Decebalus

Decebalus hoặc Diurpaneus
Vua
Tại vị87–106 CN
Tiền nhiệmDuras
Thông tin chung
Mất106
Thân phụScorilo

Decebalus hoặc "Người Dũng Cảm" (ban đầu có tên là Diurpaneus)[1] là một vị vua của Dacia (trị vì người Dacia từ năm 87-106)[2] và nổi tiếng với việc chiến đấu trong ba cuộc chiến tranh và hai thời kì đàm phán hòa bình chống lại Đế chế La Mã dưới thời hai vị hoàng đế[1] trong giai đoạn hòa bình ngắn sau cùng(cuối những năm 102-105) do sự nhượng bộ của Trajan, Decebalus tiếp tục cai trị như một vị vua độc lập,[3] chứ không phải là một vị vua chư hầu bị chinh phục và nhiều lần gây khó chịu hoặc khiến người La Mã tức điên lên.

Do đó, các quân đoàn theo lệnh của Trajan tiếp tục tấn công một lần nữa trong năm 105 CN, chinh phục được kinh đô của người Dacia, Sarmizegetusa, trong năm 106. Sau đó, Decebalus tự sát.

Bối cảnh

Sau cái chết của vị vua vĩ đại Burebista, Dacia bị chia thành bốn năm nước nhỏ hơn. Tình hình này kéo dài cho đến khi Diurpaneus cố gắng để củng cố vùng trung tâm của Dacia xung quanh Sarmizegetusa, ngày nay là tỉnh Hunedoara. Mặc dù vẫn chưa là vua, ông đã tổ chức quân đội Dacia, và vào năm 85, ông bắt đầu các cuộc tấn công nhỏ vào tỉnh Moesia của La Mã vốn đã được củng cố rất nhiều, nằm ​​ở phía nam của sông Danube dưới thời vua Dacia Duras.

Năm 86, Duras đã ra lệnh tấn công mạnh mẽ hơn vào phía nam tỉnh Moesia của La Mã. Bản thân Hoàng đế Domitianus đã tiến vào tỉnh này với các quân đoàn và quân nhu tiếp viện, ông đã tổ chức lại nó, và lên kế hoạch một cuộc tấn công vào Dacia trong mùa chiến dịch tiếp theo.

Chiến tranh chống lại Domitianus

Năm 87, Hoàng đế Domitianus phái viên thái thú chỉ huy lực lượng vệ binh hoàng gia của mình, Cornelius Fuscus, trừng phạt người Dacia. Bốn hoặc năm quân đoàn của ông phải chịu một thất bại lớn khi bị phục kích bởi lực lượng của Diurpaneus[1] Hai quân đoàn La Mã (trong đó có V Alaudae) đã bị phục kích và đánh bại tại một hẻm núi mà người La Mã gọi là Tapae (có khả năng là một thành trì xa xôi hẻo lánh của người Dacia, gần Bucova ngày nay). Fuscus đã bị giết chết. Diurpaneus đặt tên mình Decebalus, có nghĩa là "với sức mạnh của mười người [đàn ông]" [4] hoặc đơn giản là "dũng cảm" [1] và lên ngôi vua.

Năm 88, Tettius Iulianus chỉ huy một quân đội La Mã theo lệnh Domitianus chống lại người Dacia và đánh bại họ trong trận Tapae lần thứ hai. Lúc này người German nổi dậy dọc theo sông Rhine đã đòi hỏi tăng cường lực lượng quân sự từ Moesia, người La Mã bắt buộc phải trả một khoản tiền lớn để cống nạp cho người Dacian để duy trì hòa bình. Tình trạng nhục nhã này kéo dài cho đến khi Trajanus trở thành hoàng đế trong năm 98. Ngay lập tức, ông bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mà sẽ mở rộng đế chế La Mã đến mức cực điểm.

Dưới con mắt của kẻ thù

Khi viết về cuộc chiến tranh của Domitianus, Dio Cassius đã mô tả Decebalus như sau:

Vào thời điểm đó, người La Mã đã tham gia vào một cuộc chiến tranh rất nghiêm trọng với người Dacia, mà vị vua của họ sau đó là Decebalus. Người đàn ông này không những tỏ ra khôn ngoan trong sự hiểu biết của ông về chiến tranh và cũng khôn ngoan khi tiến hành chiến tranh, ông ta biết đâu là thời điểm tốt để tấn công và chọn đúng thời điểm để rút lui, ông ta cũng là một chuyên gia trong việc mai phục và một bậc thầy trong những trận chiến ác liệt, và ông biết không chỉ làm thế nào để giành được một chiến thắng, mà còn biết cách thoát khỏi một thất bại tốt như thế nào. Do đó ông ta đã cho thấy mình xứng đáng là một đối thủ đáng gờm của người La Mã trong suốt một thời gian dài. Tôi gọi là người Dacia, tên gọi được sử dụng bởi bản thân người dân bản địa cũng như người La Mã, mặc dù tôi không thiếu hiểu biết rằng một số nhà văn Hy Lạp đề cập đến họ là người Getae, cho dù đó là hình thức đúng hay không, còn về người Getae, bản thân tôi biết rằng họ là những người sống ngoài phạm vi dãy Haemus, dọc sông Ister[5]

