Stephen của Anh

Stephen
Vua của Anh
Tại vị22 tháng 12 1135 – 25 tháng 10 1154
Đăng quang22 tháng 12 1135
Tiền nhiệmHenry I hoặc Matilda (tranh chấp)
Kế nhiệmHenry II Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinhk. 1092 hoặc 1096
Blois, Pháp
Mất25 tháng 10 1154
Dover, Kent, Anh
An tángTu viện Faversham, Kent, Anh
Phối ngẫuMathilde I xứ Boulogne
Hậu duệ
Tước hiệuVương tộc
Hoàng tộcNhà Blois
Thân phụStephen, Bá tước xứ Blois
Thân mẫuAdela xứ Normandy

Stephen (k. 1092/6 – 25 tháng 10, 1154), còn thường được gọi là Stephen xứ Blois (theo tiếng Pháp, là Étienne de Blois, về sau là Étienne d'Angleterre), là cháu trai (gọi William I của Anh là ông ngoại) của Chinh phạt vương William. Ông là quốc vương Anh quốc từ năm 1135 đến khi qua đời, và cũng là Bá tước xứ Boulogne trên danh nghĩa của vợ ông. Thời đại của Stephen ghi dấu ấn bởi thời kì hỗn loạn, một cuộc nội chiến với người em gái họ và đối thủ của ông, Hoàng hậu Matilda. Ông được kế vị bởi con trai của Matilda, Henry II (gọi Stephen bằng bác họ), vị vua người Anjou đầu tiên.

Stephen chào đời ở Lãnh địa Bá tước Blois thuộc miền trung nước Pháp; phụ thân của ông, Bá tước Stephen-Henry, chết khi Stephen vẫn còn trẻ, và ông được mẹ của mình, Adela, nuôi nấng đến tuổi thiếu niên. Được đưa vào triều đình của người cậu ruột, Henry I của Anh, Stephen nhận được triều sự trọng vọng và được phong nhiều vùng đất rộng lớn. Ông kết hôn với Matilda xứ Boulogne, người kế thừa các lãnh địa tại KentBoulogne khiến đôi vợ chồng này trở thành một trong những thế lực hùng hậu nhất nước Anh. Stephen suýt chết đuối cùng với con trai của Henry I, William Adelin, trong vụ tai nạn Tàu trắng năm 1120; cái chết của William để lại một khoảng trống trên ngai vàng Anh. Khi Henry I băng hà năm 1135, Stephen nhanh chóng vượt Eo biển Anh với sự trợ giúp của em trai ông Henry xứ Blois, một giáo sĩ quyền lực, chiếm lấy ngai vàng, lập luận rằng việc giữ gìn trật tự của Vương quốc quan trọng hơn là lời tuyên thệ trung thành trước kia của ông với con gái của Henry I, Hoàng hậu Matilda.

Những năm đầu triều Stephen tương đối thành công, dù cho có nhiều cuộc tấn công vào các lãnh địa của ông tại Anh và Normandy bởi David I của Scotland, phiến quân Wales, và phu quân của Hoàng hậu Matilda, Geoffrey xứ Anjou. Năm 1138, anh khác mẹ của Hoàng hậu là Robert xứ Gloucester nổi dậy chống lại Stephen, mở ra đe dọa về cuộc nội chiến. Cùng với người cố vấn thân cận, Waleran de Beaumont, Stephen tiến hành những bước đi mạnh mẽ để bảo vệ ngai vàng, bao gồm cả việc bắt giữ những nhiều thành viên thuộc các gia tộc quyền lực. Tuy nhiên, trong cuộc xâm lược của Hoàng hậu và Robert năm 1139, Stephen không thể nhanh chóng đè bẹp được cuộc nổi dậy, và để mất miền tây nam nước Anh. Bị bắt giữ tại trận Lincoln năm 1141, Stephen bị nhiều thủ hạ bỏ rơi và mất quyền kiểm soát xứ Normandy. Stephen được trả tự do sau khi vợ ông và William xứ Ypres, một trong số các tướng lĩnh của ông, bắt giữ Robert tại trận Winchester, nhưng cuộc chiến vẫn kéo dài qua nhiều năm mà không một bên nào có thể giành được lợi thế sau cùng.

