Nam Yên

Tiêu bản này là một phần của
loạt bài Ngũ Hồ thập lục quốc.
Thập lục quốc
Thành Hán (303/304-347)
Hán Triệu (304-329)
Hậu Triệu (319-350)
Tiền Lương (324-376)
Tiền Yên (337-370)
Tiền Tần (351-394)
Hậu Tần (384-417)
Hậu Yên (384-409)
Tây Tần (385-431)
Hậu Lương (386-403)
Nam Lương (397-414)
Nam Yên (398-410)
Tây Lương (400-420)
Bắc Lương (401-439)
Hạ (407-431)
Bắc Yên (409-436)
Không đưa vào
Thập lục quốc
Cừu Trì (184?-555?)
Đoàn (250-338)
Vũ Văn (260-345)
Đại (315-376)
Nhiễm Ngụy (350-352)
Tây Yên (384-394)
Địch Ngụy (388-392)
Tây Thục (405-413)

Nhà Nam Yên (398 – 410) là nhà nước trong thời Ngũ Hồ Thập lục quốc do Mộ Dung Đức chiếm đông Sơn Đông thành lập nhà Nam Yên.

Lịch sử

Hiếu Vũ Đế Mộ Dung Đức (336-405) là con Mộ Dung Hoảng, khai quốc Hoàng đế Tiền Yên, em trai Mộ Dung Thùy, khai quốc Hoàng đế Hậu Yên. Khi Tiền Yên mất (370), Phù Kiên phong Mộ Dung Đức làm Thái thú quận Trương Dịch[1]. Lúc Mộ Dung Thùy lập nước Hậu Yên, phong cho Mộ Dung Đức làm Phạm Dương Vương.

Năm 396, Mộ Dung Thuỳ mất, Mộ Dung Bảo lên ngôi, cử Mộ Dung Đức trấn giữ Nghiệp Thành. Tháng 1/398, khi Bắc Ngụy công phá Nghiệp Thành, lực lượng Hậu Yên hỗn loạn, các tông thất nhân biến loạn tranh nhau xưng hiệu. Mộ Dung Đức bức tử vua Hậu Yên mới là Mộ Dung Lân, dẫn bộ hạ về phương Nam, không thể liên hệ được với Mộ Dung Bảo. Mộ Dung Đức đến Hoạt Đài (Hoạt Đài, Hà Nam), tự xưng Yên Vương, kiến đô tại đây. Nghe tin Mộ Dung Bảo bị giết (398), Đức bèn chiếm lấy vùng Hoài Bắc, giáp với Đông Tấn, xưng làm Nam Yên Vương.

Tháng 7/399, ông đánh chiếm Quảng Cố, thủ phủ Thanh Châu[2], năm sau lấy nơi này làm kinh đô, tự xưng Hoàng đế, đổi tên thành Mộ Dung Bị Đức. Trong khi đó con Mộ Dung Bảo là Mộ Dung Thịnh cũng chạy lên Long Thành - nơi phát tích cũ của Tiền Yên - duy trì sự tồn tại của Hậu Yên.

Trên thực tế Nam Yên và Bắc Yên đều rất nhỏ bé, không có đủ thực lực để tái lập sự hùng mạnh của Tiền Yên.

Địa chủ Hán tộc ở trong đất Nam Yên có thế lực khá mạnh, họ che giấu một số lớn hộ khẩu để né tránh tô thuế. Chính phủ Nam Yên kiểm tra số hộ khẩu trốn tránh ấy, dẫn đến bị địa chủ Hán tộc bất mãn dữ dội. Ngoài ra tô thuế của Nam Yên phiền phức, lao dịch nặng nề, nhân dân không chịu đựng nổi, vì vậy mâu thuẫn giai cấp hết sức nghiêm trọng. Mộ Dung Đức chết năm 405.

Mối liên hệ của các triều Yên quốc Mộ Dung

Bắc Hải vương Mộ Dung Siêu (385-410) là cháu Mộ Dung Đức (con Bắc Hải Vương Mộ Dung Nạp) ở ngôi được 6 năm. Tháng 2/410, tướng Đông TấnLưu Dụ công phá Kinh đô Quảng Cố. Thượng thư Duyệt Thọ mở cửa thành đầu hàng. Mộ Dung Siêu và 3.000 quan lại quý tộc Nam Yên bị quân Đông Tấn bắt sống, giải về Kiến Khang[3], sau bị chém đầu. Nam Yên bị diệt vong, tồn tại 13 năm.

Các vua Nam Yên

Thế phả
nhận nuôi
Mạc Hộ Bạt
?-220-245
Mộ Dung Mộc Diên
?-245-271
Mộ Dung Thiệp Quy
?-271-283
Mộ Dung San
?-283-285
Mộ Dung Thổ Dục Hồn
?-k.317
Yên Vũ Tuyên Đế
Mộ Dung Hối
269-307-333
Tây Bình công
Mộ Dung Vận
Yên Văn Minh Đế
Mộ Dung Hoảng
297-333-348
Tiền Yên Cảnh Chiêu Đế
Mộ Dung Tuấn
319-348-360
Thái Nguyên Hoàn Vương
Mộ Dung Khác
?-367
Hậu Yên Thành Vũ Đế
Mộ Dung Thùy
326-384-396
Nghi Đô Vương
Mộ Dung Hoàn
?-373
Nam Yên Mục Đế
Mộ Dung Nạp
?-385
Nam Yên Hiến Vũ Đế
Mộ Dung Đức
336-398-405
Tây Yên Mạt Đế
Mộ Dung Vĩnh
?-386-394
Tiền Yên U Đế
Mộ Dung Vĩ
350-360-370-384
Tây Yên Tế Bắc Vương
Mộ Dung Hoằng
?-384
Tây Yên Uy Đế
Mộ Dung Xung
359-384-386
Yên Hiến Trang Đế
Mộ Dung Lệnh
?-370
Hậu Yên Huệ Mẫn Đế
Mộ Dung Bảo
355-396-398
Triệu Vương
Mộ Dung Lân
?-397-398
Khai Phong công
Mộ Dung Tường
?-397
Hậu Yên Chiêu Văn Đế
Mộ Dung Hi
385-401-407
Tây Yên Vương
Mộ Dung Nghĩ
?-386
Nam Yên Mạt Chủ
Mộ Dung Siêu
385-405-410
Tây Yên Đế
Mộ Dung Trung
?-386
Tây Yên Đế
Mộ Dung Dao
?-386
Hậu Yên Chiêu Vũ Đế
Mộ Dung Thịnh
373-398-401
Hậu Yên Huệ Ý Đế
Cao Vân
?-407-409


Nước Nam Yên tồn tại 13 năm, có 2 vua:

  1. Thế Tổ Hiếu Vũ Đế Mộ Dung Đức (398-405), niên hiệu Kiến Bình, Yên Bình
  2. Hậu Chủ Mộ Dung Siêu (405-410), niên hiệu Thái Thượng.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Trương Dịch, Cam Túc
  2. ^ Ích Đô, Sơn Đông
  3. ^ Nam Kinh, Giang Tô
  • x
  • t
  • s
Vua Nam Yên

Ngũ Hồ loạn Hoa  • Hán Triệu  • Thành Hán  • Tiền Lương  • Hậu Triệu  • Tiền Yên  • Nhiễm Ngụy  • Bắc Đại • Tiền Tần  • Hậu Tần • Tây Yên  • Hậu Yên  • Tây Tần  • Hậu Lương  • Nam Lương • Nam Yên  • Tây Lương  • Hạ  • Bắc Yên  • Bắc Lương


Vua Trung Quốc  • Tam Hoàng Ngũ Đế  • Nhà Hạ  • Nhà Thương  • Nhà Chu  • Nhà Tần  • Nhà Hán  • Tam Quốc  • Nhà Tấn  • Ngũ Hồ loạn Hoa • Nam Bắc triều • Nhà Tùy  • Nhà Đường  • Nam Chiếu  • Ngũ đại Thập quốc  • Nhà Tống  • Nhà Liêu  • Tây Hạ  • Đại Lý  • Nhà Kim • Nhà Nguyên  • Nhà Minh  • Nhà Thanh