Những cuộc chiến tranh chống lại hoàng đế Trajanus

Lần thứ nhất

Decebalus đã bị đánh bại bởi những người La Mã khi họ xâm chiếm Dacia bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 năm 101 CN,[6] một lần nữa trong các công sự của Tapae. Sau khi chấp nhận các điều kiện hòa bình khắc nghiệt, bao gồm cả việc mất lãnh thổ, ông được để lại như một vị vua chư hầu dưới sự bảo hộ của La Mã và một đơn vị đồn trú địa phương nhỏ.

Lần thứ hai-Sự sụp đổ của Dacia

Ba năm sau, Decebalus tiêu diệt đội quân đồn trú nhỏ của người La Mã ở Dacia, và người La Mã buộc phải một lần nữa phái quân tiếp viện, và Trajan thời gian này quyết định dứt khoát chinh phục Dacia.

Sau một cuộc vây hãm kéo dài kinh đô của người Dacia, Sarmizegetusa, và một vài cuộc đụng độ trong khu vực lớn hơn, người La Mã đã chinh phục Dacia. Decebalus đã cố gắng để trốn thoát cùng với gia đình của mình.

Cái chết của Decebalus

Decebalus tự sát, từ Cột trụ của Trajan

Khiếp sợ vì bị săn đuổi cùng với quân đội của mình đã bị đánh bại và cuối cùng bị dồn vào đường cùng bởi những đội quân La Mã săn tìm đầu ông, không muốn bị bắt để bị trưng bày và làm nhục tại Rome, Decebalus đã tự sát bằng cách cứa cổ họng của mình, như mô tả trên cột trụ của Trajan.

Tuy nhiên, có khả năng là trong khi đang hấp hối, Decebalus đã bị bắt bởi một lính kỵ binh trinh sát La Mã có tên là Tiberius Claudius Maximus từ Legio VII Claudia như những tuyên bố trên bia mộ được phát hiện tại Gramini ở Hy Lạp. Đầu và tay phải của ông sau đó được mang đến chỗ Trajan ở "Ranisstorium" (một ngôi làng Dacia không biết rõ, có lẽ là Piatra Craiului) bởi Claudius Maximus, khi ông ta được tặng thưởng huy chương bởi hoàng đế.

Di sản của Decebalus

Decebalus được coi là người anh hùng dân tộc của nước Romania và ông đã được miêu tả trong nhiều tác phẩm văn học, phim ảnh (ví dụ như bộ phim Dacii, của đạo diễn Sergiu Nicolaescu), các tác phẩm điêu khắc. Bức chân dung đầu tiên của ông được biết đến vẫn đang được giữ gìn trên cột trụ của Trajan, một trụ đá tưởng niệm được hoàn thành vào năm 113. Cột trụ của Trajan đã mô tả những khoảnh khắc quan trọng trong hai cuộc chiến tranh cuối cùng giữa Dacia và Đế quốc La Mã bằng những phù điêu chạm khắc. Trong suốt những năm 1990, một nhóm các nhà điêu khắc đã tạc một bức tượng Decebalus cao 40 mét từ một khối đá trồi ra gần thành phố Orşova, România.

Xem thêm

  • Những cuộc chiến tranh Dacia của Trajanus
  • Regalianus, theo Tyranni Triginta, là một hậu duệ của Decebalus
  • Kho báu Decebalus
  • Danh sách vua Dacia