Stephen ngày càng dành mối quan tâm đến nhiệm vụ đảm bảo cho con trai ông Eustace có thể kế thừa ngai vàng. Nhà vua cố gắng thuyết phục Giáo hội đồng ý cho Eustace là người kế vị ông; Giáo hoàng Eugene III từ chối, và Stephen ngày càng vấp phải sự chống đối từ các hiệp sĩ cao cấp dưới quyền của ông. Năm 1153 con trai của Hoàng hậu, Henry FitzEmpress, tấn công nước Anh và xây dựng một liên minh lớn với các nam tước đòi quyền nắm giữ ngai vàng. Quân đội hai bên gặp nhau tại Wallingford, nhưng các nam tước của cả hai phía đều không mấy bận tâm đến cuộc chiến. Stephen bắt đầu suy tính về một hòa ước, điều này được xúc tiến nhanh hơn sau cái chết của Eustace. Cuối năm đó Stephen và Henry ký vào Hiệp ước Winchester, theo đó Stephen công nhận Henry là người kế vị để đổi lấy hòa bình, đứng trên William, con trai thứ hai của Stephen. Stephen qua đời vào năm sau. Các sử gia hiện đại đã có nhiều tranh luận về nhân cách của Stephen, các sự kiện đối ngoại, hay những điểm yếu của lãnh địa Norman góp phần vào thời gian dài của cuộc nội chiến.

Cuộc sống ban đầu (1096–1135)

Thời thơ ấu

Bản đồ màu miêu tả miền bắc nước Pháp đầu thế kỉ XI
Miền bắc nước Pháp vào thời điểm Stephen chào đời

Stephen chào đời ở Blois thuộc nước Pháp, vào năm 1092 hoặc 1096.[1][nb 1] Phụ thân của ông là Stephen-Henry, Bá tước xứ Blois và Chartres, một trong những quý tộc có thế lực tại Pháp, người tham gia tích cực vào cuộc viễn chinh thập tự, ông chỉ có ảnh hưởng trong vài năm đầu đời của Stephen.[2] Trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất Stephen-Henry bị mang tiếng là hèn nhát, và ông trở lại Levant một lần nữa năm 1101 để khôi phục lại danh tiếng; ở đó ông bị giết tại trận Ramlah.[3] Mẫu thân của Stephen, Adela; là con gái của Chinh phạt vương William của Anh và Matilda xứ Flanders, em gái của chủ nhân của công quốc Normandie Robert III Curthose và vua William II của Anh, và chị gái của vua Henry I của Anh; rất nổi tiếng vào đương thời về đạo đức, sự giàu có và tài năng chính trị.[1] Bà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Stephen trong suốt thời trẻ của ông.[4][nb 2]

Nước Pháp vào thế kỉ XII một mớ hỗn độn các lãnh địa bá tước và chính thể nhỏ hơn, dưới sự quản lý lỏng lẻo của Vua Pháp. Quyền lực của nhà vua có liên quan đến sự kiểm soát của ông đối với các tỉnh giàu có ở Île-de-France, nằm ở phía đông lãnh địa Blois của gia đình Stephen.[6] Ở phía tây đặt ra ba quận thuộc hạt Maine, Anjou và Touraine, và về phía bắc Blois là Lãnh địa Công tước Normandy, từ đó mà Chinh phạt vương William đã tiến chiếm nước Anh năm 1066. Các con của William vẫn chiến đấu tranh giành quyền thừa kế hai xứ Anglo-Norman.[7] Các nhà lãnh đạo các khu vực này nói cùng một thứ tiếng, cùng tôn giáo, có quan hệ chặt chẽ với nhau; họ cũng cạnh tranh và nhiều khi mâu thuẫn với nhau, tranh giành lãnh địa và các tòa lâu đài mà họ kiểm soát.[8]

Stephen có ít nhất năm người anh em, bốn trai một gái, có thể còn có thêm hai người chị em khác mẹ.[4] Anh trai trưởng của Stephen là William, người theo nguyên tắc sẽ kế nhiệm cai trị lãnh địa.[3] William có thể bị thiểu năng bẩm sinh, và Adela lấy ngôi thế tử trao lại cho con trai thứ hai của bà, Theobald, người về sau thống lĩnh cả Champagne cũng như Blois và Chartres.[3][nb 3] Stephen còn một người anh nữa, Odo, chết trẻ, có lẽ là vào thời niên thiếu của ông.[4] Em trai ông, Henry xứ Blois, dường như chào đời sau ông bốn năm.[4] Những người anh em này có quan hệ gia đình khăng khít, và Adela khuyến khích Stephen cố gắng trở thành một hiệp sĩ phong kiến, trong khi Henry được định hướng là sẽ tìm công việc ở nhà thờ, có thể vì vậy mà tương lai cá nhân của họ sẽ không giống nhau.[10] Một cách bất thường, Stephen được nuôi dưỡng trong tư gia của mẫu thân chứ không bị gửi cho một người bà con gần; ông được dạy tiếng Latinh và cưỡi ngựa, được chỉ dạy những sự kiện lịch sử gần thời đó và những câu chuyện trong Kinh Thánh bởi gia sư của ông, William the Norman.[11]

