Dê núi Cát Bà


Ẩm thực Hải Phòng
Các món ăn, uống đặc trưng
Bánh bèo  · Bánh cấu  · Bánh đa đỏ trộn  · Bánh đúc Tàu  · Bánh khúc  · Bánh mì cay  · Bún cá cay  · Bún tôm (Canh bún tôm móng giò)  · Cá thu ngừ kho độn  · Cá ruội khô rang chua ngọt  · Cá thu khô chưng cay cách thủy  · Canh bánh đa đỏ  · Canh bánh đa cua (bánh đa cua đồng, bánh đa cua bể)  · Canh thun thún  · Chả cá thu  · Chả chìa Hạ Lũng  · Chả rươi (Rươi rán)  · Cháo cay  · Cháo khoái  · Cơm cháy hải sản  · Cua rang muối  · Ghẹ om rau muống Đồ Sơn  · Giá bể xào chua ngọt  · Lẩu bề bề  · Lẩu cua đồng  · Món cuốn Thuỷ Nguyên  · Nem cua bể (Nem vuông hải sản)  · Nộm sứa Đồ Sơn  · Ốc xào cay  · Pa-tê gan lợn  · Rươi kho  · Thạch găng  · Thịt trâu chọi xào rau muống Đồ Sơn  · Xôi thịt
Liên quan
Ẩm thực xứ Đông  · Ẩm thực Hải Dương  · Ẩm thực Quảng Ninh  · Ẩm thực Lạng Sơn  · Ẩm thực Bắc Giang  · Ẩm thực Bắc Ninh  · Ẩm thực Hà Nội  · Ẩm thực Hưng Yên  · Ẩm thực Nam Định  · Ẩm thực Hà Nam  · Ẩm thực Thái Bình  · Ẩm thực Ninh Bình  · Ẩm thực Thanh Hóa  · Ẩm thực miền Bắc Việt Nam  · Ẩm thực Việt Nam
  • x
  • t
  • s

Dê núi Cát Bà là giống dê bản địa của quần đảo Cát Bà; là nhãn hiệu tập thể được cấp cho các sản phẩm (thịt) từ sản xuất chăn nuôi dê của huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.[1][2]

Đặc điểm

Theo các chuyên gia bảo tồn vật nuôi, dê núi Cát Bà là giống dê bản địa, xuất hiện trên đảo từ xa xưa. Là huyện đảo, địa hình cách trở với đất liền, nằm trong khu vực của Khu dự trữ sinh quyển thế giới của quần đảo Cát Bà nên giống dê bản địa tại đây cơ bản là thuần chủng, ít bi lai tạp với các giống dê khác.

Địa hình chăn thả chủ yếu là vùng núi đá vôi, môi trường khí hậu trong lành; nguồn thức ăn tự nhiên dồi rào, có nhiều cây dược liệu quý như nhân trần, cam thảo, đơn sương, đậu sương, ngũ da bì... và cả cả những lá cây có độc tố mạnh như lá xoan, lá ngón, mã tiền… đã giúp cho hoạt động chăn nuôi dê thuận lợi, dê có sức đề kháng cao và tạo ra sản phẩm thịt săn chắc, vị ngọt đậm, thơm.[3]

Chăn nuôi

Chăn nuôi dê tại Cát Bà xuất hiện từ trước những năm 1945. Năm 1975, dê được nuôi theo phương thức chăn thả tự do và do Hợp tác xã quản lý. Hiện nay, chăn nuôi dê tại đây được các hộ gia định tổ chức thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn thả kết hợp với nuôi nhốt. Tổng đàn dê tại Cát Hải gần 5.000 con, tập trung nhiều ở thị trấn Cát Bà, các xã: Trân Châu, Xuân Đám, Phù Long, Gia Luận[3] Ngoài ra, trên đảo đá Long Châu có hàng trăm con dê sống tự nhiện trong nhiều năm nay.

Chú thích

  1. ^ “Công bố và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 34 sản phẩm đặc sản, làng nghề thành phố Hải Phòng” (PDF). Cổng thông tin điện tử UBND thành phố Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “Danh sách nhãn hiệu tập thể các sản phẩm Đặc sản, Làng nghề Thành phố Hải Phòng cấp năm 2015; Bản tin Khoa học và Công nghệ số 4 năm 2016, trang 18 - 24” (PDF). http://hpstic.com.vn/ImageDatas/Post/Nam-2016/Thang-7/48252-khoa-hoc--cong-nghe--so-4-2016.pdf. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập 19 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b “Nuôi dê trên đảo”. Báo Nông nghiệp Việt Nam.