Deianira

Tên gọi khácDeïanira, Deianeira, Diyeneira, Deyanire hoặc DejaniraNơi ngự trịCalydonThông tin cá nhânCha mẹAlthaea và Oeneus hoặc Dionysus hoặc DexamenusAnh chị emMeleager, Toxeus, Clymenus, Periphas, Agelaus, Thyreus, Gorge, Eurymede, Mothone, Perimede, Melanippe và Tydeus (nếu Oeneus là cha của cô) Eurypylus, Theronice và Theraephone (nếu Dexamenus là cha của cô)Phối ngẫuHeraclesHậu duệ
  • Hyllus
  • Ctesippus
  • Glenus
  • Onites
  • Macaria
Thần thoại Hy Lạp
Euboean amphora, c.550 BCE, depicting the fight between Cadmus and a dragon
Các vị thần
Các anh hùng
Liên quan
  • x
  • t
  • s

Deianira, Deïanira hoặc Deianeira[1] (/ˌdəˈnrə/ DEE-ə-NY-rə;[2] tiếng Hy Lạp cổ: Δηϊάνειρα, chuyển tự Dēiáneira, or Δῃάνειρα, Dēáneira, [dɛːiáneːra]) còn được biết đến với cái tên Dejanira,[3] là một công chúa người thành Calydon trong thần thoại Hy Lạp. Tên của cô được dịch ra là "kẻ tiêu diệt đàn ông"[4] hoặc "người giết chồng cô ấy".[5][6] Cô là vợ của người anh hùng Heracles và theo một dị bản cổ ra đời muộn hơn, cô là người đã vô tình giết chồng mình với cái áo của Nessus bị nhiễm độc. Deianira cũng là nhân vật chính trong một vở kịch của SophoclesNgười phụ nữ ở Trachis.

Gia đình

Deianira là con gái của Althaea với chồng bà là Oeneus[7] (tên của ông có nghĩa là "người bán rượu nho"), vua của thành Calydon (sau khi thần rượu nho ban tặng cho ông cây nho để trồng trọt), và là em gái của Meleager[8]. Các anh chị em của cô là Toxeus, Clymenus, Periphas, Agelaus (hoặc Ageleus), Thyreus (hoặc là Phereus hoặc Pheres), Gorge, Eurymede và Melanippe.[9][10]

Theo một vài dị bản, Deianira là con gái của vua Dexamenus ở Olenus[11] và chị/em gái của Eurypylus,[12] Theronice và Theraephone.[13] Các nguồn khác gọi những người con gái này của Dexamenus là Mnesimache[14] hoặc Hippolyte.[15]

Deianira còn là mẹ của Onites,[16] Hyllus, Glenus, Ctesippus và Macaria - người đã đánh bại Eurystheus để cứu những người Hy Lạp.

Thần thoại và Văn học

Heracles, Deianira và Nessus, 575-550 trước Công nguyên, Bảo tàng Louvre (E 803)
Heracles và Deianira, bức bích hoạ cổ tại Pompeii

Cuộc hôn nhân với Heracles

Theo Bacchylides, khi người anh hùng Heracles xuống âm phủ để bắt chó ngao ba đầu Cerberus, anh đã gặp linh hồn của Meleager - anh trai Deianira. Meleager kể về cuộc đời mình, rồi cầu xin Heracles kết hôn với Deianira và Heracles chấp thuận.[17]

Theo Sophocles, Deianira được thần sông Achelous cầu hôn nhưng Heracles đã đánh bại Achelous trong một cuộc thi để lấy được Deianira làm vợ.[18]

Trong một phiên bản khác của câu chuyện trên, Deianira là con gái của Dexamenus. Heracles đã tới cưỡng hiếp cô rồi hứa sẽ quay trở lại cưới cô. Khi Heracles ra đi, nhân mã Eurytion xuất hiện và yêu cầu cưới cô làm vợ. Cha của cô vì sợ hãi nên đã đồng ý, tuy nhiên Heracles kịp thời quay lại trước hôn lễ để giết chết nhân mã và giành lấy cô dâu của mình.[19]

Deianira và nhân mã Nessus đang hấp hối nói với cô về thứ "bùa yêu" chính là máu độc của anh ta).

Cái chết của Heracles

Câu chuyện trung tâm về Deianira liên quan đến Cái áo của Nessus. Một nhân mã tên là Nessus cố gắng để bắt cóc hoặc cưỡng hiếp Deianira khi anh ta chở cô qua dòng sông Euenos. Nhưng Heracles đã mau chóng cứu vợ bằng cách bắn mũi tên tẩm độc của mình vào người nhân mã. Trong lúc hấp hối, Nessus nói với Deianira lấy máu của anh ta tẩm vào một chiếc áo, chỉ cần đưa cho Heracles mặc thì anh sẽ chung thuỷ với cô suốt đời.

