White Hart Lane

White Hart Lane
"The Lane"
White Hart Lane vào năm 2011
Map
Tên đầy đủWhite Hart Lane
Vị tríTottenham, Luân Đôn, Anh
Tọa độ51°36′12″B 0°03′57″T / 51,60333°B 0,06583°T / 51.60333; -0.06583
Giao thông công cộngLondon Overground White Hart Lane
Chủ sở hữuTottenham Hotspur F.C.
Nhà điều hànhTottenham Hotspur (Bàn giao cho Mace vào ngày 15 tháng 5 năm 2017 để phá hủy)[1]
Sức chứa36.284
Kích thước sân100 × 67 m (110 × 73 yd)
Mặt sânDesso GrassMaster
Công trình xây dựng
Được xây dựng1898
Khánh thành4 tháng 9 năm 1899
Đóng cửa14 tháng 5 năm 2017
Phá hủy2017
Chi phí xây dựng100.050 bảng Anh (1934)
Kiến trúc sưArchibald Leitch (1909)
Bên thuê sân
Tottenham Hotspur F.C. (1899–2017)
London Monarchs (1995–1996)

White Hart Lane là một sân vận động bóng đá cũ ở Tottenham, Bắc Luân Đôn. Đây là sân nhà của Tottenham Hotspur F.C. từ năm 1899 đến năm 2017. Sân là một sân vận động toàn chỗ ngồi với sức chứa 36.284 chỗ ngồi trước khi bị phá hủy.[2] Sân vận động đã bị phá bỏ hoàn toàn sau khi kết thúc mùa giải 2016-17 và được thay thế bằng Sân vận động Tottenham Hotspur làm sân nhà của Tottenham.[3]

Sân được các cổ động viên Spurs biết đến với cái tên The Lane. Nơi đây đã tổ chức 2.533 trận đấu trong giải đấu của Spurs trong lịch sử 118 năm của sân.[4] Sân cũng được sử dụng cho các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Anhđội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Anh. White Hart Lane từng có sức chứa gần 80.000 người với số lượng khán giả dự khán các trận đấu vào đầu thập niên 1950 có lúc lên đến hơn 70.000 người,[5] nhưng sau khi lắp ghế ngồi, sức chứa của sân vận động này đã giảm xuống ở mức khiêm tốn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League. Lượng khán giả kỷ lục của sân vận động là 75.038 người, được thiết lập trong trận hòa giữa Tottenham và Sunderland tại Cúp FA vào ngày 5 tháng 3 năm 1938.[6] Trận đấu cuối cùng của Tottenham tại White Hart Lane diễn ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2017 với chiến thắng 2–1 trước Manchester United.[7]

Năm 2019, Tottenham chuyển đến sân vận động mới với sức chứa 62.062 chỗ ngồi, do Populous thiết kế.[8][9] Sân vận động mới được xây dựng trên vị trí của White Hart Lane cũ, thay vì chuyển đi nơi khác ở trong hoặc xa quận Haringey.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử

Biểu tượng gà chọi của đội bóng được dựng từ năm 1909

Tottenham Hotspur chuyển tới White Hart Lane vào năm 1899, cải tạo nó từ 1 nhà trẻ bị bỏ hoang, thành 1 sân vận động. Trận đấu đầu tiên trên sân White Hart Lane là trận thắng Notts County 4-1, với sự cổ vũ của 5000 cổ động viên.

Các khán đài của Bắc và Đông đứng ở góc phía đông bắc đã được gỡ bỏ vào năm 2016 để cho phép xây dựng sân vận động mới bên cạnh sân vận động cũ trong mùa giải cuối cùng tại Lane.[10]

Vào ngày 14 tháng 5 năm 2017, White Hart Lane tổ chức trận đấu cuối cùng của nó ở Giải Ngoại Hạng Anh giữa Tottenham Hotspur và Manchester United. Nó kết thức với chiến thắng 2-1 dành cho đội chủ nhà, bảo đảm vị trí cao nhất cho Spurs từ năm 1963, với các bàn thằng từ Victor WanyamaHarry Kane, và bàn thắng cuối cùng tại sân vận động này là tiền đạo của Manchester United Wayne Rooney.[11] Công việc phá dỡ sân vận động bắt đầu vào ngày hôm sau.[12]

