Pons Aemilius

Pons Aemilius
Các vòm còn lại của Pons Aemilius, nằm ở giữa Tiber
Vị tríRome, Ý
Tuyến đườngkết nối Forum Boarium-Trastevere
Bắc quaTiber
Tọa độ41°53′22″B 12°28′46″Đ / 41,88944°B 12,47944°Đ / 41.88944; 12.47944
Tên chính thứcPonte Rotto
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầucầu vòm
Vật liệuĐá
Số nhịp7 nhịp
Lịch sử
Khởi công179 TCN (cầu đá đầu tiên)
Hoàn thành142 TCN (cầu đá đầu tiên)
Vị trí
Map

Pons Aemilius (tiếng Ý: Ponte Emilio), ngày nay được gọi là Ponte Rotto, là cây cầu vòm La Mã bằng đá cổ nhất ở Rome, Ý.[1][2] Ban đầu cầu xây bằng gỗ, nó đã được xây dựng lại bằng đá vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Nó kéo dài Tiber, kết nối từ Forum Boarium đến Trastevere; một vòm cầu duy nhất nằm ở giữa sông là tất cả những gì còn sót lại cho đến ngày nay, vì vậy nó còn có tên Ponte Rotto ("Cây cầu gãy").

Lịch sử

Các trụ cầu cổ nhất có lẽ đã được đặt khi đường Via Aurelia được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.[3] Theo Titus Livius, có thể đã tồn tại một cây cầu ở cùng vị trí với Pons Aemilius vào năm 192 trước Công nguyên. Cây cầu lần tiên được chính thức xây dựng dưới quyền quản lý của một quan chức là Marcus Fulvius Nobilior vào năm 179 trước Công nguyên[4] (mặc dù nó không được hoàn thành cho đến năm 151 trước Công nguyên).[5] Các trụ cầu được đặt đầu tiên, sau đó các vòm của nó được Scipio Aemilianus và L. Mummius xây dựng vào năm 142 trước Công nguyên.[4][6]

Cây cầu đã được sử dụng trong vài trăm năm, sau đó được sửa chữa và xây dựng lại bởi cả Augustus,[7] và sau đó bởi Hoàng đế Probus vào năm 280 sau Công nguyên.[5]

Ponte Rotto (1690) vẽ bởi Van Wittel, cho thấy thiệt hại do lũ lụt nghiêm trọng.

Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, cây cầu đã bị hư hại nhiều lần do lũ lụt, mỗi trận lũ tàn phá một phần công trình cầu. Khiến cầu đã bị hư hại nặng nề đầu tiên vào năm 1230 sau Công nguyên, sau đó nó được xây dựng lại bởi Giáo hoàng Gregory XI.

Sau đó, cây cầu bị hư hại nghiêm trọng hơn bởi trận lụt xảy ra vào năm 1557, nhưng một lần nữa được xây dựng lại bởi Giáo hoàng Gregory XIII; tàn tích của cây cầu ngày nay vẫn còn khắc chữ Latin chi tiết về việc cải tạo cây cầu của Gregory XIII.[5][8]

Trận lũ lụt vào năm 1575 và 1598 đã hủy hoại một nửa phía đông cầu, dẫn đến việc nó bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ.[5][9] Trong nhiều năm, nó được sử dụng như một bến tàu đánh cá.[10]

Vào năm 1853, Giáo hoàng Pius IX cho sửa chữa cây cầu để nối với đất liền bằng việc xây dựng thêm các vật liệu sắt, nhưng kim loại nặng làm suy yếu tính toàn vẹn cấu trúc của đá.[5][10] Nửa còn lại đã bị phá hủy vào năm 1887 để nhường chỗ cho Ponte Palatino, phế tích cầu chỉ còn lại một vòm duy nhất cho đến ngày nay.[9]

Ảnh

  • Cầu vào ban ngày.
    Cầu vào ban ngày.
  • Cầu vào ban đêm.
    Cầu vào ban đêm.
  • Cầu vào năm 1875.
    Cầu vào năm 1875.
  • Bức tranh về cầu vẽ vào năm 1880 của Ettore Roesler Franz.
    Bức tranh về cầu vẽ vào năm 1880 của Ettore Roesler Franz.

