Phạm Dương

Trác (tiếng Trung: 涿) hay Phạm Dương (tiếng Trung: 范陽) là một đơn vị hành chính cổ đại cấp quận thuộc thành phố Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay.

Tên gọi

Tên gọi Trác được đặt tên dựa trên ấp Trác (涿邑) của nước Yên thời nhà Chu (thuộc địa cấp thị Trác Châu, tỉnh Hà Bắc ngày nay). Cái tên Trác xuất phát từ sông Trác (涿水; Trác Thủy), bắt nguồn từ núi Trác Lộc (涿鹿山; đông nam địa cấp thị Trác Lộc, tỉnh Hà Bắc). Tương truyền, Hoàng Đế giao chiến với Xi Vưu ở Trác Lộc, đuổi chém được Xi Vưu ở Trung Ký (中冀; cũng thuộc Trác Châu).

Tên gọi Phạm Dương xuất hiện từ thời Tần, do vùng đất này nằm ở phía bắc của sông Phạm (范水; Phạm Thủy). Huyện được đặt vào năm 226 TCN thời Tần Thủy Hoàng (thuộc huyện Định Hưng, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc). Năm 208 TCN, Vũ Thần đánh đất Triệu, huyện lệnh Phạm Dương là Từ Công (zh) đầu hàng, tôn Vũ Thần làm Triệu vương.

Lịch sử

Năm 202 TCN, thời Hán Cao Tổ, lập tách một phần các quận Quảng Dương, Cự Lộc và Hằng Sơn để lập quận Trác, quản hạt 21 huyện (7 hầu quốc) bao gồm hai huyện Trác và Phạm Dương. Năm 106 TCN, quận Trác thuộc U Châu, quản hạt 29 huyện (13 hầu quốc). Quận trị là huyện Trác, vốn là ấp Trác thời Chiến Quốc.

Năm 9, Vương Mãng nhà Tân đổi tên quận Trác thành quận Viên Hàn (垣翰郡). Nhà Đông Hán thành lập, đổi về tên cũ.

Năm 226, thời Tam Quốc, lo ngại ảnh hưởng của Lưu Bị (người quận Trác), Ngụy Văn đế Tào Phi đổi tên quận thành Phạm Dương, nhưng trị sở vẫn là huyện Trác.

Năm 265, nhà Tấn thành lập, lấy quận Phạm Dương làm đất phong của Phạm Dương vương Tư Mã Tuy (zh), con thứ ba của Đông Vũ Thành hầu Tư Mã Quỳ (em trai Tấn công Tư Mã Ý). Nước Phạm Dương quản 7 huyện (hầu quốc): Trác, Lương Hương (良鄉), Phương Thành (方城), Trường Hương (長鄉), Tù (遒), Cố An (故安), Phạm Dương, Dung Thành (容城).

Thời Đông Tấn và Nam Bắc triều, Phạm Dương lần lượt thuộc Hậu Triệu, Tiền Yên, Tiền Tần, Hậu Yên. Năm 399, Phạm Dương thuộc Bắc Ngụy, quản hạt 6 huyện : Trác, Phương Thành, Trường Hương (萇鄉), Tù, Cố An (固安), Phạm Dương, Dung Thành.

Năm 583, Tùy Văn Đế xóa bỏ quận Phạm Dương, các huyện do U Châu trực tiếp quản lý. Năm 607, Tùy Dạng Đế đổi U Châu thành quận Trác, quản hạt 9 huyện: Kế (薊), Lương Hương, An Thứ (安次), Trác, Cố An, Ung Nô (雍奴), Xương Bình (昌平), Hoài Nhung (懷戎), Lộ (潞). Huyện Tù vốn là huyện Phạm Dương đổi tên năm 581.

Năm 618, nhà Đường xóa bỏ quận Trác, đổi lại thành U Châu. Năm 642, huyện Trác đổi tên thành Phạm Dương. Năm 742, Đường Huyền Tông đổi U Châu thành quận Phạm Dương, quản hạt 11 huyện: Kế, Lộ, Vũ Thanh (武清), Phạm Dương, Lương Hương, Xương Bình (昌平), Vĩnh Thanh (永清), An Thứ, Cố An, Quy Nghĩa (歸義), Quảng Ninh (廣寧). U Châu tiết độ sứ cũng đổi thành Phạm Dương tiết độ sứ.

Năm 756, An Lộc Sơn thành lập nước Yên, đổi Phạm Dương thành phủ. Năm 757, tướng Yên là Sử Tư Minh hàng Đường, đổi phủ thành quận như cũ. Năm 758, quận Phạm Dương lại bị xóa bỏ, đổi thành U Châu như trước. Phạm Dương tiết độ sứ cũng đổi tên thành Lư Long tiết độ sứ.