Cấu trúc sân bóng

White Hart Lane plan
Khán đài Chỗ ngồi
Khán đài bắc(Paxton) 10,086
Khán đài nam(Park Lane) 8,633
Khán đài đông(Worcester Avenue) 10,691
Khán đài tây(High Road) 6,890
Tổng chỗ ngồi 36,240

Bảng tỉ số

Trận thắng đậm nhất của Tottenham là trận thắng Crewe 13-2 tại Cúp FA. Đây cũng là tỉ số lớn nhất được thấy trên sân vận động[13].Trận thua đậm nhất của câu lạc bộ là trận thua Sunderland 6-0 tại Giải Hạng nhất Anh.

Tham khảo

  1. ^ “WHITE HART LANE IS FORMALLY HANDED OVER”. Tottenham Hotspur. ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ “Premier League Handbook Season 2013/14” (PDF). Premier League. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “London: Farewell yesterday, now demolition begins”. StadiumDB.com. ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “White Hart Lane – Final Statistics”. Tottenham Hotspur. ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ Goodwin, Bob (2007). Tottenham Hotspur: The Complete Record (ấn bản 2). Derby Books. tr. 268–270. ISBN 978-1-85983-846-4.
  6. ^ “Five facts about Spurs' White Hart Lane”. soccer.com. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ “White Hart Lane: Tottenham players past and present say an emotional farewell to stadium”. BBC Sport. ngày 14 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ Sheringham, Sam (ngày 26 tháng 10 năm 2009). “Spurs aim for new stadium by 2012”. BBC Sport. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2014.
  9. ^ “New design: Tottenham reveal their vision”. StadiumDB.com.
  10. ^ Dutton, Tom (ngày 29 tháng 12 năm 2016). “Tottenham's new stadium will have better atmosphere than Arsenal's Emirates, says Spurs director Donna-Maria Cullen”. Evening Standard.
  11. ^ Thomas, Lyall (ngày 14 tháng 5 năm 2017). “White Hart Lane's illustrious history celebrated on momentous final day at Tottenham's great home”. Sky Sports. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  12. ^ Molloy, Mark (ngày 15 tháng 5 năm 2017). “Tottenham waste no time as White Hart Lane demolition work begins”. The Telegraph.
  13. ^ Tottenham Hotspur Records – statto.com