Quan hệ với Henry I

A medieval family tree of Stephen's immediate family
Mô tả đường thời về phổ hệ nhà Stephen, với mẫu thân ông Adela ở phía trên, và, từ trái qua phải, William, Theobald và Stephen

Những năm đầu đời Stephen bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan hệ giữa ông với người cậu ruột, Henry I. Henry chiếm giữ đại quyền ở Anh sau cái chết của hoàng huynh William Rufus. Năm 1106 ông xâm chiếm và chiếm được Công quốc Normandy, vốn thuộc kiểm soát của anh trai, Robert Curthose, đánh bại quân của Robert tại trận Tinchebray.[12] Henry sau đó nảy sinh mâu thuẫn với Quốc vương nước Pháp, Louis VI, người nhân cơ hội đó để ủng hộ con trai của Robert là William Clito (cháu đích tôn của Chinh phạt vương William I của Anh) là Quận công xứ Normandy.[13] Henry đáp trả bằng cách thiết lập liên minh với các bá tước miền tây chống lại Louis, kết quả là một cuộc xung đột kéo dài trong suốt những năm đầu đời Stephen.[13] Adela và Theobald quyết định liên minh với Henry, và mẫu thân Stephen quyết định gửi ông đến triều đình của Henry.[14] Henry tham gia chiến dịch tiếp theo ở Normandy, từ 1111, nơi có lực lượng nổi dậy của Robert xứ Bellême nổi lên chống lại ông. Stephen có lẽ đã cùng đi với Henry trong chiến dịch năm 1112, tại đây ông được nhà vua trao danh hiệu hiệp sĩ, và chắc chắn đã có mặt ở triều đình trong chuyến thăm của nhà vua đến Tu viện Saint-Evroul năm 1113.[15] Stephen có thể đến nước Anh lần đầu vào khoảng 1113 đến 1115, sau đó gần như ông trở thành một thành viên trong triều đình Henry.[14]

Con cái

Stephen xứ Blois kết hôn với Matilda xứ Boulogne năm 1125. Họ có những đứa con sau đây:

  1. Eustace (c. 1130 – 1153), người kế vị làm Bá tước Eustace IV xứ Boulogne
  2. Matilda (chết trước 1141), kết hôn với Waleran de Beaumont, Bá tước Worcester thứ nhất
  3. Marie (11331182), kế vị làm Nữ Bá tước Marie I của Boulogne
  4. Baldwin (chết trước 1135)
  5. Adela (chết trước 1146)
  6. William (c. 1137 – 1159), kế vị làm Bá tước William I xứ Boulogne

Vua Stephen còn có một số người con ngoại hôn gồm

  1. Gervase, Giám mục Westminster
  2. Ralph
  3. Americ

Tổ tiên

Tổ tiên của Stephen của Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
16. Odo I, Bá tước Blois
 
 
 
 
 
 
 
8. Odo II, Bá tước Blois
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
17. Bertha xứ Burgundy
 
 
 
 
 
 
 
4. Theobald III, Bá tước Blois
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
18. Robert I của Auvergne
 
 
 
 
 
 
 
9. Ermengarde xứ Auvergne
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Stephen II, Bá tước Blois
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
20. Hugh III của Maine
 
 
 
 
 
 
 
10. Herbert I, Bá tước xứ Maine
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5. Garsinde du Maine
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1. Stephen của Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
24. Richard II, Quận công Normandy
 
 
 
 
 
 
 
12. Robert the Magnificent
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
25. Judith xứ Bretagne
 
 
 
 
 
 
 
6. William I của Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
26. Fulbert xứ Falaise
 
 
 
 
 
 
 
13. Herleva
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Adela xứ Normandy
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
28. Baldwin IV, Bá tước Flanders
 
 
 
 
 
 
 
14. Baldwin V, Bá tước Flanders
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
29. Ogive xứ Luxembourg
 
 
 
 
 
 
 
7. Matilda xứ Flanders
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
30. Robert II của Pháp
 
 
 
 
 
