Hòa Thạc Công chúa

Một phần của loạt bài về
Tước vị quý tộc nhà Thanh
Bất nhập Bát phân
  • Bất nhập Bát phân Trấn quốc công
  • Bất nhập Bát phân Phụ quốc công
  • Trấn quốc Tướng quân
  • Phụ quốc Tướng quân
  • Phụng quốc Tướng quân
  • Phụng ân Tướng quân
Nữ giới
Quan viên
Không liệt phẩm
  • Nhàn tản công
  • Nhàn tản hầu
  • Bá phẩm cấp thế chức
  • Tử phẩm cấp thế chức
  • Nam phẩm cấp thế chức
  • Khinh xa đô úy phẩm cấp thế chức
  • Kị đô úy phẩm cấp thế chức
  • Vân kị úy phẩm cấp thế chức
  • x
  • t
  • s

Hòa Thạc Công chúa (giản thể: 和硕公主, phồn thể: 和碩公主, tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣ ᡳ ᡤᡠᠩᠵᡠ) là phong hào chính thức của các thứ hoàng nữ nhà Thanh, trong tiếng Mãn, "hòa thạc" có nghĩa là "một phương".

Dưới thời Hậu Kim của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, các hoàng nữ và con gái tôn thất không có phong hào chính thức, đều được gọi chung là cách cách. Sau khi Hoàng Thái Cực kế vị, ông phỏng theo chế độ quý tộc nhà Minh, hoàng nữ cùng con gái tôn thất bắt đầu chính thức được sắc phong là "công chúa", nhưng chế độ không hoàn thiện, không phải tất cả hoàng nữ đều có sắc phong chính thức. Như con gái thứ 12 của Hoàng Thái Cực chỉ là hương quân, chưa được phong công chúa. Đến thời Thuận Trị, chế độ sắc phong công chúa mới hoàn thiện, hoàng nữ do hoàng hậu sinh ra được phong làm "Cố Luân công chúa", hoàng nữ do phi tần sinh ra được phong làm "Hòa Thạc công chúa",[1] con gái của thân vương gọi là "Hòa Thạc Cách cách" (quận chúa), con gái của quận vương gọi là "Đa La Cách cách" (huyện chúa).

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1929). Thanh sử cảo. Công chúa có hai đẳng: Cố Luân công chúa, Hòa Thạc công chúa
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s