Trương Xuân Kiều

Trương Xuân kiều
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện
(Xếp hạng thứ hai)
Nhiệm kỳ
4 tháng 1 năm 1975 – 6 tháng 10 năm 1976
1 năm, 276 ngày
Bí thư Thành ủy Thượng Hải
Nhiệm kỳ
1971 – 1976
Tiền nhiệmTrần Phi Hiển
Kế nhiệmTô Chấn Hoa
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải
Nhiệm kỳ
1967 – 1976
Tiền nhiệmTào Địch Thu
Kế nhiệmTô Chấn Hoa
Thông tin cá nhân
Sinh(1917-02-01)1 tháng 2 năm 1917
Hà Trạch, Sơn Đông, Trung Hoa Dân quốc
Mất21 tháng 4 năm 2005(2005-04-21) (88 tuổi)
Bắc Kinh, Trung Quốc
Nguyên nhân mấtUng thư tuyến tụy

Trương Xuân Kiều (tiếng Trung giản thể: 张春桥; phồn thể: 張春橋; bính âm: Zhāng Chūnqiáo; Wade-Giles: Chang Ch'un-chiao) (1917–21 tháng 4 năm 2005). Ông nguyên là ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc một trong bốn người thuộc tứ nhân bang một thời gian dài làm bất ổn tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời; trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra một cuộc đấu tranh nhằm lật đổ tứ nhân bang; kết quả là Trương Xuân Kiều cùng ba ủy viên bộ chính trị khác là Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên bị bắt với tội danh phản quốc. Ông là một nhà văn ở Thượng Hải thập niên 1930. Sau hội nghị Diên An năm 1938, ông đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông đã trở thành một nhà báo nổi bật ở Thượng Hải phụ trách Giải phóng Nhật báo. Ông đã gặp Giang ThanhThượng Hải và giúp bà triển khai Cách mạng văn hóa.

Tháng 2 năm 1967, ông đã tổ chức Công xã Thượng Hải. Tháng 4 năm 1969, ông được bầu làm ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng và năm 1973 ông đã được bầu vào Thường vụ Bộ chính trị. Tháng 1 năm 1975, ông trở thành Phó thủ tướng thứ hai. Nỗ lực vươn lên chức vụ cao hơn của ông trong Đảng đã chấm dứt khi ông bị bắt giữ vào tháng 10 năm 1976. Ông bị xử tử hình, cùng với Giang Thanh năm 1981 nhưng sau đó đã được giảm án xuống còn chung thân. Giang Thanh mất năm 1991 ngay sau khi được thả do sức khỏe yếu. Ông cũng được thả với lý do tương tự vào tháng 8 năm 2002 và sống ẩn dật ở Thượng Hải.

Tháng 5 năm 2005, người ta thông báo ông đã qua đời do bị ung thư tháng trước đó

Xem thêm

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976)
Các sự kiện chính
Những nhân vật
chủ chốt
Tài liệu
Khái niệm
Nhóm/Tổ chức
Các chủ đề liên quan
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thượng Hải
Bí thư Thành ủy
Nhiêu Thấu Thạch • Trần Nghị • Kha Khánh Thi • Trần Phi Hiển • Trương Xuân Kiều • Tô Chấn Hoa • Bành Xung • Trần Quốc Đống • Nhuế Hạnh Văn • Giang Trạch Dân • Chu Dung Cơ • Ngô Bang Quốc • Hoàng Cúc • Trần Lương Vũ • Hàn Chính (quyền) • Tập Cận Bình • Du Chính Thanh • Hàn Chính • Lý Cường
Chủ nhiệm Nhân Đại
Nghiêm Hựu Dân • Hồ Lập Giáo • Diệp Công Kì • Trần Thiết Địch • Cung Học Bình • Lưu Vân Canh • Ân Nhất Thôi • Tưởng Trác Khánh
Thị trưởng Chính phủ
Trần Nghị • Kha Khánh Thi • Tào Địch Thu • Trương Xuân Kiều • Tô Chấn Hoa • Bành Xung • Uông Đạo Hàm • Giang Trạch Dân • Chu Dung Cơ • Hoàng Cúc • Từ Khuông Địch • Trần Lương Vũ • Hàn Chính • Dương Hùng • Ứng Dũng • Cung Chính
Chủ tịch Chính Hiệp
Kha Khánh Thi • Trần Phi Hiển • Bành Xung • Vương Nhất Bình • Lý Quốc Hào • Tạ Hi Đức • Trần Thiết Địch • Vương Phương Bình • Tưởng Dĩ Nhiệm • Phùng Quốc Cần • Ngô Chí Minh • Đổng Vân Hổ
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.