Deianira tin lời của anh ta và giữ một ít máu của Nessus bên mình. Heracles sinh ra những đứa con ngoài giá thú trên khắp Hy Lạp và sau đó đem lòng yêu Iole. Vì vậy, khi Deianira lo sợ chồng sẽ không còn yêu mình nữa, cô đã bôi một ít máu của Nessus lên chiếc áo lông sư tử Nemean nổi tiếng của Heracles. Lichas, người hầu của Heracles mang cho anh chiếc áo để anh mặc vào. Máu độc của nhân mã đốt cháy cơ thể Heracles một cách khủng khiếp, và cuối cùng anh đã nhờ người đưa mình vào giàn thiêu. Đau đớn, Deianira tự sát bằng cách treo cổ tự tử hoặc tự sát bằng kiếm.

Tiền nhiệm
Omphale
Những người vợ của Heracles Kế nhiệm
Hebe

Chú thích

  1. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Hercules” . Encyclopædia Britannica. 13 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 346.
  2. ^ Wells, John C. (2009). “Deianira”. Longman Pronunciation Dictionary. London: Pearson Longman. ISBN 978-1-4058-8118-0.
  3. ^  “Dejanira” . Encyclopaedia Britannica. 7 . 1878. tr. 37.
  4. ^ P. Walcot, "Greek Attitudes towards Women: The Mythological Evidence" Rome, 2nd Series, 31:1:43 (April 1984); at JSTOR
  5. ^ Koine. Y. (editor in chief), Kenkyusha's New English-Japanese Dictionary, 5th ed., Kenkyusha, 1980, p.551.
  6. ^ Antoninus Liberalis, Notes and Commentary on Meleagrides sv. Deianira, p.111
  7. ^ Hammond, N. G. L.; Scullard, H. H. biên tập (1970). The Oxford Classical Dictionary . Oxford [Eng.]: Clarendon Press. tr. 319. ISBN 0198691173.
  8. ^ Meleager là anh trai cùng mẹ khác cha của cô nếu như Dionysus là cha ruột của cô.
  9. ^ Hesiod, Ehoiai fr. 98 as cited in Berlin Papyri, No. 9777; Antoninus Liberalis, 2
  10. ^ Antoninus Liberalis, 2 as cited in Nicander's Metamorphoses
  11. ^ Hyginus, Fabulae 31 & 33
  12. ^ Pausanias, 7.19.9
  13. ^ Pausanias, 5.3.3
  14. ^ Apollodorus, 2.5.5
  15. ^ Diodorus Siculus, 4.33.1
  16. ^ Statius, Publius Papinius; Pollmann, Karla (2004). Statius, Thebaid 12: Introduction, Text and Commentary (bằng tiếng Anh). Schöningh. tr. 210. ISBN 978-3-506-71783-2.
  17. ^ Scholia on Iliad 21.194, chú thích của Kerenyi 1959:180 note 103.
  18. ^ Wohl, Victoria (2010). “A Tragic Case of Poisoning: Intention Between Tragedy and the Law”. Transactions of the American Philological Association. 140 (1): 53. doi:10.1353/apa.0.0046. S2CID 159697583.
  19. ^ Hyginus. Fabulae 31

Tham khảo

Nguồn sơ cấp

  • Antoninus Liberalis, The Metamorphoses of Antoninus Liberalis translated by Francis Celoria (Routledge 1992). Online version at the Topos Text Project.
  • Apollodorus, The Library with an English Translation by Sir James George Frazer, F.B.A., F.R.S. in 2 Volumes, Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1921. ISBN 0-674-99135-4. Online version at the Perseus Digital Library. Greek text available from the same website.
  • Diodorus Siculus, The Library of History translated by Charles Henry Oldfather. Twelve volumes. Loeb Classical Library. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press; London: William Heinemann, Ltd. 1989. Vol. 3. Books 4.59–8. Online version at Bill Thayer's Web Site
  • Diodorus Siculus, Bibliotheca Historica. Vol 1-2. Immanel Bekker. Ludwig Dindorf. Friedrich Vogel. in aedibus B. G. Teubneri. Leipzig. 1888-1890. Greek text available at the Perseus Digital Library.
  • Gaius Julius Hyginus, Fabulae from The Myths of Hyginus translated and edited by Mary Grant. University of Kansas Publications in Humanistic Studies. Online version at the Topos Text Project.
  • Hesiod, Catalogue of Women from Homeric Hymns, Epic Cycle, Homerica translated by Evelyn-White, H G. Loeb Classical Library Volume 57. London: William Heinemann, 1914. Online version at theio.com
  • Hesiod, Catalogue of Women fr. 2 5
  • Ovid, Heroides 9
  • Ovid, Metamorphoses 9.101-238
  • Pausanias, Description of Greece with an English Translation by W.H.S. Jones, Litt.D., and H.A. Ormerod, M.A., in 4 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1918. ISBN 0-674-99328-4. Online version at the Perseus Digital Library
  • Pausanias, Graeciae Descriptio. 3 vols. Leipzig, Teubner. 1903. Greek text available at the Perseus Digital Library.

Nguồn thứ cấp

  • Peck, Harry Thurston, Harper's Dictionary of Classical Antiquities. New York. Harper and Brothers. 1898
  • Graves, Robert, The Greek Myths, 1955, 142.ff, 142.2,3,5
  • Graves, Robert, The Greek Myths: The Complete and Definitive Edition. Penguin Books Limited. 2017. ISBN 978-0-241-98338-6

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới Deianira tại Wikimedia Commons
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata