Giả Khánh Lâm

Giả Khánh Lâm
贾庆林
Giả Khánh Lâm
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 3 năm 2003 – 11 tháng 3 năm 2012
Tiền nhiệmLý Thụy Hoàn
Kế nhiệmDu Chính Thanh
Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh
Nhiệm kỳtháng 8 năm 1997 – tháng 10 năm 2002
Tiền nhiệmÚy Kiện Hành
Kế nhiệmLưu Kỳ
Nhiệm kỳ1997 – 1999
Tiền nhiệmLý Kì Viêm
Kế nhiệmLưu Kỳ
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến
Nhiệm kỳtháng 12 năm 1993 – tháng 10 năm 1996
Nhiệm kỳ1990 – 1994
Tiền nhiệmVương Triệu Quốc
Thông tin chung
Sinh(1940-03-00)tháng 3, 1940
Bạc Đầu, Thương Châu, Hà Bắc, Trung Quốc
Nghề nghiệpKĩ sư
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Trường lớpĐại học Công nghiệp Hà Bắc

Giả Khánh Lâm (chữ Hán: Giản thể 贾庆林, Phồn thể 賈慶林 bính âm: Jiǎ Qìng Lín) là một nhân vật chính trị nổi tiếng Trung Quốc. Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chú tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa 7, Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.[1]

Thông tin cơ bản

Giả Khánh Lâm sinh tháng 3 năm 1940 quê quán: Bạc Đầu, Hà Bắc;

Ngày vào Đảng Cộng sản Trung Quốc: 12/1959

Ngày tham gia công tác: 10/1962

Trình độ: kĩ sư điện khí và chế tạo Đại học Công nghiệp Hà Bắc, công trình sư cao cấp

Chức vụ: Uỷ viên bộ chính trị, chủ tịch MTTQ (chính hiệp) khóa 11.[1]

Quá trình công tác

1956-1958: Học đại học chuyên ngành kế hoạch doanh nghiệp trường quản lý công nghiệp Thạch Gia Trang.

1958-1962: Học tại khoa điện khí chế tạo trường Đại học Công nghiệp Hà Bắc.

1962-1969: Nhân viên kĩ thuật, bí thư Đoàn Phòng công nghiệp máy móc bộ cơ khí 1 (Bộ máy móc điện tín và tàu thuyền dân dụng).

1969-1971: Lao động tại trường "5 tháng 7" ở Phụng Tân, Giang Tây.

1971- 1973: Nhân viên kĩ thuật phòng nghiên cứu chính sách trực thuộc văn phòng bộ cơ khí 1.

1973-1978: Lãnh đạo phòng giám sát chất lượng sản phẩm bộ cơ khí 1.

1978-1983: Tổng Giám đốc Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị Trung Quốc.

1983-1985: Xưởng trưởng, bí thư đảng ủy xưởng cơ khí công nghiệp nặng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.

1985-1986: Thường vụ tỉnh uỷ, phó bí thư tỉnh Phúc Kiến.

1986-1988: Phó bí thư tỉnh uỷ kiêm trưởng ban tổ chức cán bộ tỉnh Phúc Kiến.

1988-1990: Phó bí thư tỉnh uỷ kiêm hiệu trưởng trường đảng tỉnh Phúc Kiến, kiêm thư kí ủy ban công tác về các doanh nghiệp tỉnh.

1990-1991: Phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến.

1991-1993: Phó bí thư tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.

1994-1996: Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND tỉnh Phúc Kiến.

1996-1997: Phó bí thư Bắc Kinh và thị trưởng lâm thời, thị trưởng Bắc Kinh.

1997-1999: Uỷ viên bộ chính trị, bí thư Bắc Kinh, thị trưởng Bắc Kinh.

1999-2002: Uỷ viên bộ chính trị, bí thư Bắc Kinh.

2002-2003: Uỷ viên thường vụ bộ chính trị.

