Sông Kiềm

Bản đồ hệ thống sông Châu Giang, Kiềm giang tại đây ghi là Qian

Sông Kiềm (tiếng Trung: 黔江, Hán-Việt: Kiềm giang) là tên gọi một đoạn ở trung du sông Tây Giang. Từ thời nhà Đường về trước, người ta gọi nó là Đàm thủy, Ngân thủy. Từ thời nhà Tống trở đi gọi là Kiềm thủy, Kiềm giang.

Sông Kiềm bắt nguồn từ của khẩu Tam Giang tại huyện Tượng Châu, địa cấp thị Lai Tân, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và chảy qua huyện Vũ Tuyên (cũng thuộc địa cấp thị Lai Tân) và hợp lưu với sông Úc (Úc giang) tại huyện Quế Bình (địa cấp thị Quý Cảng) để tạo thành Tầm giang. Tổng chiều dài 122 km, diện tích lưu vực 2.210 km², các chi lưu có sông Liễu, sông Mã Lai cùng 7 chi lưu nhỏ khác. Sông Kiềm đi qua trung tâm huyện Vũ Tuyên khoảng 44 km thì tới hẻm núi Đại Đằng với độ sâu tối đa về mùa khô đạt 85 m, là khu vực sâu nhất của Tây Giang.

Hệ thống sông Tây Giang

Hệ thống sông Tây Giang
Hạ Giang (贺江) Tây Giang (西江)
Li Giang (漓江) Quế Giang (桂江)
sông Bắc Bàn (北盘江) sông Hồng Thủy (红水河) Kiềm Giang (黔江) Tầm Giang (浔江)
sông Nam Bàn (南盘江)
Dung Giang (融江) Liễu Giang (柳江)
Long Giang (龙江)
Hữu Giang (右江) Ung Giang (邕江) Úc Giang (郁江)
Tả Giang (左江)
  • x
  • t
  • s
Sông ngòi Trung Quốc: Hệ thống sông Châu Giang
Tây Giang
Bắc Giang
  • Trình giang
  • Vũ giang
  • Nam thủy
  • Ổng giang
  • Liên giang
  • Bà giang
  • Tân giang
  • Tuy giang
Đông Giang
  • Tân Phong giang
  • Thu Hương giang
  • Tây Kỳ giang
  • Tăng giang
Đồng bằng châu thổ Châu Giang
  • Lưu Khê hà
  • Đàm giang

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s