 
 
15. Adela của Pháp, Bá tước phu nhân xứ Flanders
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
31. Constance xứ Arles
 
 
 
 
 
 

Ghi chú

  1. ^ Có những ý kiến bất đồng giữa các sử gia về ngày sinh của Stephen, R. H. Davis cho là 1096, King 1092.[1]
  2. ^ Adela là một trong những ý do chính kiến Stephen-Henry trở lại Levant năm 1101; Edmund King chú thích rằng bà cho chồng "sự khuyến khích tích cực" để trở lại; Christopher Tyerman mô tả một cách có màu sắc hơn là "tiến hành một chiến dịch khủng bố dai dẳng ngay từ phòng ngủ, ở đó, trước khi giao hợp, bà sẽ hối thúc người chồng bị mất uy tín giành lại uy tín bằng cách trở lại Vùng đất Thánh".[5]
  3. ^ Anh của Stephen là William được các sử gia mô tả là "thiếu thống minh "; ông từng nêu một lời tuyên bố kì lạ ở Nhà thờ Chartres sẽ giết các giám mục địa phương. Những khiếm khuyến của ông vẫn chưa được các định rõ ràng.[9]

Chú thích nguồn

  1. ^ a b c Davis, tr.1; King (2010), tr.5.
  2. ^ Davis, tr.1.
  3. ^ a b c Davis, tr.4.
  4. ^ a b c d King (2010), tr.5.
  5. ^ King (2010), tr.7; Tyerman, tr.171.
  6. ^ Duby, tr.192; Barlow, tr.111.
  7. ^ Carpenter, tr.137.
  8. ^ Barlow, tr.111; Koziol, tr.17; Thompson, tr.3.
  9. ^ Davis, tr.4; King (2010), tr.8.
  10. ^ King (2010), tr.5; Davis, tr.5.
  11. ^ King (2010), tr.9; Crouch (2002), p.241.
  12. ^ Huscroft, tr.69.
  13. ^ a b Huscroft, tr.70.
  14. ^ a b King (2010), tr.13.
  15. ^ King (2010), tr.11.