2003-2008: Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa 10 rồi khóa 11.[1]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c “Tiểu sử đồng chí Giả Khánh Lâm”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử nhân vật Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s


Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tập Cận Bình | Lý Khắc Cường | Lật Chiến Thư | Uông Dương | Vương Hỗ Ninh | Triệu Lạc Tế | Hàn Chính
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Bắc Kinh
Bí thư Thành ủy
Bành Chân • Lý Tuyết Phong • Tạ Phú Trị • Ngô Đức • Lâm Hồ Gia • Đoàn Quân Nghị • Lý Tích Minh • Trần Hy Đồng • Úy Kiện Hành • Giả Khánh Lâm • Lưu Kỳ • Quách Kim Long • Thái Kỳ • Doãn Lực
Chủ nhiệm Nhân Đại
Giả Đình Tam • Triệu Bằng Phi • Trương Kiện Dân • Vu Quân Ba • Đỗ Đức Ấn • Lý Vĩ
Thị trưởng Chính phủ
Diệp Kiếm Anh • Nhiếp Vinh Trăn • Bành Chân • Ngô Đức • Tạ Phú Trị • Lâm Hồ Gia • Tiêu Nhược Ngu • Trần Hy Đồng • Lỳ Kì Viêm • Giả Khánh Lâm • Lưu Kỳ • Mạnh Học Nông • Vương Kỳ Sơn • Quách Kim Long • Vương An Thuận • Trần Cát Ninh • Ân Dũng
Chủ tịch Chính Hiệp
Lưu Nhân • Đinh Quốc Ngọc • Triệu Bằng Phi • Lưu Đạo Sinh • Phạm Cẩn • Bạch Giới Phu • Vương Đại Minh • Trần Quảng Văn • Trình Thế Nga • Dương An Giang • Vương An Thuận • Cát Lâm • Ngụy Tiểu Đông
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Phúc Kiến
Bí thư Tỉnh ủy
Trương Đỉnh Thừa • Diệp Phi • Giang Nhất Chân • Hàn Tiên Sở • Liệu Chí Cao • Hạng Nam • Trần Quang Nghị • Giả Khánh Lâm • Trần Minh Nghĩa • Tống Đức Phúc • Lư Triển Công • Tôn Xuân Lan • Vưu Quyền • Vu Vĩ Quốc • Doãn Lực • Chu Tổ Dực
Chủ nhiệm Nhân Đại
Liệu Chí Cao • Hạng Nam • Hồ Hoành • Trình Tự • Trần Quang Nghị • Giả Khánh Lâm • Viên Khải Đồng • Tống Đức Phúc • Lư Triển Công • Tôn Xuân Lan • Vưu Quyền • Vu Vĩ Quốc • Doãn Lực
Tỉnh trưởng Chính phủ
Trương Đỉnh Thừa • Diệp Phi • Giang Nhất Chân • Ngũ Hồng Tường (quyền) • Ngụy Kim Thủy • Hàn Tiên Sở • Liệu Chí Cao • Mã Hưng Nguyên • Hồ Bình • Vương Triệu Quốc • Giả Khánh Lâm • Trần Minh Nghĩa • Hạ Quốc Cường • Tập Cận Bình • Lư Triển Công • Hoàng Tiểu Tinh • Tô Thụ Lâm • Vu Vĩ Quốc • Đường Đăng Kiệt • Vương Ninh • Triệu Long
Chủ tịch Chính Hiệp
Tăng Kính Băng • Giang Nhất Chân • Diệp Phi • Phạm Thức Nhân • Liệu Chí Cao • Ngũ Hồng Tường • Viên Cải • Trần Quang Nghị • Du Đức Hinh • Trần Minh Nghĩa • Lương Khỉ Bình • Trương Xương Bình • Thôi Ngọc Anh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
Tiền nhiệm:
Lý Thuỵ Hoàn
Chủ tịch Ủy ban Chính Hiệp
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

2003-2012
Kế nhiệm:
Du Chính Thanh