Chú thích

  1. ^ a b c d “De Imperatoribus Romanis” (Assorted Imperial Battle Descriptions). An Online Encyclopedia of Roman Emperors. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2007. Battle of Sarmizegetusa (Sarmizegetuza), A.D. 105. During Trajan's reign one of the most important Roman successes was the victory over the Dacians. The first important confrontation between the Romans and the Dacians took place in the year 87 and was initiated by Domitian. The praetorian prefect Cornelius led five or six legions across the Danube on a bridge of ships and advanced towards Banat (in Romania). The Romans were surprised by a Dacian attack at Tapae (near the village of Bucova, in Romania). Legion V Alaude was crushed and Cornelius Fuscus was killed. The victorious general was originally known as Diurpaneus (see Manea, p.109), but after this victory he was called Decebalus (the brave one).
  2. ^ “De Imperatoribus Romanis”. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2007. In the year 88, the Romans resumed the offensive. The Roman troops were now led by the general Tettius Iulianus. The battle took place again at Tapae but this time the Romans defeated the Dacians. For fear of falling into a trap, Iulianus abandoned his plans of conquering Sarmizegetuza and, at the same time, Decebalus asked for peace. At first, Domitian refused this request, but after he was defeated in a war in Pannonia against the Marcomanni (a Germanic tribe), the emperor was obliged to accept the peace.
  3. ^ “De Imperatoribus Romanis”. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2007. However, during the years 103-105, Decebalus did not respect the peace conditions imposed by Trajan and the emperor then decided to destroy completely the Dacian kingdom and to conquer Sarmizegetuza.
  4. ^ "Decebalus" means "strong as ten [men]" (cf. Sanskrit daśabala); Dece- being derived from Proto-Indo-European *dekm- ('ten') and -balus from PIE *bel-, 'strong'. Cf. Proto-Albanian *dek(a)t-, from PIE *dekm- (Demiraj, 1999).
  5. ^ Dio Cassius http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Cassius_Dio/67*.html
  6. ^ “Battle of Sarmizegetusa (Sarmizegetuza), A.D. 105”. Because the Dacians represented an obstacle against Roman expansion in the east, in the year 101 the emperor Trajan decided to begin a new campaign against them. The first war began on 25 March 101 and the Roman troops, consisting of four principal legions (X Gemina, XI Claudia, II Traiana Fortis, and XXX Ulpia Victrix), defeated the Dacians.

Tham khảo

  • "Assorted Imperial Battle Descriptions", De Imperatoribus Romanis.
  • Speidel, M. (1984), Roman Army Studies, pp. 173–187.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Chủ đề Dacia
Các bộ lạc Dacia:
Aedi · Albocense · Anartes · Apuli · Artakioi · Biephi · Biessoi · Buri · Carpi · Cauci · Ciaginsi · Clariae · Costoboci · Cotini · Crobidae · Daci · Getae · Moesi · Osi · Peukini · Piephigi · Potulatense · Predasense · Rhadacense · Saldense · Scaugdae · Sense · Suci · Terizi · Teurisci · Trixae · Tyragetae · Troglodytae
Vua Dacia:
Burebista · Comosicus · Coson · Cotiso · Cothelas · Dapyx · Decebalus · Deceneus · Dicomes · Dromichaetes · Dual · Duras · Moskon · Oroles · Rhemaxos · Rholes · Rubobostes · Scorillo · Zalmodegicus · Zyraxes
Văn hóa và văn minh:
Nghệ thuật, trang sức, của cải, đồ dùng (Vòng tay)  · Trang phục  · Foreign Relations (Người Hy Lạp · Người Celt · La Mã · Các bộ lạc German)  · Chiến tranh (Falx · Sica · Chiến tranh của người Thracia)
Belagines · Các từ có thể có nguồn gốc Dacia · Thực vật mang tên Dacia · Các tên của người Dacia · chữ viết Dacia · Sinaia lead plates · Người Dacia-Thracia · Tiếng Thracia · Người Thracia-Illyria
Tôn giáo:
Các vị thần Dacia(Bendis · Deceneus · Derzelas · Dionysus · Gebeleizis · Kotys · Pleistoros · Sabazios · Semele · Seirenes · Silenus · Zalmoxis) · Dacian Draco · Kogaionon
Thành thị và thành trì:
Sarmizegetusa · Argidava · Buridava · Cumidava · Piroboridava · Sucidava · Nhiều thành thị khác... · Davae · Thành trì Dacia ở dãy Orăştie · Murus dacicus
Các cuộc chiến tranh với
Đế chế La Mã:
Chiến tranh của Domitianus - (Trận Tapae lần thứ nhất)
Những cuộc chiến tranh của Trajan - Lần thứ nhất (Trận Tapae - Trận Adamclisi) - Lần thứ hai (Trận Sarmisegetusa)
Dacia La Mã:
Dacia Traiana · Moesia · Scythia Minor · Dacia Aureliana · Diocese của Dacia · Dacia Mediterranea · Dacia Ripensis · Trajan (Cầu · Cột trụ) · Thị trấn và thành phố · Castra · Phòng tuyến (Alutanus · Moesiae · Porolissensis · Sarmatiae · Transalutanus · TRường thành Trajan · Brazda lui Novac) · Ngôn ngữ (Người Thracia-La Mã · Eastern Romance substratum)
Research on Dacia:
Books on Dacia · Dacian archaeology · Địa điểm khảo cổ học ở Romania · Dacology · Thracology · Protochronism
WikiProject • Commons • Dacian fortresses, settlements, Roman castra, limes from Romania: Google Maps  • Google Earth


Dữ liệu nhân vật
TÊN
TÊN KHÁC
TÓM TẮT
NGÀY SINH
NƠI SINH
NGÀY MẤT 106
NƠI MẤT