Nguồn

  • Amt, Emilie. (1993) The Accession of Henry II in England: Royal Government Restored, 1149–1159. Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-0-85115-348-3.
  • Barlow, Frank. (1999) The Feudal Kingdom of England, 1042–1216. (5th edition) Harlow, UK: Pearson Education. ISBN 0-582-38117-7.
  • Bennett, Matthew. (2000) "The Impact of 'Foreign' Troops in the Civil Wars of Stephen's Reign," in Dunn, Diana E. S. (ed) (2000) War and society in medieval and early modern Britain. Liverpool: Liverpool University Press. ISBN 978-0-85323-885-0.
  • Blackburn, Mark. (1998) "Coinage and Currency," in King, Edmund. (ed) (1998) The Anarchy of King Stephen's Reign. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820364-0.
  • Bradbury, Jim. (2009) Stephen and Matilda: the Civil War of 1139–53. Stroud, UK: The History Press. ISBN 978-0-7509-3793-1.
  • Carpenter, David. (2004) Struggle for Mastery: The Penguin History of Britain 1066–1284.[liên kết hỏng] London: Penguin. ISBN 978-0-14-014824-4.
  • Chibnall, Marjorie. (2008) "Introduction," in Dalton, Paul and Graeme J. White. (eds) (2008) King Stephen's reign (1135–1154). Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-1-84383-361-1.
  • Coulson, Charles. (1994) "The Castles of the Anarchy," in King, Edmund. (ed) (1998) The Anarchy of King Stephen's Reign. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820364-0.
  • Coss, Peter. (2002) "From Feudalism to Bastard Feudalism," in Fryde, Natalie, Pierre Monnet and Oto Oexle. (eds) (2002) Die Gegenwart des Feudalismus. Göttingen, Germany: Vandenhoeck and Ruprecht. ISBN 978-3-525-35391-2.
  • Crouch, David. (1998) "The March and the Welsh Kings," in King, Edmund. (ed) (1998) The Anarchy of King Stephen's Reign. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820364-0.
  • Crouch, David (2000) The Reign of King Stephen, 1135–1154 Harlow: Longman. ISBN 0-582-22658-9
  • Crouch, David. (2002) The Normans: The History of a Dynasty. London: Hambledon Continuum. ISBN 978-1-85285-595-6.
  • Crouch, David. (2008a) The Beaumont Twins: The Roots and Branches of Power in the Twelfth Century. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-09013-1.
  • Crouch, David. (2008b) "King Stephen and northern France," in Dalton, Paul and Graeme J. White. (eds) (2008) King Stephen's reign (1135–1154). Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-1-84383-361-1.
  • Davis, R. H. C. (1977) King Stephen. (1st edition) London: Longman. ISBN 0-582-48727-7.
  • Duby, Georges. (1993) France in the Middle Ages 987–1460: From Hugh Capet to Joan of Arc. Oxford: Blackwell. ISBN 978-0-631-18945-9.
  • Dyer, Christopher. (2009) Making a Living in the Middle Ages: The People of Britain, 850 – 1520. London: Yale University Press. ISBN 978-0-300-10191-1.
  • Fryde, Natalie, Pierre Monnet and Oto Oexle. (eds) (2002) Die Gegenwart des Feudalismus. Göttingen, Germany: Vandenhoeck and Ruprecht. ISBN 978-3-525-35391-2.
  • Garnett, George and John Hudsdon. (eds) (1994) Law and Government in Medieval England and Normandy: Essays in Honour of Sir James Holt. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-43076-0.
  • Gillingham, John. (1994) "1066 and the Introduction of Chivalry into England," in Garnett, George and John Hudsdon. (eds) (1994) Law and Government in Medieval England and Normandy: Essays in Honour of Sir James Holt. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-43076-0.
  • Green, J. A. (1992) "Financing Stephen's War," Anglo-Norman Studies 14, pp. 91–114.
  • Helmerichs, Robert. (2001) "'Ad tutandos partriae fines': The Defense of Normandy, 1135," in Abels, Richard Philip and Bernard S. Bachrach. (eds) (2001) The Normans and Their Adversaries at War. Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-0-85115-847-1.
  • Holt, J. C. (1998) "1153: The Treaty of Westminster," in King, Edmund. (ed) (1998) The Anarchy of King Stephen's Reign. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820364-0.
  • Huscroft, Richard. (2005) Ruling England, 1042–1217. Harlow, UK: Pearson. ISBN 0-582-84882-2.
  • Kadish, Alon. (1989) Historians, Economists, and Economic History. London: Routledge. ISBN 978-0-415-61388-0.
  • King, Edmund. (2006) "The Gesta Stephani," in Bates, David, Julia C. Crick and Sarah Hamilton. (eds) (2006) Writing Medieval Biography, 750–1250: Essays in Honour of Professor Frank Barlow. Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-1-84383-262-1.
  • King, Edmund. (2010) King Stephen. New Haven, US: Yale University Press. ISBN 978-0-300-11223-8.
  • Koziol, Geoffrey. (1992) Begging Pardon and Favor: Ritual and Political Order in Early Medieval France. New York: Cornell University. ISBN 978-0-8014-2369-7.
  • Mason, Emma. (1996) Westminster Abbey and its people, c.1050-c.1216. Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-0-85115-396-4.
  • Pettifer, Adrian. (1995) English Castles: A Guide by Counties. Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-0-85115-782-5.
  • Ramet, Carlos. (1999) Ken Follett: The Transformation of a Writer. Bowling Green, US: Bowling Green State University Popular Press. ISBN 978-0-87972-798-7.
  • Rielly, Edward J. (2000) "Ellis Peters: Brother Cadfael," in Browne, Ray Broadus and Lawrence A. Kreiser. (eds) (2000) The Detective as Historian: History and Art in Historical Crime. Bowling Green, US: Bowling Green State University Press. ISBN 978-0-87972-815-1.
  • Round, John H. (1888) "Danegeld and the Finance of Domesday," in Dove, P. E. (ed) (1888) Domesday Studies. London: Longmans, Green, and Co. OCLC 25186487.
  • Stringer, Keith J. (1993) The Reign of Stephen: Kingship, Warfare and Government in Twelfth-Century England. London: Routledge. ISBN 978-0-415-01415-1.
  • Stubbs, William. (1874) The Constitutional History of England, I. Oxford: Clarendon Press. OCLC 2653225.
  • Thompson, Kathleen. (2002) Power and Border Lordship in Medieval France: The County of the Perche, 1000–1226. Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-0-86193-254-2.
  • Turner, Richard Charles. Ken Follett: A Critical Companion. Westport, US: Greenwood Press. ISBN 978-0-313-29415-0.
  • Tyerman, Christopher. (2007) God's War: a New History of the Crusades. London: Penguin. ISBN 978-0-14-026980-2.
  • White, Graeme. (1990) "The End of Stephen's Reign," History, LXXV, pp. 3–22.
  • White, Graeme. (1998) "Continuity in Government," in King, Edmund. (ed) (1998) The Anarchy of King Stephen's Reign. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820364-0.
  • White, Graeme. (2000) "Earls and Earldoms during King Stephen's Reign," in Dunn, Diana E. S. (ed) (2000) War and Society in Medieval and Early Modern Britain. Liverpool: Liverpool University Press. ISBN 978-0-85323-885-0.
  • White, Graeme. (2008) "Royal Income and Regional Trends," in Dalton, Paul and Graeme J. White. (eds) (2008) King Stephen's reign (1135–1154). Woodbridge, UK: Boydell Press. ISBN 978-1-84383-361-1.
  • Yoshitake, Kenji. (1988) "The Arrest of the Bishops in 1139 and its Consequences," Journal of Medieval History, 14, pp. 97–114.