Danh nhân

Tham khảo

Chú thích

  • x
  • t
  • s
Hành chính Đông Hán
Phân cấp
Quận, Quốc, Đô hộ phủ
Tư Lệ
Tam Phụ
Kinh Triệu • Hữu Phù Phong • Tả Phùng Dực • Tả Nội Sử • Hán Hưng (Hán An)¹
Tam Hà
Hà Nam • Hà Nội • Hà Đông • Hoằng Nông
Dự Châu
Dĩnh Xuyên • Nhữ Nam • Lương • Bái • Trần (Hoài Dương) • Lỗ • Tiếu¹
Ký Châu
Ngụy • Cự Lộc • Thường Sơn • Trung Sơn • An Bình (Tín Đô, Nhạc Thành) • Hà Gian • Cam Lăng (Thanh Hà) • Triệu (Hàm Đan) • Bột Hải • Cao Dương • Quảng Xuyên¹ • Quảng Bình¹ • Bác Lăng¹
Duyện Châu
Trần Lưu • Đông • Đông Bình • Nhiệm Thành • Thái Sơn • Sơn Dương • Tế Âm • Tế Bắc
Từ Châu
Đông Hải • Lang Gia • Bành Thành (Sở) • Quảng Lăng • Hạ Phi (Lâm Hoài) • Lợi Thành¹ • Thành Dương¹ • Đông Hoản¹ • Đông An¹ • Đông Thành¹ • Doanh¹
Thanh Châu
Tế Nam • Bình Nguyên • Lạc An (Thiên Thừa) • Bắc Hải • Đông Lai • Tề • Lạc Lăng¹ • Trường Lăng¹
Kinh Châu
Nam Dương • Nam • Giang Hạ • Linh Lăng • Quế Dương • Vũ Lăng • Trường Sa • Chương Lăng¹ • Nam Hương¹ • Tương Dương¹ • Nghi Đô (Lâm Giang, Tây Lăng)¹ • Tân Thành¹ • Hán Xương¹ • Cố Lăng¹
Dương Châu
Cửu Giang • Đan Dương • Lư Giang (Lục An) • Cối Kê • Ngô • Dự Chương • Tân Đô¹ • Lâm Xuyên¹ • Bà Dương¹ • Lư Lăng¹ • Bành Trạch¹
Ích Châu
Hán Trung (Hán Ninh) • Ba (Ba Tây¹) • Quảng Hán • Thục • Kiền Vi • Tang Kha • Việt Tây • Ích Châu • Vĩnh Xương • Quảng Hán thuộc quốc (Âm Bình¹) • Đãng Cừ • Thục quận thuộc quốc (Hán Gia¹) • Kiền Vi thuộc quốc (Chu Đề¹) • Ba Đông thuộc quốc¹ • Thượng Dung¹ • Phòng Lăng¹ • Vĩnh Ninh (Ba)¹ • Cố Lăng¹ • Tử Đồng¹ • Vấn Sơn¹ • Giang Dương¹
Lương Châu
Lũng Hữu
Lũng Tây • Hán Dương (Thiên Thủy) • Vũ Đô • Kim Thành • An Định • Bắc Địa • Nam An¹ • Tân Bình¹ • Vĩnh Dương¹ • Tây Bình¹
Hà Tây
Vũ Uy • Trương Dịch • Tửu Tuyền • Đôn Hoàng • Trương Dịch thuộc quốc • Trương Dịch Cư Diên thuộc quốc (Tây Hải¹) • Tây¹
Tịnh Châu
Thái Nguyên • Thượng Đảng • Thượng • Tây Hà • Ngũ Nguyên • Vân Trung • Nhạn Môn • Định Tương • Sóc Phương • Tân Hưng¹ • Lạc Bình¹
U Châu
Quảng Dương • Trác • Đại • Thượng Cốc • Ngư Dương • Hữu Bắc Bình • Liêu Tây • Liêu Đông • Lạc Lãng • Huyền Thố • Liêu Đông thuộc quốc
Giao Châu
Nam Hải • Thương Ngô • Hợp Phố • Úc Lâm • Giao Chỉ • Cửu Chân • Nhật Nam • Cao Lương¹
Ung Châu¹
Vũ Uy • Trương Dịch • Tửu Tuyền • Đôn Hoàng • Tây Hải¹ • Tây Bình¹ • Tây¹
Tây Vực
Tây Vực Đô hộ phủ→Tây Vực Trưởng sử phủ
Chú thích 1: Đơn vị hành chính thành lập sau năm 184.