Trịnh A Xuân

Trịnh A Xuân (chữ Hán: 郑阿春, ? - 326) là phu nhân của Tấn Nguyên Đế, vua thứ năm của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Bà là sinh mẫu của Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục.

Tiểu sử

Trịnh A Xuân nguyên quán ở huyện Huỳnh Dương, quận Hà Nam. Tấn thư - Quyển 32 ghi lại bà xuất thân trong một gia đình thế tộc, tổ phụ Trịnh Hợp, làm Lâm Tế lệnh trong triều đình, cha là Trịnh Khải tự Tổ Nguyên, làm quan đến chức An Phong thái thú[1]. Trịnh Khải không có con trai và mất sớm, chỉ có bốn người con gái, trong đó A Xuân là người lớn tuổi nhất. Sau này bà thành hôn với người họ Điền ở quận Bột Hải và sinh được một người con trai[2]. Không bao lâu thì họ Điền mất, A Xuân lại đến nương nhờ cậu là Ngô thị ở quận Bộc Dương.

Năm 312, Ngu Mạnh Mẫu, chính thất của thừa tướng Lang Nha vương Tư Mã Duệ mất. Tư Mã Duệ bèn hỏi cưới con gái trong phủ họ Ngô. Cậu của A Xuân đem bà và người con gái Ngô thị gả cho Tư Mã Duệ. Năm 317, sau khi Mẫn Đế bị quân Hán Triệu bắt, Tư Mã Duệ xưng Tấn vương ở miền Nam và lập bà làm Phu nhân, rất sủng ái bà.

Tuy vậy, Trịnh A Xuân thường tỏ ra phiền muộn không vui. Tấn vương hỏi nguyên do, bà đáp vì lo cho ba người em gái của mình. Nguyên Đế thương tình, bèn triệu phu quân người em gái thứ hai của A Xuân là Vương Bao ở quận Trường Sa làm Thượng thư lang, rồi nhờ Lưu Ngôi lo việc hôn sự cho người em gái nhỏ. Lưu Ngôi bèn chủ hôn em gái thứ ba của A Xuân cho cháu mình là Lưu Dung, còn em gái út của bà được gả cho nhà họ Lý ở Hán Trung.

Năm 318, Tấn vương xưng đế, tức Tấn Nguyên Đế. A Xuân hạ sinh cho Nguyên Đế ba người con là Tư Mã Hoán (tức Lang Nha Điệu vương), Tư Mã Dục (sau được phong làm Lang Nha vương, Cối Kê vương, Thừa tướng rồi lên kế ngôi vua) và Tầm Dương công chúa[3]. Tuy địa vị của bà chỉ là Phu nhân nhưng do quá yêu thương bà, Tấn Nguyên Đế lệnh cho những hoàng tử khác là Thái tử Tư Mã Thiệu, Đông Hải vương Tư Mã Xung và Vũ Lăng vương Tư Mã Hi phải đối xử với bà như mẹ ruột.

Năm 323, Tấn Nguyên Đế qua đời, Tư Mã Thiệu nối ngôi, tức Tấn Minh Đế. Trịnh A Xuân được phong làm [Kiến Bình quốc phu nhân; 建平国夫人]. Năm 326, Trịnh A Xuân qua đời. Lúc đó Đông Hải vương Tư Mã Xung đã mất, Lang Nha vương Tư Mã Dục đã đổi làm Cối Kê vương, nên bà được truy phong tước vị [Cối Kê Thái phi; 会稽太妃]. Đến năm 371, Tư Mã Dục lên ngôi, tức Tấn Giản Văn Đế, nhưng vẫn chưa truy phong cho bà. Đến khi Giản Văn mất, Hiếu Vũ nối ngôi mới truy phong bà làm [Giản Văn Thái hậu; 文宣太后][4], và cho cải táng ở lăng Gia Bình.

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Tấn thư, quyển 32: Thế vi quan tộc. Tổ Hợp, Lâm Tế lệnh. Phụ Khải, tự Tổ Nguyên, An Phong thái thủ
  2. ^ Tấn thư, quyển 32: Tiên thích Bột Hải Điền thị, sanh nhất nam
  3. ^ Tấn thư, quyển 32: hậu sanh Lang Nna Điệu vương, Giản Văn đế, Tầm đương công chúa
  4. ^ 《晉書校勘記》:「簡文太后」斠注:當從《孝武紀》作「簡文宣太后」。按:《冊府·二九》亦有「宣」字。
  • x
  • t
  • s
Hoàng hậu nhà Tấn
Tấn Vũ Đế
Vũ Nguyên hoàng hậu Dương Diễm - Vũ Điệu hoàng hậu Dương Chỉ
Tấn Huệ Đế
Tấn Hoài Đế
Hoàng hậu Lương Lan Bích
Tấn Minh Đế
Tấn Thành Đế
Tấn Khang Đế
Tấn Mục Đế
Tấn Ai Đế
Tấn Phế Đế
Tấn Hiếu Vũ Đế
Tấn An Đế
Tấn Cung Đế
Cung Tư hoàng hậu Trữ Linh Viện
Hoàng hậu Hoàn Sở
Vũ Điệu Đế
Hoàng hậu Lưu thị
Hoàng hậu
truy phong và tôn phong
Tấn Tuyên Đế
Tấn Cảnh Đế
Tấn Văn Đế
Tấn Vũ Đế
Vũ Hoài thái hậu Vương Viện Cơ
Tấn Nguyên Đế
Nguyên Kính hoàng hậu Ngu Mạnh Mẫu - Giản Văn Tuyên thái hậu Trịnh A Xuân
Tấn Giản Văn Đế
Tấn Hiếu Vũ Đế
An Đức hoàng thái hậu Trần Quy Nữ
Sở Tuyên Vũ Đế
Tuyên hoàng hậu Tư Mã Hưng Nam
Chính thất khác
của hoàng đế
Tấn Cảnh Đế
Phu nhân Ngô thị
Tấn Hoài Đế
Phu nhân Lưu thị
Sinh mẫu khác
của hoàng đế
Tư Mã Luân
Phu nhân Bách thị
Tấn Nguyên Đế
Lang Da vương phi Hạ Hầu Quang Cơ
Tấn Minh Đế
Tấn Ai Đế
Tấn Phế Đế
Hoàn Huyền
Phu nhân Mã thị
Chú thích: # Bị phế khi còn sống hay bị tước tư cách hoàng hậu vào các đời sau.