Người Nguyên Mưu

Người Nguyên Mưu
Khoảng thời gian tồn tại: Early Pleistocene, 1.7 triệu năm trước đây
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
Casts of the teeth of Yuanmou Man
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Hominidae
Phân họ: Homininae
Tông: Hominini
Chi: Homo
Loài:
Phân loài:
H. e. yuanmouensis
Trinomial name
Homo erectus yuanmouensis
Hu et al., 1973
Răng người Nguyên Mưu
Công cụ đá của người Nguyên Mưu

Người Nguyên Mưu hay người đứng thẳng Nguyên Mưu, trước đây còn gọi là người vượn Nguyên Mưu (tiếng Hoa giản thể: 元谋人/元谋直立人/元谋猿人; truyền thống: 元謀人/元謀直立人/元謀猿人; bính âm: Yuánmóu Rén/Yuánmóu Zhílí Rén/Yuánmóu YuánRén), danh pháp khoa học: Homo erectus yuanmouensis[1], đề cập đến một thành viên của giống Homo có di cốt hai răng cửa, được phát hiện gần thôn Thượng Na Bạng, huyện Nguyên Mưu ở phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sau đó đã phát hiện và khai quật tại di chỉ các hiện vật bằng đá, mảnh xương động vật,... cho thấy dấu hiệu của con người và tro từ lửa trại.

Việc xếp người Nguyên Mưu vào loài Homo erectus dựa trên sự tương tự của nó với người Bắc Kinh tìm thấy ở Chu Khẩu Điếm.

Các hóa thạch đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Phát hiện

Di cốt người Nguyên Mưu được nhà địa chất Tiền Phương (钱方) của Viện Nghiên cứu Cơ học Địa chất phát hiện vào ngày 01/05/1965.

Xác định niên đại

Độ tuổi của mẫu vật hiện không rõ ràng, do vị trí chính xác của chúng tại di chỉ trong cuộc khai quật năm 1973 không thể được tái tạo một cách chắc chắn[2][3] tại Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc (tiếng Hoa: 中国科学院古脊椎动物与古人类研究所).

Dựa theo định tuổi bằng cổ địa từ của đá có mặt tại di chỉ, thì tuổi được ước tính ban đầu của những hóa thạch là khoảng 1,7 Ma (Mega annum, triệu năm). Số liệu này dẫn đến nó được coi là đại diện hóa thạch đầu tiên của tổ tiên con người tìm thấy ở Trung QuốcĐông Nam Á[4]. Nó đã từng được cho là có thể có trước cả "người Vu Sơn", nhưng di cốt này đã bị loại ra vì là loài đười ươi (Ponginae).

Tuy nhiên Geoffrey Pope gián tiếp nghi vấn số liệu định tuổi này, bởi nó không phù hợp với các bằng chứng về sự xuất hiện của họ người ở châu Á trước 1 Ma[5]. Hiện vẫn còn ý kiến mâu thuẫn nhau về độ tuổi của thành hệ Nguyên Mưu và người vượn Nguyên Mưu. You et al. (1978) cho rằng Đoạn 4 ở phần trên của thành tạo là giữa Pleistocen, và cần được chỉ định là thành hệ Shangnabang, trong khi các trầm tích tiếp xúc tại Shagou chứa Enhydriodon cf. falconeri nên cần được xếp vào thành hệ Shagou với tuổi Pliocen.[6]

Dựa trên các hóa thạch động vật gần đó có tuổi được xác định tin cậy, đối chiếu với các lớp đất đã được sắp xếp lặp đi lặp lại, thì tuổi của tầng chứa di cốt là ít hơn 900 Ka (Kilo annum, ngàn năm)[5]. Các ước tính khác dựa trên lịch sử phát tán Homo erectus ở châu Á, dựa trên các công cụ tạo tác, thì cho ra độ tuổi chỉ cỡ 600-500 Ka.

Tham khảo

  1. ^ C. Hu: Ape-man teeth from Yuanmou, Yunnan. Acta Geologica Sinica, Vol. 1, 1973, p. 65–71
  2. ^ Peter Brown. Chinese Middle Pleistocene hominids and modern human origins in east Asia. Trong: Lawrence Barham & Kate Robson Brown (chủ biên): Human Roots. Africa and Asia in the Middle Pleistocene. Western Academic & Specialist Publishers, Bristol 2001, tr. 137-138, ISBN 978-0953541843, Toàn văn (PDF; 3,5 MB)
  3. ^ Yuanmou. (kèm hình) Tổng quan của GS. Peter Brown, Chair of Palaeoanthropology, School of Human and Environmental Studies
  4. ^ Pu, L; Fang, C; Hsing-Hua, M; Ching-Yu, P; Li-Sheng, H; Shih-Chiang, C (1977). “Preliminary study on the age of Yuanmou man by palaeomagnetic technique”. Scientia Sinica. 20 (5): 645–64. PMID 339347.
  5. ^ a b Geoffrey G. Pope: Evidence on the age of the Asian Hominidae. Trong: Proceedings of the National Academy of Sciences PNAS, Quyển 80, Số 16, 1983, tr. 4988–4992, Fulltext (PDF; 1,1 MB)
  6. ^ Qian F, Li Q, Wu P, Yuan S, Xing R, Chen H, Zhang H (1991). Lower Pleistocene, Yuanmou Formation: Quaternary Geology and Paleoanthropology of Yuanmou Lưu trữ 2010-05-29 tại Wayback Machine, Yunnan, China. Beijing: Science Press, tr. 17-50

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Phân loại
(Hominini)
Tổ tiên
chung
gần nhất
Cận tông
Australopithecina
Ardipithecus
  • A. kadabba
  • A. ramidus
Australopithecus
Paranthropus
Người và
người
sơ khai
(Homo)
Người
sơ khai
Homo
erectus
Người
cổ xưa
Người
hiện đại
Homo
sapiens
Tổ tiên
Mô hình
giả thuyết
Tổng quan
  • Săn bắt
  • Hái lượm
  • Chạy bền
  • Vượn thủy sinh
  • Chọn lọc giới tính
  • Tự thuần hóa
Cụ thể
  • Chế độ ăn
    • Nấu ăn
    • Mô tốn kém
    • Định cư bờ biển
    • Khỉ say
  • Hành vi
    • Vượn sát thủ
    • Mắt hợp tác
  • Vòng đời
    • Bà cố
    • Phụ quyền
Theo
chủ đề
  • Đi đứng bằng hai chân
  • Khung xương
  • Cơ bắp
  • Màu da
  • Tóc
  • Điều hòa thân nhiệt
  • Tiếng nói
  • Ngôn ngữ
  • Trí thông minh
  • Vai trò giới tính
Nguồn gốc
người
hiện đại
Niên biểu
Khác
  • Nhà lý thuyết
  • Sách báo
  • Hóa thạch
  • Nhân học tiến hóa
  • Thể loạiThể loại
  • Trang Commons Commons
  • Cổng thông tinCổng thông tin sinh học tiến hóa