Thái Bá Vân

Thái Bá Vân (1934 - 1999) là một nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 2/1/1934 tại huyện Đô Lương, Nghệ An.

Tranh sơn dầu Thái Bá Vân của Đinh Quang Tỉnh

Ông tốt nghiệp khoa Sử học nghệ thuật, trường Đại học Karlova, Praha, Tiệp Khắc từ 1955 đến 1961, rồi về công tác tại Viện Mỹ thuật Hà Nội khi vừa mới thành lập năm 1962.

Trở lại Tiệp Khắc làm thực tập viên ưu tú của Viện hàn lâm khoa học Slovaki và đại học Mỹ thuật Bratislava trong năm 1985.

Về nước ông công tác tại viện Mỹ thuật Việt Nam cho đến lúc về hưu 1996. Ông mất năm 1999.

Tác phẩm

Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm TIẾP XÚC VỚI NGHỆ THUẬT do Viện Mỹ thuật Việt Nam ấn hành.

1. Tính lịch sử riêng của nghệ thuật

2. Tiếp xúc với tác phẩm

3. Hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng.

4. Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ

5. Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật

6. Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại

7. Nghệ thuật trừu tượng lịch sử & nghệ thuật trừu tượng thẩm mỹ

8. Điều còn bất công của lịch sử

9. Phần nhân loại trong truyền thống

10. Tiếp xúc của mỹ thuật hiện đại Việt Nam với thế giới

11. Sử học nghệ thuật như 1 hệ thống

12. Con hơn cha là nhà có phúc

13. Nghệ thuật thiền

14. Vasari - cha đẻ của khoa sử học mỹ thuật

15. Tâm hồn Nga

16. Acađêmi Nga

17. Sandaga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ

18. Những khởi điểm của mỹ thuật hiện đại

19. Đọc "Một số nền mỹ thuật thế giới" của Nguyễn Phi Hoanh

20. Tìm một lối nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Ra mắt sách song ngữ của Thái Bá Vân
  • Sách của Thái Bá Vân dạy tôi yêu mến nghệ thuật và nghệ sĩ
  • Thái Bá Vân với Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
  • Thái Bá Vân và hiện tại
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s