành viên càng có quyền quản trị cao. Thành viên tích cực của Wikipedia, và thành viên liên lạc với Wikimapia trước 5 tháng 10 năm 2006, thì không cần phải trải qua thời kỳ ba ngày này.

Wikimapia cho phép thành viên thêm vào bản đồ các "Hotspot" bằng cách đánh dấu bằng các hình chữ nhật (rộng tốt đa 20 km vuông) cùng với link đến các bài có liên quan trong Wikipedia và thêm vào các thông tin về khu vực đó. Tất cả các thông tin đều có thể được sửa đổi bởi bất cứ thành viên nào như là trong mọi hệ thống Wiki khác. Liên kết sẽ được khởi động khi ai dó click vào các điểm đánh dấu này.

Một điểm đặc trưng của Wikimapia là thành phần được gọi là "car". Thành phần này giúp người xem có thể phóng to thu nhỏ bản đồ. Nó được sử dụng để xem cả bản đồ địa lý và cả ảnh vệ tinh.

WikiMapia có thể được nhúng vào bất cứ website nào. Chỉ cần mở WikiMapia, chọn phần "option", và chọn "Map on your PAGE" trong thực đơn. Người dùng sau đó chỉ cần chọn tọa độ địa điểm và sau đó WikiMapia sẽ cấp cho họ một đoạn mã HTML để họ nhúng vào site của mình.

Giấy phép và định dạng công việc

Tới 2007, trang web vẫn chưa có giấy phép người dùng cuối, hoặc giấy phép quyền sử dụng, thậm chí một số thành viên trên Wikipedia tiếng Anh còn cho rằng WikiMapia vi phạm bản quyền vì thêm các đường link tới các bài của Wikipedia vào trong nó. Ngoài ra, Wikimapia kiếm được tiền qua việc phục vụ cho Chương trình quảng cáo của Google.

Xung đột thông tin trên WikiMapia

Vì hệ thống quản trị chưa hoàn chỉnh, hiện tại đang xảy ra xung đột thông tin trên WikiMapia. Đặc biệt nóng tại các khu vực không ổn định về chính trị, các khu vực có tranh chấp giữa các quốc gia.

Mức độ tin cậy thông tin trên Wikimapia

Do tới nay Wikimapia vẫn chưa có giấy phép người dùng cuối, luật lệ chính thức và một hệ thống quản trị và kiểm duyệt hoàn chỉnh. Các thông tin trên trang này có một mức độ tin cậy rất thấp; chủ yếu chỉ có các siêu liên kết tới các bài của Wikipedia.

Tính tương thích

Một hệ thống đầu thu GPS có thể kết nối tới WikiMapia thông qua một chương trình nhúng (bản beta, tải xuống cho Windows từ trang chính WikiMapia).

Chức năng hạn chế của WikiMapia có thể có khi dùng:

  • Google Earth, người sử dụng tới lớp thành phần của Google Earth ở dạng file KML
  • Hầu hết các máy điện thoại hỗ trợ Java và sử dụng chương trình thứ ba như Mobile GMaps.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tìm hiểu thêm về
Wikimapia
tại các dự án liên quan
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikidata Dữ liệu từ Wikidata
Tìm kiếm Meta-Wiki Thảo luận từ Meta-Wiki
  • Website chính thức
  • Blog chính thức
  • Blog của Matt Lưu trữ 2007-10-19 tại Wayback Machine
  • Wikimapia tại OpenStreetMap
  • x
  • t
  • s
Google
Tổng quan
Quảng cáo
Liên lạc
Phần mềm
Nền tảng
Công cụ
phát triển
Xuất bản
Tìm kiếm
(thời biểu)
Thuật toán
Tính năng
  • Web History
  • Personalized
  • Real-Time
  • Instant Search
  • SafeSearch
  • Voice Search
Phân tích
  • Insights for Search
  • Trends
  • Knowledge Graph
  • Knowledge Vault
Đã ngừng
Đội ngũ
  • Al Gore
  • Alan Eustace
  • Alan Mulally
  • Amit Singhal
  • Ann Mather
  • David Drummond
  • Eric Schmidt
  • Jeff Dean
  • John Doerr
  • John L. Hennessy
  • Krishna Bharat
  • Matt Cutts
  • Patrick Pichette
  • Paul Otellini
  • Omid Kordestani
  • Rachel Whetstone
  • Rajen Sheth
  • Ram Shriram
  • Ray Kurzweil
  • Ruth Porat
  • Salar Kamangar
  • Shirley M. Tilghman
  • Sundar Pichai
  • Susan Wojcicki
  • Urs Hölzle
  • Vint Cerf
Sáng lập
Khác
Sự kiện
  • Science Fair
  • Searchology
  • I/O
  • Developer Day
  • AtGoogleTalks
  • Code Jam
  • Highly Open Participation Contest
  • Code-in
Các dự án
  • Ara
  • Loon
  • Tango
  • Sunroof
Bất động sản
Logo
Liên quan
  • AI Challenge
  • Bomb
  • Goojje
  • Monopoly City Streets
  • Unity
  • Googled: The End of the World as We Know It
  • Thể loại Thể loại