Trận Âm Tấn

Trận Âm Tấn
Thời gian389 TCN
Địa điểm
Âm Tấn, nay thuộc Hoa Âm, Thiểm Tây, Trung Quốc
Kết quả Quân Ngụy chiến thắng, giữ vững Hà Tây
Tham chiến
Nước Ngụy Nước Tần
Chỉ huy và lãnh đạo
Ngụy Vũ hầu
Ngô Khởi
Tần Hậu Huệ công
Lực lượng
50.000 quân
500 Chiến Xa
3.000 kỵ binh
500.000 quân
Thương vong và tổn thất
Không rõ không rõ nhưng tương đối lớn

Trận Âm Tấn (chữ Hán: 陰晉之戰, Hán Việt: Âm Tấn chi chiến), là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc giữa hai nước chư hầu là Ngụy và Tần.

Nguyên nhân, diễn biến, kết quả

Đất Hà Tây[chú 1] nằm gần biên giới Tần-Ngụy, là con đường thuận lợi để tiến vào Trung Nguyên, trở thành vùng đất mà cả Ngụy và Tần đều muốn chiếm đoạt. Từ thời Tần Mục công, đất Hà Tây đã được nước Tấn tặng cho nước Tần[1]. Tuy nhiên, sang cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, thế lực nước Tần suy yếu, trong khi nước Ngụy [chú 2] sau biến pháp Lý Khôi lại trở nên hùng mạnh, đưa quân tiến đánh Hà Tây. Từ năm 419 TCN đến năm 408 TCN, quân Ngụy lần lượt chiếm được các vùng Lâm Tấn[chú 3], Nguyên Lý[chú 4], Lạc Âm[chú 5] và Cố Dương[chú 6], sau tiến vào đất Trịnh[chú 7], cuối cùng độc chiếm toàn bộ Hà Tây[2].

Sau khi mất đất Hà Tây, quân Tần rút lui về Lạc Thủy, xây thành phòng thủ ở Tuyền Thành[chú 8]. Ngụy Văn hầu cử Ngô Khởi trấn giữ Hà Tây[2][3].

Với việc đánh mất Hà Tây, quân Tần cũng mất đi con đường tiến lên Trung Nguyên, do đó nước Tần luôn nhiều lần đưa quân sang đoạt lại song đều không thành công[2]. Trong khi đó ở nước Ngụy, Ngô Khởi tìm cách khích lệ tinh thần quân sĩ, thưởng hậu cho họ tùy theo công lao để nâng cao nhuệ khí nhằm chuẩn bị đối phó với sự xâm lăng của Tần.

Năm 389 TCN, Tần Hậu Huệ công phái 50 vạn đại quân tiến sang đánh Hà Tây, giao chiến với quân nước Ngụy ở Âm Tấn[chú 9][4]. Trận chiến Âm Tấn bùng nổ.

Quân Ngụy có sự phòng bị từ trước nên không nao núng. Ngô Khởi tâu xin Ngụy Vũ hầu chi viện 5 vạn quân ra trận cùng chống Tần. Ngụy Vũ hầu đồng ý, cử 500 chiến xa và 3000 người ra trận. Ngô Khởi ra lệnh cho quân sĩ bỏ hết xe, ngựa, xông thẳng vào trận.

Ngày hôm sau, Ngô Khởi cầm quân ra trận, giao chiến với quân nước Tần. Tinh thần quân Ngụy hăng hái, xông pha vào trận. Mặc dù số quân chỉ bằng một phần mười, song quân Ngụy đã nhanh chóng đánh bại quân Tần, buộc quân Tần phải rút lui. Nước Ngụy bảo toàn được đất Hà Tây.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Sử ký, quyển 5: Tần bản kỉ
  2. ^ a b c Sử ký, quyển 44: Ngụy thế gia
  3. ^ Sử ký, quyển 65: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện
  4. ^ Sử ký, quyển 15: Lục quốc niên biểu

Chú thích

  1. ^ Nay nằm giữa hai tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây, Trung Quốc
  2. ^ Họ Ngụy vốn là một khanh tộc thuộc nước Tấn, cuối cùng được phong chư hầu
  3. ^ Nay nằm ở đông nam Đại Lệ, Sơn Tây, Trung Quốc
  4. ^ Nay nằm ở phía nam Trừng Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc
  5. ^ Nay nằm ở tây nam Đại Lệ, Sơn Tây, Trung Quốc
  6. ^ Nay nằm ở phía đông nam Hợp Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc
  7. ^ Nay nằm ở Hoa Huyền, Thiểm Tây, Trung Quốc
  8. ^ Nay nằm ở đông nam Bồ Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc
  9. ^ Nay nằm ở Hoa Âm, Thiểm Tây, Trung Quốc
  • x
  • t
  • s
Danh sách các sự kiện chính trị, quân sự thời Chiến Quốc
Thời kì đầu
Ba nhà chia Tấn · Biến pháp Lý Khôi · Công chiếm Hà Tây · Ngụy diệt Trung Sơn · Tam Tấn phạt Tề · Trung Sơn phục quốc · Biến pháp Ngô Khởi · Trận chiến Âm Tấn · Họ Điền thay Tề · Thất hùng nổi dậy · Trận chiến Cức Bồ · Hàn diệt Trịnh · Trận chiến Trọc Trạch · Đất Chu chia hai · Biến pháp Thương Ưởng · Vây Ngụy cứu Triệu · Trận chiến Mã Lăng · Hội Từ Châu xưng vương · Sở diệt Việt
Thời kì giữa
Hợp tung-Liên hoành · Đoạt lại Hà Tây · Năm nước xưng vương · Năm nước đánh Tần · Tần diệt Ba, Thục · Trận chiến Kiềm Trung · Tần diệt Nghĩa Cừ · Tề phá Yên · Tranh đoạt cửu đỉnh · Tần Tề xưng đế · Học cung Tắc Hạ · Bách gia chư tử · Hồ phục kị xạ · Trương Nghi lừa Sở · Trận chiến Nghi Dương · Triệu diệt Trung Sơn · Loạn Sa Khâu · Trận chiến Thùy Sa · Trận chiến Hàm Cốc · Trận chiến Y Khuyết · Tề diệt Tống · Chiến tranh Tế Tây · Điền Đan phục quốc · Ngọc họ Hòa về Triệu · Hội minh Thằng Trì · Sở Từ · Phụ kinh thỉnh tội · Công phá Dĩnh Đô · Trang Kiểu khởi sự · Viễn giao cận công · Trận chiến Hoa Dương · Trận chiến Yên Dư · Trận chiến Hình Thành · Đô Giang Yển ·
Thời kì cuối
Chiến Quốc tứ công tử · Đại chiến Trường Bình  · Trận chiến Hạo Đại · Trộm phù cứu Triệu · Không chịu tôn Tần · Diệt Chu dời đỉnh · Trận chiến Hà Ngoại · Hợp tung lần cuối · Mưu sát Tần vương · Gián trục khách thư · Tần diệt sáu nước