Trận Hợp Phì

Trận Hợp Phì
Một phần của thời kỳ Tam Quốc
Thời gian(Trận đầu) tháng 12 năm 208-209 sau CN
(Trận thứ hai) tháng 8 năm 215-217 sau CN
(Trận thứ 3) tháng 12 năm 233 sau CN
(Trận thứ tư) tháng 6-7 năm 234 sau CN
(Trận thứ 5) tháng 4-tháng 8 năm 253 sau CN
Địa điểm
Hợp Phì (nay thuộc An Huy, Trung Quốc)
Kết quả Bất phân thắng bại, Đông Ngô rút quân
Tham chiến
Tào Ngụy Đông Ngô
Chỉ huy và lãnh đạo
(Trận đầu) Lưu Phức, Tưởng Tế
(Trận thứ hai) Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến
(Trận thứ ba) Mãn Sủng
(Trận thứ tư) Trương Anh, Mãn Sủng
(Trận thứ năm) Trương Đặc, Tư Mã Phù
Tôn Quyền
(Trận thứ năm) Gia Cát Khác
Lực lượng
(Trận thứ hai) khoảng 30.000
(Trận thứ năm) khoảng 90.000
(Trận thứ hai) khoảng 100.000
(Trận thứ tư) 100.000
(Trận thứ năm) khoảng 200.000
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh Tam Quốc
Khăn Vàng • Lương châu  • Chống Đổng Trác (Hổ Lao Quan) • Giới Kiều • Tương Dương • Trường An • Duyện Châu • Tôn Sách bình Giang Đông • Uyển Thành • Hạ Bì • Dịch Kinh • Diệt Viên Thuật • Quan Độ - Nghiệp Thành  • Bác Vọng • Hán Khẩu • Trường Bản - Xích Bích  • Giang Lăng  • Đồng Quan • Kí Thành • Lưu Bị chiếm Tây Xuyên • Tào Tháo chiếm Hán Trung • Hợp Phì • Nhu Tu • Lưu Bị chiếm Hán Trung-Định Quân Sơn-Hán Thủy • Tương Dương-Phàn Thành • Kinh Châu • Di Lăng • Tào Phi phạt Ngô • Nam Trung • Gia Cát Lượng Bắc phạt (Trận Nhai Đình) • Liêu Đông  • Thạch Đình • Hưng Thế • Thọ Xuân  • Khương Duy Bắc phạt • Thục Hán sụp đổ • Đông Ngô giành lại Giao châu, Quảng châu  • Đông Ngô sụp đổ

Trận Hợp Phì (合肥之戰, 217) là một trận đánh lớn thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Các lực lượng quân của Đông NgôTào Ngụy đã giao chiến để giành quyền kiểm soát Hợp Phì (nay thuộc tỉnh An Huy). Hợp Phì đã là một thành Tào Tháo lệnh cho Lưu Phức xây dựng tại phía đông-nam của Tào Ngụy làm tuyến phòng thủ cho nước Ngụy. Do đó, việc bảo vệ Hợp Phì cực kỳ quan trọng đối với Tào Ngụy vì nếu Hợp Phì rơi vào Đông Ngô thì thành Hứa Xương sẽ bị lâm nguy. Đối với Đông Ngô, Hợp Phì là một vị trí chiến lược có thể ngăn chặn các cuộc xâm lấn của Tào Ngụy. Do đó, cả hai đã giao chiến để tranh giành Hợp Phì từ năm 208 đến năm 253 nhưng bất phân thắng bại.

Trận đầu tiên

Tháng 11 năm 208, Tào Tháo đại bại tại trận Xích Bích, nhưng vẫn có lực lượng quân mạnh đóng ở phía bắc của Kinh Châu. Tháng 12, quân Ngô dưới sự chỉ huy của Chu Du đã chiếm Giang Lăng đang được Tào Nhân trấn giữ còn đích thân Tôn Quyền dẫn quân đánh Hợp Phì do Lưu Phức trấn giữ, với hy vọng sẽ tạo ra một chiến tuyến mới ở phía tây và phía bắc. Quân Tôn Quyền bao vây Hợp Phì và phái Trương Chiêu đi tấn công Đang Đô ở Cửu Giang, nhưng không thành công.

Tào Tháo phái Trương Hỉ giải vây Hợp Phì khi nhận được tin báo. Quân Tôn Quyền đã bao vây Hợp Phì cho đến năm sau nhưng vẫn không thể phá thành. Tôn Quyền quyết định đích thân dẫn một đội kỵ binh tấn công nhưng Trương Hoành khuyên Tôn Quyền không nên và Tôn Quyền đã từ bỏ kế hoạch của mình.

Hợp Phì đã bị vây và tấn công nhiều lần trong vài tháng. Tưởng Tế, cấp phó của Lưu Phức, đã khuyên ông phái ba tướng ra ngoài thành với những phong thư giả mạo rằng viện quân của Trương Hỉ đã đến. Tôn Quyền bắt được hai trong ba tướng và đọc những lá thư giả mạo này và tưởng rằng viện quân của Tào đã đến thật nên đã lệnh cho quân rút lui.

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến các trận chiến này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s