Lịch sử Bulgaria trong Đệ nhất thế chiến

Quốc kỳ Bulgaria trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bulgaria là nước thuộc phe Liên minh Trung tâm gồm Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-HungĐế quốc Ottoman. Bulgaria chính thức tham chiến từ ngày 11 tháng 10 năm 1915[1] khi họ tấn công Serbia và đầu hàng phe Entente ngày 29 tháng 9 năm 1918.[2]

Nguyên nhân đưa Bulgaria tham chiến

Hoàng đế Ferdinan I của Bulgaria

Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Ottoman vào 1878, Bulgaria trở thành một vương quốc độc lập tuy nhiên đường biên giới thiết lập tại Hội nghị Berlin 1878 đã không làm Bulgaria thoả mãn.[3] Họ tiến hành các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ mà tiêu biểu là Chiến tranh Balkan lần thứ nhất vào 1912 mà kết quả là Bulgaria giành được vùng Thrace và khu vực bờ biển Aegean. Sau đó, giữa Bulgaria và 2 đồng minh của họ trong cuộc chiến tranh này là Serbia, Hy Lạp phát sinh mâu thuẫn về vấn đề phân chia lãnh thổ giành được nên Bulgaria với sự xúi giục của Đế quốc Áo-Hung cùng với ý đồ mở rộng thêm lãnh thổ nên ngày 29 tháng 6 năm 1913 đã tấn công Serbia, mở đầu Chiến tranh Balkan lần thứ hai. Các nước khác như România, Montenegro và Đế quốc Ottoman đứng về phía Serbia. Cuối cùng vào tháng 7 năm 1913, Bulgaria đề nghị ngừng chiến và ngày 30 tháng 7 năm 1913, hội nghị hòa bình cho Chiến tranh Balkan lần thứ hai khai mạc tại Bucharest. Kết quả là Bulgaria mất gần hết những lãnh thổ mà họ giành được trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, chỉ còn lại một vùng nhỏ Macedonia và Thrace.[4]

Thất bại trong Chiến tranh Balkan lần thứ hai khiến Bulgaria muốn tìm cơ hội khác để phục thù và giành lại những lãnh thổ đã mất. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1914 bằng sự kiện Đế quốc Áo-Hung tấn công Serbia, Bulgaria tuyên bố giữ trung lập bất chấp sự ve vãn, lôi kéo của cả hai bên tham chiến. Đến năm 1915, khi chính phủ Bulgaria do Vasil Radoslavov đứng đầu cho rằng các nước phe Liên minh Trung tâm sẽ giành thắng lợi cộng với những tham vọng về lãnh thổ của Bulgaria nhằm vào các đồng minh của Anh-Pháp là Serbia và România nên Bulgaria quyết định tham gia chiến tranh theo phe Liên minh Trung tâm. Ngày 3 tháng 9 năm 1915, Bulgaria ký với Đế quốc Ottoman Hiệp ước hữu nghị, đến ngày 6 tháng 9 thì ký với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung Hiệp định liên minh.[1] Theo các hiệp định này, các nước phe Liên minh Trung tâm hứa sẽ giúp Bulgaria lấy các lãnh thổ như Macedonia thuộc Hy Lạp và Serbia, nam Dobragea của Romania còn Bulgaria sẽ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.[1] Ngày 11 tháng 10 năm 1915, Bulgaria tấn công Serbia, chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Vai trò và tình hình của Bulgaria trong cuộc chiến

Việc Bulgaria tham chiến là một thắng lợi lớn về mặt ngoại giaoquân sự của các nước phe Liên minh Trung tâm vì Bulgaria là nước có lực lượng quân sự mạnh nhất vùng Balkan. Sau khi Bulgaria tham chiến với 300.000 quân tràn vào biên giới Serbia[5], liên quân Đức, Áo-Hung đã đồng loạt mở cuộc tấn công. Kết thúc tháng 10 năm 1915, liên quân Đức, Áo-Hung, Bulgaria đã đánh bại Serbia tại Novo Brdo. Ngày 5 tháng 11, Nis bị chiếm, cắt đứt con đường lui về Thessaloniki của Serbia. Đến lúc này quân đội Serbia xem như đã thất bại và sau đó 12.000 quân còn lại của họ rút về AlbaniaHy Lạp. Sau khi Serbia thất thủ, sự giao thông từ Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn thông suốt, không còn trở lực gì.

Sau đó, quân đội Bulgaria còn đạt nhiều thắng lợi khác như chiếm phần lớn Macedonia, tiến vào lãnh thổ Hy Lạp và khi Bulgaria tuyên chiến với România vào ngày 1 tháng 9 năm 1916[6], quân đội nước này đã vượt qua sông Danube đánh vào phía nam Romania, phối hợp với liên quân Đức, Áo-Hung từ phía bắc đánh xuống.[7] Ngày 6 tháng 12, hai đạo quân ngày đã gặp nhau tại Bucharest. Trên đường tiến quân, Bulgaria đã chiếm được vùng Dobruja của Rumania.