Liên kết ngoài

  • “History of White Hart Lane”. Tottenham Hotspur F.C. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2016.
Liên kết đến các bài viết liên quan
  • x
  • t
  • s
Hiện tại
Trước đây
  • Sân vận động Bet365
  • Bloomfield Road
  • Boundary Park
  • Bramall Lane
  • Sân vận động Cardiff City
  • Carrow Road
  • County Ground
  • Sân vận động DW
  • Ewood Park
  • Fratton Park
  • The Hawthorns
  • Sân vận động Hillsborough
  • Sân vận động Kirklees
  • Loftus Road
  • Sân vận động Madejski
  • Sân vận động MKM
  • Oakwell
  • Portman Road
  • Pride Park
  • Sân vận động Riverside
  • Sân vận động Ánh sáng
  • St Andrew's
  • Sân vận động Swansea.com
  • Sân vận động Đại học Bolton
  • The Valley
  • Turf Moor
  • Valley Parade
  • Vicarage Road
  • Sân vận động Wembley
Bị phá hủy
  • x
  • t
  • s
Các địa điểm bóng đá Olympic
Thập niên 1900
1900
Sân đua xe đạp Vincennes
1904
Francis Olympic Field
1908
Sân vận động White City
Thập niên 1910
1912
Råsunda IP, Sân vận động Olympic Stockholm (chung kết), Tranebergs Idrottsplats
Thập niên 1920
1920
Jules Ottenstadion, Sân vận động Olympic (chung kết), Sân vận động Joseph Marien, Sân vận động Broodstraat
1924
Sân vận động Bergeyre, Sân vận động Colombes (chung kết), Sân vận động Paris, Sân vận động Pershing
1928
Monnikenhuize, Sân vận động Olympic (chung kết), Sparta Stadion Het Kasteel
Thập niên 1930
1936
Hertha-BSC Field, Mommsenstadion, Sân vận động Olympic (chung kết), Poststadion
Thập niên 1940
1948
Sân vận động Arsenal, Champion Hill, Craven Cottage, Sân vận động Hoàng đế (trận đấu huy chương), Fratton Park, Goldstone Ground, Green Pond Road, Griffin Park, Lynn Road, Selhurst Park, White Hart Lane
Thập niên 1950
1952
Kotkan urheilukeskus, Kupittaan jalkapallostadion, Lahden kisapuisto, Sân vận động Olympic (chung kết), Sân vận động Ratina, Töölön Pallokenttä
1956
Melbourne Cricket Ground (chung kết), Sân vận động Olympic Park
Thập niên 1960
1960
Sân vận động Thành phố Firenze, Sân vận động Grosseto Communal, Sân vận động L'Aquila Communal, Sân vận động Livorno Ardenza, Sân vận động Naples Saint Paul, Sân vận động Pescara Adriatic, Sân vận động Flaminio (chung kết)
1964
Sân vận động Công viên Olympic Komazawa, Sân vận động bóng đá Mitsuzawa, Sân vận động Nagai, Sân vận động Quốc gia Tokyo (chung kết), Sân vận động Thể thao Nishikyogoku, Sân vận động bóng đá Ōmiya, Sân vận động bóng đá Tưởng niệm Hoàng tử Chichibu
1968
Sân vận động Azteca (chung kết), Sân vận động Cuauhtémoc, Sân vận động Nou Camp, Sân vận động Jalisco
Thập niên 1970
1972
Dreiflüssestadion, Sân vận động ESV, Jahnstadion, Sân vận động Olympic (chung kết), Rosenaustadion, Sân vận động Đô thị
1976
Lansdowne Park, Sân vận động Olympic (chung kết), Sân vận động Sherbrooke, Sân vận động Varsity
Thập niên 1980
1980
Sân vận động Dinamo, Sân vận động Trung tâm Dynamo – Grand Arena, Sân vận động Trung tâm Lenin – Grand Arena (chung kết), Sân vận động Kirov, Sân vận động Cộng hòa
1984
Sân vận động Harvard, Sân vận động tưởng niệm Navy-Marine Corps, Rose Bowl (chung kết), Sân vận động Stanford
1988
Sân vận động Busan, Sân vận động Daegu, Sân vận động Daejeon, Sân vận động Dongdaemun, Sân vận động Gwangju, Sân vận động Olympic (chung kết)
Thập niên 1990
Thập niên 2000
2000
Brisbane Cricket Ground, Sân vận động Bruce, Sân vận động Hindmarsh, Melbourne Cricket Ground, Sân vận động Olympic (chung kết nam), Sân vận động bóng đá Sydney (chung kết nữ)
2004
Sân vận động Kaftanzoglio, Sân vận động Karaiskakis (chung kết nữ), Sân vận động Olympic (chung kết nam), Sân vận động Pampeloponnisiako, Sân vận động Pankritio, Sân vận động Panthessaliko
2008
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh (chung kết nam), Sân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Tần Hoàng Đảo, Sân vận động Thượng Hải, Sân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Thẩm Dương, Sân vận động Trung tâm Olympic Thiên Tân, Sân vận động Công nhân (chung kết nữ)
Thập niên 2010
Thập niên 2020
Thập niên 2030
2032
Barlow Park, Lang Park, Sân vận động Melbourne Rectangular, Sân vận động North Queensland, Sân vận động Sunshine Coast, Sân vận động bóng đá Sydney, Sân vận động Robina, Sân vận động Thể thao Toowoomba
  • x
  • t
  • s
Các địa điểm trận chung kết Cúp UEFA và UEFA Europa League
Kỷ nguyên Cúp UEFA, 1971–2009
Thập niên 1970
Thập niên 1980
Thập niên 1990
Thập niên 2000
Kỷ nguyên UEFA Europa League, 2009–nay
Thập niên 2010
Thập niên 2020