Trận Bataan

Trận Bataan
Một phần của Chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Đoàn xe tăng của Nhật Bản tiến vào Bataan
Thời gian7 tháng 1 – 9 tháng 4 năm 1942
Địa điểm
Bataan Peninsula near Manila Bay in Luzon Island, Philippines
Kết quả Nhật Bản Chiến thắng
Cuộc hành quân chết chóc Bataan
Tham chiến

 Hoa Kỳ

 Nhật Bản
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Douglas MacArthur
Hoa Kỳ Jonathan Mayhew Wainwright IV
Hoa Kỳ George M. Parker
Hoa Kỳ Edward P. King
Thịnh vượng chung Philippines Vicente Lim
Thịnh vượng chung Philippines Mateo Capinpin
Đế quốc Nhật Bản Masaharu Homma
Đế quốc Nhật Bản Susumu Morioka
Đế quốc Nhật Bản Kineo Kitajima
Đế quốc Nhật Bản Kameichiro Nagano
Lực lượng
120,000 U.S. and Filipino troops 75,000 Japanese troops
Thương vong và tổn thất
106,000
10,000 killed,
20,000 wounded,
76,000 imprisoned[1]
8,406[2]-22,250[3]
3,107 killed,
230 missing,
5,069 wounded,

Trận Bataan là một trận đánh ác liệt nhất trong Chiến dịch Philippines 1941-1942. Vào tháng 1 năm 1942, các lực lượng Lục quân và Hải quân Đế quốc Nhật Bản xâm lược Luzon và một số đảo thuộc quần đảo Philippines sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng hồi tháng 12 năm 1941. Vị Tổng Tư lệnh của các lực lượng Mỹ và Philippines, tướng Douglas MacArthur đã tập hợp tất cả lực lượng phòng ngự trên bán đảo Bataan để chống lại cuộc tấn công của quân đội Nhật Bản. Đến thời điểm này, người Nhật kiểm soát hầu như toàn bộ khu vực Đông Nam Á, bán đảo Bataan và đảo Corregidor là những tuyến phòng thủ còn lại của quân Đồng Minh trong khu vực. Tại đây quân Nhật tập trung 75.000 quân, hơn 100 khẩu pháo các loại và hàng trăm máy bay để tấn công Bataan, quân Đồng Minh có hơn 100.000 người, tuy nhiên họ không có hải quân ứng cứu, phía sau lưng lại là biển, nên tất cả đã bị giết hoặc bị bắt. Ngay sau đó, 70.000 tù binh Mỹ, Philippines bị buộc phải tham gia Cuộc hành quân chết chóc Bataan. Đây được xem là thất bại lớn nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, và là lần đầu hàng lớn nhất kể từ sau trận Harper Ferry trong cuộc Nội chiến Mỹ.

Bối cảnh

Việc chiếm giữ quần đảo Philippines được xem là rất quan trọng cho nỗ lực của Nhật Bản để kiểm soát vùng Tây Nam Thái Bình Dương, nắm bắt các nguồn tài nguyên-khoáng sản phong phú ở Đông Ấn thuộc Hà Lan và bảo vệ vùng rìa của khu vực Đông Nam Á. Sau khi máy bay từ tàu sân bay Nhật tấn công Hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 (8 tháng 12, giờ Manila), dựa trên các sân bay bố trí ở Đài Loan, chỉ trong vòng bảy tiếng đồng hồ, không quân Nhật đã tấn công căn cứ không quân Mỹ ở phi trường Clark, nơi tập kết của không lực Viễn Đông Hoa Kỳ, các sân bay Iba ở Zambales, Nichols ở Manila và các trụ sở của Hạm đội Asiatic Hoa Kỳ cũng bị ném bom và bắn phá, nhiều máy bay Mỹ đậu trên đường băng không thể cất cánh đều bị phá hủy. Trong một ngày, người Nhật đã giành được ưu thế trên bầu trời Philippines, điều đó khiến Mỹ phải rút toàn bộ các tàu nổi còn sót lại của Hạm đội Asiatic xuống phía Nam, họ chỉ để lại lực lượng tàu ngầm để chiến đấu với quân Nhật.

Từ ngày 8-10 tháng 12, các lực lượng không quân rải rác còn sót lại của Mỹ đã tập hợp lại ở Bataan và thành phố Vigan. Những chiếc máy bay ném bom B-17, thường có rất ít hoặc không có máy bay chiến đấu hộ tống, đã tấn công đoàn tàu vận tải Nhật tại Gonzaga và tham gia đánh chặn cuộc đổ bộ tại Vigan ở phía Bắc Luzon.

Trong một cuộc tấn công cuối cùng của Không lực Viễn Đông, hai máy bay Mỹ đã làm hư hại thiết giáp hạm Nagato, một tàu khu trục, hai tàu vận tải và đánh chìm một tàu quét mìn. Những cuộc tấn công của không quân Mỹ tuy gây cho quân Nhật nhiều khó khăn, nhưng nó vẫn không làm trì hoãn cuộc tấn công chính của quân Nhật.

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Chiến tranh thế giới thứ hai
Châu Âu (Tây Âu • Đông Âu) • Châu Á và Thái Bình Dương (Trung Quốc • Đông Nam Á • Bắc và Trung Thái Bình Dương • Tây Nam Thái Bình Dương) • Địa Trung Hải và Trung Đông (Bắc Phi • Đông Phi • Trung Đông) • Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Ấn Độ Dương • Tây Phi • Mặt trận không chiến
Thương vong • Trận đánh • Hội nghị • Nhà chỉ huy
Tham chiến
Đồng Minh
(Lãnh đạo)
Hoa Kỳ • Liên Xô • Anh • Pháp • Trung Quốc • Tiệp Khắc • Ba Lan • Ấn Độ • Úc • New Zealand • Nam Phi • Canada • Na Uy • Bỉ • Hà Lan • Ai Cập • Hy Lạp • Nam Tư • Philippines • Mexico • Brazil • Ý • Romania • Bulgaria • Ethiopia
Phe Trục
(Lãnh đạo)
Đức Quốc xã • Phát xít Ý • Đế quốc Nhật Bản • Slovakia • Bulgaria • Croatia • Phần Lan • Hungary • Iraq • Romania • Thái Lan • Mãn Châu quốc • Chính phủ Vichy
Lực lượng
kháng chiến
Albania · Áo • Các quốc gia vùng Baltic · Bỉ • Séc • Đan Mạch • Estonia • Ethiopia • Pháp • Đức • Hy Lạp • Ý • Do Thái • Triều Tiên • Latvia · Luxembourg • Hà Lan • Na Uy • Philippines • Ba Lan • Thái Lan • Liên Xô • Slovakia • Miền Tây Ukraine • Việt Nam • Nam Tư • Quân đội Quốc gia Ấn Độ
Niên biểu
Nguyên nhân
Châu Phi • Châu Á • Châu Âu
1939
Cuộc xâm lược Ba Lan • Trận chiến Đại Tây Dương • Chiến tranh kỳ quặc • Chiến tranh Mùa Đông
1940
1941
Cuộc xâm lược Nam Tư • Mặt trận Nam Tư • Trận Hy Lạp • Trận Crete • Chiến tranh Anh-Iraq • Cuộc vây hãm Tobruk  • Chiến dịch Syria-Liban  • Chiến dịch Barbarossa • Mặt trận Phần Lan  • Trận Kiev • Cuộc xâm chiếm Iran • Krym-Sevastopol • Trận Leningrad • Trận Moskva • Chiến dịch Crusader • Trận Trân Châu Cảng • Xâm chiếm Thái Lan • Trận Hồng Kông • Trận Guam • Trận đảo Wake • Chiến dịch Mã Lai • Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan • Chiến dịch Philippines • Chiến dịch Borneo
1942
1943
1944
Monte Cassino và Anzio • Hữu ngạn Dniepr • Giải phóng Leningrad • Trận Narva • Giải phóng Krym • Chiến dịch Bão tố • Chiến dịch Ichi-Go • Chiến dịch Neptune • Chiến dịch Overlord • Quần đảo Mariana và Palau • Chiến dịch Bagration • Lvov–Sandomierz • Phòng tuyến Tannenberg • Khởi nghĩa Warszawa • Iaşi-Chişinău • Giải phóng Paris • Phòng tuyến Gothic • Trận San Marino • Giải phóng Romania  • Giải phóng Bulgaria  • Chiến dịch Baltic  • Đông Carpath  • Chiến dịch Market Garden • Chiến dịch Crossbow • Chiến dịch Pointblank • Chiến dịch Beograd • Chiến tranh Lapland • Chiến dịch Debrecen  • Chiến dịch Budapest • Trận chiến vịnh Leyte • Trận Ardennes • Miến Điện 1944–1945
1945