Tuy nhiên những thắng lợi trên chiến trường vẫn không giảm được sự bất mãn của nhân dân Bulgaria trước cuộc chiến tranh vì những khó khăn về mọi mặt mà cuộc chiến tranh này gây ra cho cuộc sống của họ. Để tham gia chiến tranh, Bulgaria phải huy động rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến nên đất nước ngày càng kiệt quệ nhưng chính phủ Bulgaria vẫn quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh đến cùng. Thủ lĩnh của đảng Agragian, Aleksandur Stamboliyski đã bị tống giam vì có hành động chống đối chiến tranh. Cách mạng tháng Mười nổ ra vào năm 1917 đã có tác động mạnh mẽ đến Bulgaria, làm cho phong trào phản chiến và chống chế độ quân chủ của nhân dân Bulgaria ngày càng lan rộng. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ do Radoslavov đứng đầu từ chức, Stamboliyski được thả và chế độ cộng hòa được ủng hộ.

Kết quả

Bản đồ Bulgaria sau Hòa ước Neuilly

Đến năm 1918, các nước Liên minh Trung tâm đã lâm vào cảnh cùng kiệt, quân lực sút giảm nặng nề và gặp phải các cuộc nổi loạn ở trong nước. Tháng 3 đến tháng 7 năm 1918, quân Đức ồ ạt mở các cuộc tấn công ở Mặt trận phía Tây nhưng thất bại. Trong hoàn cảnh đó, quân đội các nước Hiệp ước đã mở cuộc phản công tại Mặt trận Balkan. Ngày 15 tháng 9 năm 1918, quân đội các nước Anh, Pháp, SerbiaHy Lạp đã phá vỡ thành công phòng tuyến của quân đội Bulgaria, bao vây 100.000 quân của nước này.[8] Đến thời điểm này thì không chỉ nhân dân Bulgaria mà cả binh lính nước này cũng bất mãn về cuộc chiến tranh và những rối loạn trong quân đội đã bùng nổ thành một cuộc khởi nghĩa.[2] Ngày 24 tháng 9, quân khởi nghĩa đã chiếm được Bộ tổng tham mưu quân đội, tuyên bố thiết lập chế độ cộng hòa và tiến quân về thủ đô Sofia làm cho chính phủ và hoàng tộc Bulgaria lâm vào tình trạng hỗn loạn.[9] Đại sứ quán Mỹ nhân cơ hội đó đã liên hệ với các nước phe Hiệp ước sớm đàm phán với Bulgaria về vấn đề chấm dứt chiến tranh. Ngày 29 tháng 9, Bulgaria tuyên bố đầu hàng và ký hiệp định đình chiến với các nước phe Hiệp ước tại Scalonis.[9] Theo hiệp định này, Bulgaria phải rút hết quân khỏi Hy Lạp và Serbia, giải tán toàn bộ quân đội tuy nhiên được giữ lại 3 sư đoàn để giữ gìn trật tự trong nước.[9] Hiệp định Scalonis đã đưa Bulgaria ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời giúp giới cầm quyền Bulgaria giải quyết nổi loạn trong nước bằng cách để các nước khác can thiệp vào việc nội bộ của mình. Đêm 29 tháng 9, quân đội Đức đưa quân vào Sofia, thủ đô Bulgaria. Bằng quân số và trang bị vượt trội, quân Đức đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa của binh lính Bulgaria.[9]

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bulgaria là nước bại trận do đó ngày 27 tháng 11 năm 1919 tại Neuilly, Paris đã diễn ra lễ ký kết Hòa ước Neuilly giữa Bulgaria và các nước thắng trận phe Hiệp ước. Theo hòa ước này, Bulgaria mất hoàn toàn diện tích lãnh thổ mà họ chiếm được trong chiến tranh Balkan vào tay România, Nam Tư và Hy Lạp, bị hạn chế lực lượng vũ trang và phải bồi thường một khoản chiến phí khổng lồ cho các nước thắng trận.