Tham khảo

  1. ^ Samuel Ball Platner (hoàn thành và sửa đổi bởi Thomas Ashby): A Topographical Dictionary of Ancient Rome tr 397‑398, London: Oxford University Press, 1929.
  2. ^ “Pons Aemilius”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ Claridge (2010), tr. 258.
  4. ^ a b Livy 40.51.4
  5. ^ a b c d e Forney & Hobart (1892), tr. 117.
  6. ^ Boardman (2007), tr. 19–20.
  7. ^ Balance (1951), tr. 99, chú giải 72.
  8. ^ Lansford (2011).
  9. ^ a b Platner (1929), tr. 397–8.
  10. ^ a b “Broken Bridge”. Virtual Roma. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2014.

Nguồn

  • Balance, M. H. (1951). “The Roman Bridges of the Via Flaminia”. British School at Rome. JSTOR 40310491. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) (cần đăng ký mua)
  • Boardman, Jonathan (2007). Rome: A Cultural History. Northampton, MA: Interlink Publishing. ISBN 9781566567114 – qua Google Books.
  • Claridge, Amanda (2010). Rome: An Oxford Archaeological Guide. Oxford, UK: Oxford University Press. ISBN 9780199546831 – qua Google Books.
  • Forney, M. N.; Hobart, Frederick biên tập (1892). “The Palatine Bridge at Rome”. The Railroad and Engineering Journal. 66 (3): 117–118. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018 – qua Google Books.
  • Lansford, Tyler. The Latin Inscriptions of Rome: A Walking Guide. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press. ISBN 9781421403250. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2014 – qua Google Books.
  • O’Connor, Colin (1993). Roman Bridges. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 9780521393263.
  • Platner, Samuel (1929). “Pons Aemilius”. A Topographical Dictionary of Ancient Rome. Oxford, UK: Oxford University Press. tr. 397–8 – qua Đại học Chicago.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Ponte Rotto tại Wikimedia Commons

  • Pons Aemilius trên trang Structurae
  • The Waters of Rome: Tiber River Bridges and the Development of the Ancient City of Rome Lưu trữ 2008-09-16 tại Wayback Machine
  • High-resolution 360° Panoramas and Images of Pons Aemilius | Art Atlas
  • x
  • t
  • s
Anh
  • Cầu Chesters
  • Cầu La Mã Pierce
  • Pons Aelius
Cầu La Mã (Vaison-la-Romaine)
Pont du Gard
Ponte St. Angelo
Cầu Alcántara
Cầu máng Segovia
Pháp
  • Pont Ambroix
  • Pont de Bornègre
  • Pont Flavien
  • Pont du Gard
  • Pont Julien
  • Pont sur la Laye
  • Pont des Marchands
  • Pont Serme
  • Cầu La Mã (Saint-Thibéry)
  • Cầu La Mã (Vaison-la-Romaine)
Đức
  • Cầu sông Rhein của Caesar
  • Cầu La Mã (Trier)
Iran
  • Band-e Kaisar
Ý
  • Pons Aemilius
  • Pons Agrippae
  • Ponte Altinate
  • Pons Cestius
  • Pons Fabricius
  • Pons Neronianus
  • Pons Probi
  • Pons Sublicius
  • Pont d'Aël
  • Pont de Pierre (Aosta)
  • Pont-Saint-Martin
  • Ponte d'Augusto (Narni)
  • Ponte di Tiberio (Rimini)
  • Ponte Corvo
  • Ponte del Gran Caso
  • Ponte Milvio
  • Ponte Molino (Padua)
  • Ponte Nomentano
  • Ponte Pietra (Verona)
  • Ponte di Pioraco
  • Ponte di Quintodecimo
  • Ponte Salario
  • Ponte San Lorenzo
  • Ponte Sant'Angelo
  • Cầu Susegana
Lebanon
  • Cầu Leontes
Bồ Đào Nha
  • Ponte de Rubiães
  • Ponte Nova da Cava da Velha
  • Cầu La Mã (Chaves)
Romania
Tây Ban Nha
Syria
  • Cầu tại Nimreh
  • Cầu Gemarrin
  • Cầu Kharaba
Thổ Nhĩ Kỳ
  • Cầu Aesepus
  • Cầu Arapsu
  • Cầu tại Oinoanda
  • Cầu Constantine (Mysia)
  • Cầu Eurymedon (Aspendos)
  • Cầu Eurymedon (Selge)
  • Cầu Karamagara
  • Cầu Kemer
  • Cầu Limyra
  • Cầu Misis
  • Cầu Macestus
  • Cầu Nysa
  • Cầu Penkalas
  • Cầu Pergamon
  • Cầu Sangarius
  • Cầu Severan
  • Taşköprü (Adana)
  • Valens Aqueduct
  • Cầu Trắng (Mysia)
  • Danh sách Cầu La Mã cổ đại