Curcuma stolonifera

Curcuma stolonifera
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. stolonifera
Danh pháp hai phần
Curcuma stolonifera
Nob.Tanaka, K.Armstr. & M.M.Aung, 2020[1]

Curcuma stolonifera là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nobuyuki Tanaka, Kate Armstrong và Mu Mu Aung mô tả khoa học đầu tiên năm 2020.[1] Mẫu định danh: Nobuyuki Tanaka, Akiyo Naiki, Mu Mu Aung MY925 thu thập ngày 14 tháng 9 năm 2016 ở tọa độ 25°31′13″B 95°24′6″Đ / 25,52028°B 95,40167°Đ / 25.52028; 95.40167, cao độ 150 m, gần cầu Nam Ei Zu, Khu bảo tồn thiên nhiên Htamanthi, thị trấn Hkamti, huyện Hkamti, vùng Sagaing, Myanmar.[1]

Từ nguyên

Tính từ định danh stolonifera là từ Tân Latinh, từ tiếng Latinh stolo nghĩa là thân bò lan và hậu tố giống cái -fera (giống đực: -fer, giống trung -ferum) nghĩa là mang, đẻ. Ở đây là nói tới thân rễ bò lan dài của loài này.[1]

Phân bố

Nó là loài bản địa vùng Sagaing, tây bắc Myanmar.[1]

Mô tả

Loài này khác với các loài khác trong phân chi Ecomatae ở chỗ có sự kết hợp của các đặc trưng sau: thân rễ bò lan dài, phiến lá hình mác thuôn dài với gân giữa màu ánh đỏ, một lượng nhỏ các lá bắc màu xanh lục, cụm hoa trung tâm, hoa màu vàng ánh trắng nhạt, bao phấn hình hơi giống chữ L ngắn với cựa cong.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f Nobuyuki Tanaka, Kate Armstrong, Mu Mu Aung & Akiyo Naiki, 2020. Taxonomic studies on Zingiberaceae of Myanmar II: Curcuma stolonifera (Subgenus Ecomatae), a new species from the northwestern region. Brittonia 72: 268-272, doi:10.1007/s12228-020-09619-8.
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q106901705
  • IPNI: 77212098-1
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:77212098-1


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến tông thực vật Zingibereae này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s