Chú thích

  1. ^ a b c Viện sử học 2003, tr. 89Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFViện_sử_học2003 (trợ giúp)
  2. ^ a b Viện sử học 2003, tr. 115Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFViện_sử_học2003 (trợ giúp)
  3. ^ Đỗ Đức Thịnh 2005, tr. 198
  4. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 130Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFTừ_Thiên_ÂnHứa_BìnhVương_Hồng_Sinh2002 (trợ giúp)
  5. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 148Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFTừ_Thiên_ÂnHứa_BìnhVương_Hồng_Sinh2002 (trợ giúp)
  6. ^ Viện sử học 2003, tr. 96Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFViện_sử_học2003 (trợ giúp)
  7. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 152Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFTừ_Thiên_ÂnHứa_BìnhVương_Hồng_Sinh2002 (trợ giúp)
  8. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 159Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFTừ_Thiên_ÂnHứa_BìnhVương_Hồng_Sinh2002 (trợ giúp)
  9. ^ a b c d Viện sử học 2003, tr. 116Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFViện_sử_học2003 (trợ giúp)

Tham khảo

  • Từ Thiên Ân-Hứa Bình-Vương Hồng Sinh (2002). Lịch sử thế giới thời hiện đại (1900-1945). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện sử học (2003). Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Đỗ Đức Thịnh (2005). Lịch sử châu Âu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
  • x
  • t
  • s
Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Châu Á-Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Địa Trung Hải
Tham chiến
Đế quốc Nga/Chính phủ Lâm thời Nga • Đế quốc Pháp: Pháp, Việt Nam • Đế quốc Anh: Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Newfoundland, Nam Phi • Ý • Romania • Hoa Kỳ • Serbia • Bồ Đào Nha • Trung Quốc • Nhật Bản • Bỉ • Montenegro • Hy Lạp • Armenia • Brazil
Đế quốc Đức • Đế quốc Áo-Hung • Đế quốc Ottoman • Bulgaria
Diễn biến
Trước chiến tranh
Mở màn
Nguyên nhân sâu xa • Vụ ám sát Đại vương công Franz Ferdinand • Khủng hoảng Tháng Bảy
1914
1915
Trận Ypres lần thứ hai • Chiến dịch Gallipoli • Trận Isonzo • Đại Rút lui • Chiếm Serbia • Cuộc vây hãm Kut
1916
Chiến dịch Erzerum • Trận Verdun • Chiến dịch tấn công hồ Naroch • Trận Asiago • Trận Jutland • Trận Somme • Cuộc tổng tấn công của Brusilov • Chiếm Romania
1917
Baghdad thất thủ • Hoa Kỳ tham chiến • Trận Arras thứ hai • Cuộc tổng tấn công của Kerensky • Trận Ypres thứ ba • Trận Caporetto • Trận Cambrai
1918
Hiệp định đình chiến Erzincan • Hòa ước Brest-Litovsk • Tổng tấn công Mùa xuân • Tổng tấn công Một trăm ngày • Tổng tấn công Meuse-Argonne • Trận Baku • Trận Megiddo • Trận Vittorio Veneto • Đình chiến với Đức • Đình chiến với Đế quốc Ottoman
Các sự kiện khác
Bạo loạn Maritz (1914–1915) • Angola (1914–1915) • Âm mưu Hindu–Đức (1914–1919) • Khởi nghĩa Ireland (1916) • Cách mạng Nga (1917) • Nội chiến Phần Lan (1918)
Sau chiến tranh
Nội chiến Nga (1917–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ukraina (1917–1921) • Chiến tranh Armenia–Azerbaijan (1918–1920) • Chiến tranh Georgia–Armenia (1918) • Cách mạng và can thiệp tại Hungary (1918–1920) • Cách mạng Đức (1918–1919) • Chiến tranh Hungary-Romania (1918–1919) • Khởi nghĩa Wielkopolska (1918–1919) • Chiến tranh giành độc lập Estonia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Latvia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Lithuania (1918–1920) • Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba (1919) • Chiến tranh Ba Lan–Ukraina (1918–1919) • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ireland (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923) • Chiến tranh Ba Lan-Lithuania (1920) • Nga Xô viết xâm lược Georgia (1921) • Nội chiến Ireland (1922–1923)
Khía cạnh khác
Tổng quan
Giao tranh quân sự • Hải chiến • Không chiến • Ném bom chiến lược • Mật mã • Sử dụng ngựa • Hơi độc • Đường xe lửa • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh chiến hào • Chiến tranh toàn diện • Danh sách các cựu binh sống sót của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Các ảnh hưởng/
Tội ác chiến tranh
Thương vong • Bệnh cúm Tây Ban Nha • Vụ thảm sát Bỉ • Dân Ottoman: (Diệt chủng Armenia • Diệt chủng Assyria • Diệt chủng Hy Lạp) • Phụ nữ • Văn học
Hiệp ước/
Hòa ước
Chia cắt đế quốc Ottoman • Sykes-Picot • St.-Jean-de-Maurienne • Pháp-Armenia • Damascus • Hội nghị hòa bình Paris • Hòa ước Brest-Litovsk • Hòa ước Lausanne • Hòa ước London • Hòa ước Neuilly • Hòa ước St. Germain • Hòa ước Sèvres • Hòa ước Trianon • Hòa ước Versailles
Kết quả
Thể loại  • Chủ đề • Dự án
 Từ điển •  Thông tin •  Danh ngôn •
 Văn kiện và tác phẩm •  Hình ảnh và tài liệu •  Tin tức