Đọc thêm

  • Wikisource logo Tác phẩm được viết bởi hoặc về Stephen ở Wikisource
  • Davies, R. H. C. (1964) "What happened in Stephen's reign 1135–54?", History, 49, pp. 1–12
  • King, Edmund. (1974) "King Stephen and the Anglo-Norman Aristocracy", History, 59, pp. 180–194.
  • King, Edmund. (1984) "The Anarchy of King Stephen's Reign", Transactions of the Royal Historical Society, 5th series, 34, pp. 133–153.
  • King, Edmund. (2000) "Stephen of Blois, count of Mortain and Boulogne", English Historical Review, 115, no. 461, pp. 271–296.
  • Le Patourel, John (1973) "What did not happen in Stephen's reign?", History, 75, pp. 1–17
  • Marritt, Stephen. (2002) "King Stephen and the Bishops", Anglo-Norman Studies, 24, pp. 129–145.
  • Weiler, Bjorn. (2001) "Kingship, usurpation and propaganda in twelfth century Europe: the case of Stephen", Anglo-Norman Studies, 23, pp. 299–326
Stephen của Anh
Nhà Blois
Sinh: , 1092/6 Mất: 25 tháng 10, 1154
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Henry I
Vua của Anh
1135 – 1141
Kế nhiệm
Matilda
giữ chức Phu nhân của người Anh
Quận công Normandy
1135 – 1144
Kế nhiệm
Geoffrey
Tiền nhiệm
Matilda
giữ chức Phu nhân của người Anh
Vua của Anh
1141 – 1154
Kế nhiệm
Henry II
Tiền nhiệm
Eustace III
Bác tước Boulogne
1125 – 1147
với Matilda I
Kế nhiệm
Eustace IV
  • x
  • t
  • s
Anglo-Saxon Anh
927–1066
Vương quốc Anh
1066–1649
Bảo hộ công của
Đệ Nhất Cộng hòa Anh 1653–1659
Vương quốc Anh
1660–1707
  • I Cũng là quân chủ Ireland
  • S Cũng là quân chủ Scotland
  • Tên những người đang bị tranh cãi được in nghiêng
  • x
  • t
  • s
Nhà Normandy
911 - 1135
  • Rollo - Kẻ thống trị khởi đầu* (911 - 928)
  • William I* (928 - 943)
  • Richard I* (943 - 996)
  • Richard II (996 - 1026)
  • Richard III (1026 - 1027)
  • Robert I (1027 - 1035)
  • Vua hoặc hoàng đế William II - Kẻ chinh phục (1025 - 1087)
  • Robert II (1087 - 1106)
  • Vua hoặc hoàng đế Henry I (1106 - 1135)
  • William III
Nhà Blois
1135 - 1144
Vua hoặc hoàng đế Stephen của Anh (1135 - 1144)
Vương tộc Plantagenet
1144 - 1259
Vương tộc Valois
(lãnh địa thuộc Pháp)
  • Kiêm nhiệm Bá tước Rouen • Vua hoặc hoàng đế đồng thời là Vua Anh tức Vua Pháp

Bản mẫu:Công tước Norman

Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 6005326
  • BNE: XX960520
  • BNF: cb12517564t (data)
  • GND: 118798693
  • ISNI: 0000 0000 6700 5181
  • LCCN: n50047291
  • NKC: jn20000728725
  • NLP: a0000003616765
  • PLWABN: 9810652081305606
  • SELIBR: 212792
  • SUDOC: 034418121
  • VIAF: 265656958
  • WorldCat Identities: lccn-n50047291