Terpsiphone

Terpsiphone
T. bourbonnensis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Monarchidae
Chi (genus)Terpsiphone
Gloger, 1827
Các loài
Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Callaeops
  • Muscipeta
  • Tchitrea
  • Xeocephalus
  • Xeocephus
  • Zeocephus

Terpsiphone là một chi chim trong họ Monarchidae.[1]

Các loài

Chi này chứa 16-17 loài:[2]

  • Thiên đường hung (Terpsiphone cinnamomea). Phân loài T. c. unirufa ở Luzon có thể tách ra thành loài thiên đường Luzon (T. unirufa).[3][4] Phân bố: Philippines.
  • Thiên đường lam (Terpsiphone cyanescens). Phân bố: Philippines.
  • Thiên đường Amur (Terpsiphone incei): Tách từ T. paradisi.[3][4] Phân bố: Từ trung Trung Quốc tới đông bắc Trung Quốc, đông nam Viễn Đông Nga và Bắc Triều Tiên.
  • Thiên đường đuôi đen (Terpsiphone atrocaudata)[5]. Phân bố: Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines.
  • Thiên đường đuôi phướn hay thiên đường Blyth (Terpsiphone affinis):[5] Tách từ T. paradisi.[3][4] Phân loài T. a. floris cũng có thể chia tách tiếp thành loài thiên đường Tiểu Sunda (T. floris). Phân bố: Đông Nam Á, đông bắc Ấn Độ, đông Nepal, quần đảo Nicobar.
  • Thiên đường Mascarene (Terpsiphone bourbonnensis). Phân bố: La Réunion, Mauritius.
  • Thiên đường Ấn Độ (Terpsiphone paradisi). Phân bố: Bắc Afghanistan, Ấn Độ, tây Trung Quốc tới trung Bangladesh, tây nam Myanmar, Sri Lanka.
  • Thiên đường São Tomé (Terpsiphone atrochalybeia). Phân bố: São Tomé.
  • Thiên đường Malagasy (Terpsiphone mutata). Phân bố: Madagascar.
  • Thiên đường Seychelles (Terpsiphone corvina). Phân bố: Quần đảo Seychelles.
  • Thiên đường châu Phi (Terpsiphone viridis). Phân bố: Phổ biến rộng ở châu Phi và bán đảo Ả Rập.
  • Thiên đường huyệt hung (Terpsiphone rufocinerea): Có thể là đồng loài với T. viridis do chúng lai ghép được với nhau và rất giống nhau.[3] Phân bố: Từ nam Cameroon tới đông và trung Cộng hòa Dân chủ Congo và tây bắc Angola.
  • Thiên đường bụng đỏ (Terpsiphone rufiventer). Phân bố: Tây và trung châu Phi.
  • Thiên đường Bedford (Terpsiphone bedfordi). Phân bố: Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
  • Thiên đường Bates (Terpsiphone batesi). Phân bố: Đông và đông trung châu Phi.
  • Thiên đường Annobón (Terpsiphone smithii). Phân bố: Đảo Annobón (trong vịnh Guinea). Tách ra từ T. rufiventer.[6]

Chú thích

  1. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Gill, Frank; Donsker, David biên tập (2018). “Monarchs”. World Bird List Version 8.2. International Ornithologists' Union. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ a b c d Fabre P. -H., M. Irestedt, J. Fjeldså, R. Bristol, J. J. Groombridge, M. Irham & K. A. Jønsson (2012). Dynamic colonization exchanges between continents and islands drive diversification in paradise-flycatchers (Terpsiphone, Monarchidae). J. Biogeogr. 39(10): 1900-1918. doi:10.1111/j.1365-2699.2012.02744.x.
  4. ^ a b c Andersen M. J., P. A. Hosner, C. E. Filardi & R. G. Moyle (2015b). Phylogeny of the monarch flycatchers reveals extensive paraphyly and novel relationships within a major Australo-Pacific radiation. Mol. Phylogenet. Evol. 83: 118-136. doi:10.1016/j.ympev.2014.11.010.
  5. ^ a b Có tại Việt Nam.
  6. ^ Sinclair I. & P. Ryan (2003). "Birds of Africa South of the Sahara". Struik Publishers, Cape Town, Nam Phi. 767 trang. ISBN 9781770076235 (tháng 10/2010) hoặc ISBN 9781770078840 (tháng 8/2011).

Tham khảo

Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại


Hình tượng sơ khai Bài viết Bộ Sẻ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s