Chiến dịch Wisla-Oder • Chiến dịch Gratitude  • Tây Carpath • Trận Iwo Jima • Đồng Minh tiến vào Tây Đức  • Morava • Bratislava • Trận Okinawa • Chiến dịch Viên • Tổng tiến công tại Ý • Chiến dịch Berlin • Chiến dịch Praha • Đức Quốc Xã đầu hàng (tài liệu) • Kế hoạch Hula  • Chiến dịch Mãn Châu • Trận Manila · Chiến dịch Borneo • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki • Chiếm đóng quần đảo Kuril • Nạn đói 1945 ở Việt Nam  • Đế quốc Nhật Bản đầu hàng
Khía cạnh
khác
Tổng quan
Blitzkrieg • Tác chiến chiều sâu • So sánh quân hàm • Ngoại giao • Mật mã • Hậu phương • Dự án Manhattan • Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô • Huân chương quân sự • Khí tài quân sự • Sản xuất quân sự • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh tổng lực • Phản chiến • Phụ nữ
Hệ quả
Tội ác
chiến tranh
Tội ác chiến tranh của Đồng Minh • Tội ác chiến tranh của Đức • Tội ác chiến tranh của Ý • Tội ác chiến tranh của Nhật Bản • Holocaust • Tội ác chiến tranh của Liên Xô • Tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ • Ném bom dân thường • Nạn đói Bengal năm 1943
Tội ác hãm hiếp: Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản • Hãm hiếp Nam Kinh • Phụ nữ giải khuây • Nhà thổ quân đội Đức Quốc Xã • Nhà thổ trong trại tập trung • Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Đức
Tù binh
Tù binh Ý ở Liên Xô • Tù binh Nhật ở Liên Xô • Tù binh Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai • Tù binh Đức ở Liên Xô • Tù binh Liên Xô ở Đức
Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·
 Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức
  1. ^ “The Philippines (Bataan) (1942)”. The War. WETA. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2020. The 76,000 prisoners of war of the battle for Bataan - some 64,000 Filipino soldiers and 12,000 U.S. soldiers - then were forced to endure what came to be known as the Bataan Death March as they were moved into captivity.
    Elizabeth M. Norman; Michael Norman (ngày 6 tháng 3 năm 2017). “Bataan Death March”. Encyclopædia Britannica. Bataan Death March, march in the Philippines of some 66 miles (106 km) that 76,000 prisoners of war (66,000 Filipinos, 10,000 U.S.) were forced by the Japanese military to endure in April 1942, during the early stages of World War II.
    Roy C. Mabasa (ngày 9 tháng 4 năm 2017). “U.S. salutes Filipino vets”. Manila Bulletin. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2017.
    Eric Morris (ngày 5 tháng 9 năm 2000). Corregidor: The American Alamo of World War II. Cooper Square Press. tr. 405. ISBN 978-1-4616-6092-7.
    Oliver L. North (ngày 28 tháng 3 năm 2012). War Stories II: Heroism in the Pacific. Regnery Publishing. tr. 326. ISBN 978-1-59698-305-2.
  2. ^ Senshi Sōsho (戦史叢書) (bằng tiếng Nhật). 2. Asagumo Shimbunsha. 1966.
  3. ^ Irvin Alexander (tháng 4 năm 2005). Surviving Bataan and Beyond: Colonel Irvin Alexander's Odyssey as a Japanese Prisoner of War. Stackpole Books. tr. 272. ISBN 978-0-8117-3248-2.
    Yuma Totani (ngày 16 tháng 2 năm 2015). Justice in Asia and the Pacific Region, 1945-1952. Cambridge University Press. tr. 25. ISBN 978-1-107-08762-0.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s